Vật lí [Vật lý 6] BÀi tập nhiệt học

L

longhama6a2

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/Một thanh nhôm dài 200cm khi nóng lên 100 độ C thì tăng lên bao nhiêu cm?Lúc đó thanh nhôm dài bao nhiêu?
Về giải thích
Trong hơi thở của con người bao giờ củng có hơi nước.Tai sao ta chỉ có thể nhìn thấy hơi thở của người vào những ngày trời rất lạnh?
Có 2 cốc thuỷ tinh chồng khít vào nhau.Một bạn hoc sinh định dùng nước nóng và nước đá để tách 2 cốc ra. Hỏi bạn đó phải làm thế nào?
Tại sao các bình chia độ thường có ghi 20 độ C ?
Khi nhiệt kế thuỷ ngân(hoặc rượu) nóng lên,thì cả bầu chứa và thuỷ ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên trong ống thuỷ tinh?

CẤM XOÁ BÀI TỚ SE CẢM ỚN!
 
0

0973573959thuy

1/Một thanh nhôm dài 200cm khi nóng lên 100 độ C thì tăng lên bao nhiêu cm?Lúc đó thanh nhôm dài bao nhiêu?

Bạn giở sách giáo khoa vật lí 6 trang 59 ra và xem bảng ghi ở phần 3 rút ra kết luận nhé!
Xem xong thì bạn hãy đọc tóm tắt bên dưới của mình để biết đối với bài này chúng ta phải làm như thế nào nhé.

Tóm tắt :

$l_1 = 100 cm$
$\large\Delta t_1 = 50^0 C$
$\large\Delta l_1 = 0,12 cm$
$\large\Delta t_2 = 100^0 C$
$l_2 = 200 cm$
$\large\Delta l_2 = ?$
$l_2 + \large\Delta l_2 = ?$

Bài giải :

Khi nhiệt độ tăng thêm $1^0 C$ thì chiều dài tăng thêm :
$\large\Delta l_1 : t_1 = 0,12 : 50 = 0,0024 ( cm)$
Khi nhiệt độ tăng thêm $100^0 C$ thì chiều dài tăng thêm :
0,0024. 100 = 0,24 (cm)
Lúc đó thanh nhôm dài :
$\large\Delta l_2 + l_2 = 0,24 + 200 = 200,24 (cm)$

\Rightarrow Kết luận ...
 
Last edited by a moderator:
0

0973573959thuy

Trong hơi thở của con người bao giờ củng có hơi nước.Tai sao ta chỉ có thể nhìn thấy hơi thở của người vào những ngày trời rất lạnh?

Vì vào những ngày trời rất lạnh, hơi nước trong hơi thở của chúng ta bị đông đặc lại nên có màu khác với không khí bình thường \Rightarrow chúng ta dễ phát hiện (nhìn thấy) hơi thở của con người vào những ngày trời rất lạnh.

Có 2 cốc thuỷ tinh chồng khít vào nhau.Một bạn hoc sinh định dùng nước nóng và nước đá để tách 2 cốc ra. Hỏi bạn đó phải làm thế nào?

Đổ nước đá vào cốc bên trong,đồng thời đặt cốc bên ngoài vào chậu nước nóng.


Khi nhiệt kế thuỷ ngân(hoặc rượu) nóng lên,thì cả bầu chứa và thuỷ ngân (hoặc rượu) đều nở ra nhưng tại sao thủy ngân vẫn dâng lên trong ống thuỷ tinh?

Vì khi đó, cả bầu và thủy ngân đều nở ra nhưng do thủy ngân là chất lỏng còn bầu chứa cấu tạo bằng chất rắn mà chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn \Rightarrow thủy ngân khi đó vẫn dâng lên trong ống thuỷ tinh.
 
0

0872

Mình giải nốt bài còn lại nhé:

Bởi vạch chia để xác định dung tích chất lỏng được thực hiện trong điều kiện nhiệt độ môi trường là [TEX]20^oC[/TEX]. Sự chênh lệch nhiệt độ môi trường có thể làm biến dạng dung tích bình.. dẫn đến sai số khi cân đong đo đếm.
 
D

duc_2605

Về giải thích
Trong hơi thở của con người bao giờ củng có hơi nước.Tai sao ta chỉ có thể nhìn thấy hơi thở của người vào những ngày trời rất lạnh?
Có 2 cốc thuỷ tinh chồng khít vào nhau.Một bạn hoc sinh định dùng nước nóng và nước đá để tách 2 cốc ra. Hỏi bạn đó phải làm thế nào?
Tại sao các bình chia độ thường có ghi 20 độ C ?
Khi nhiệt kế thuỷ ngân(hoặc rượu) nóng lên,thì cả bầu chứa và thuỷ ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên trong ống thuỷ tinh?

CẤM XOÁ BÀI TỚ SE CẢM ỚN!
1. Trong hơi thở của con người bao giờ cũng có hơi nước. Tại sao chỉ thấy hơi thở vào những ngày trời lạnh ?
Trả lời: Vào những ngày nhiệt độ bình thường hoặc nóng thì hơi nước từ miệng bay ra và tiếp tục bay hơi bay đi. Nhưng vào những ngày trời lạnh, hơi nước trong miệng bay ra gặp không khí lạnh nên bị ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ li ti. chính vì hơi nước bị ngưng tụ nên ta mới nhìn thấy được.
nguồn: net
2.Có 2 cốc thuỷ tinh chồng khít vào nhau.Một bạn hoc sinh định dùng nước nóng và nước đá để tách 2 cốc ra. Hỏi bạn đó phải làm thế nào?
Đặt 2 cốc vào nước nóng, đổ nước lạnh vào cốc bên trong
nguồn: tự làm
3.Tại sao các bình chia độ thường có ghi 20 độ C ?
Trả lời: Vì thể tích của bình phụ thuộc vào nhiệt độ. Trên bình ghi 20 độ C, có nghĩa là các giá trị về thể tích ghi trên bình chỉ đúng ở nhiệt độ trên. Khi đổ chất lỏng ở nhiệt độ khác 20 độ C vào bình thì giá trị đo được không hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên sai số này rất nhỏ, không đáng kể với các thí nghiệm không đòi hỏi độ chính xác cao.
nguồn: net
4.Trả lời: Do thuỷ ngân nở vì nhiệt nhiều hơn thuỷ tinh.
Đây là những câu TL chính xác nhất
 
Top Bottom