Sử [ Lịch Sử 9] Lịch sử TG hiện đại từ 1945 đến nay

M

maruco369

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1,phân tích sự phát triển thần kỳ của nhật bản trong những năm 70 của thế kỉ XX, nguyên nhân của sự phát triển thần kỳ đó, em rút ra bài học z từ Nhật bản để phát triển nền kinh tế VNam
2, trình bày 4 xu thế phát triển của thế giới ngày nay. Nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân t hiện nay la` z??
3, trình bày những thành tựu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đạt được. Nêu tác động tích cực và tiêu cực, nêu việc làm để hạn chế mặt tiêu cực
 
C

chieclabuon_35

sự phát triển thần kì của Nhật Bản
- trước năm 1953 , Nhật Bản ở trong thời kì vô cùng khó khăn, hậu quả chiến tranh để lại là vô cùng nặng nề : khoảng 3tr người chết, 40% đô thị, 80% tàu bè, 34% máy móc công nghiệp bị phá hủy, 13 triệu người thất nghiệp, 2 thành phố Hirosima và Nagasaki bị Mĩ ném bom phá hủy hoàn toàn và để lại nhiều hậu quả do bị ảnh hưởng bởi chất độc
- TỪ những khó khăn đó, khó có ai có thể nghĩ rằng Nhật Bản lại vươn lên được. Nhưng thực tế lịch sử đã chứng kiến sự phát triển thần kì của Nhật Bản. Kinh tế nhật bản được phục hồi từ năm 1953-1960 và giai đoạn 1960-1973 được gọi là giai đoạn phát triển thần kì:
+ tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm 1960-1969 là 10,8%. Từ năm 1970-1973: tốc độ này tuy có giảm song vẫn đạt bình quân là 7,8% . 1968: vươn lên hàng thứ 2 trên Thế giới
+ 1968: Nhật Bản đã mua phát minh của nước ngoài trị giá tới 6 tỉ USD
+ Nhật Bản có các sản phẩm điện dân dụng nổi tiếng toàn thế giới
+ đóng tàu được trọng tải 1 triệu tấn
+ xây dựng các công trình lớn, như đường ngầm dưới biển dài 53,8km nối 2 đảo Honsu và Sicocu
* Nguyên nhân của sự phát triển đó là:
- ở Nhật Bản: con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu
- vài trò lãnh đạo có hiệu quả của nhà nước
- các công ti Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao
- biết áp dụng các thành tựu khoa học- kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất chất lượng sản phầm
- chi phí cho quốc phòng thấp
- Tận dụng các yếu tố bên ngoài để phát triển như nguồn viện trợ từ Mĩ, chiến tranh Triều Tiên
Từ sự phát triển kinh tế thần kì của Nhật Bản, Việt Nam cần có sự học hỏi, đặc biệt là ở sự đầu tư vào con người, coi trọng giáo dục, bởi đây là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia

2. 4 xu thế phát triển của thế giới hiện nay là
- trật tự thế giới hai cực đã sụp đổ nhưng trật tự thế giới mới lại được thiết lập, trật tự thế giới đa cực, với sự vươn lên của các cường quốc như Mĩ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Liên Bang Nga, Trung Quốc
- sau chiến tranh lạnh, các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia
- sự tan rã của Liên Xô đã tạo ra cho Mĩ một lợi thế tạm thời, giới cầm quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự đơn cực song trong tương quan lực lượng giữa các cường quốc, Mĩ ko dễ gì thực hiện tham vọng đó
- Sau chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố nhưng ở nhiều khu vực, tình hình lại không ổn định, vẫn còn những xung đột quân sự đẫm máu kéo dài ở Bancang, châu Phi, Trung Á.
=> Nhiệm vụ của nhân dân hiện nay là phải hợp tác hòa bình, cùng nhau phát triển, cùng hợp tác để đương đầu với những khó khăn, hiểm họa chung của cả thế giới như khủng bố, ô nhiễm môi trường dân số,...
3. Cách mạng khoa học kĩ thuật
a. Khoa học cơ bản (Toán, Lý, Hóa, Sinh): có những bước tiến nhảy vọt:
+ Tháng 3/1997, tạo ra được con cừu Đôli bằng phương pháp sinh sản vô tính.
+ Tháng 6/2000, các nhà khoa học Anh, Pháp, Mĩ, Đức, Nhật, TQ đã công bố Bản đồ gen người và sau đó đã được giải mã hoàn chỉnh (4/2003) à mở ra một kỷ nguyên mới của y học và sinh học.
b. Trong lĩnh vực công nghệ:
+ Sản xuất ra những công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự dộng , rôbốt..)
+ Tìm ra nguồn năng lượng mới (mặt trời, gió, nguyên tử, nhiệt hạch...)
+ Chế tạo ra những vật liệu mới: chất pôlime, các loại vật liệu siêu cứng, siêu bền, siêu dẫn..)
+ Công nghệ sinh học: với những đột phá phi thường về công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh và công nghệ enzim...
+ Cách mạng xanh trong nông nghiệp: giống lúa mới có năng xuất cao.
+ Thông tin liên lạc và giao thông vận tải: cáp sợi thủy tinh quang dẫn, máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao...
+ Chinh phục vũ trụ: vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ...
+ Công nghệ thông tin:
c.Tác động:
- Tích cực:
+ Tăng năng suất lao động.
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ Thay đổi về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới về giáo dục - đào tạo.
+ Sự hình thành một thị trường thế giới và xu thế toàn cầu hóa.
- Tiêu cực: gây ra những hậu quả mà con người chưa khắc phục được
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Tai nạn lao động và giao thông.
+ Bệnh tật
+ Vũ khí hũy diệt...
- Qua đó đặt ra vấn đề khai thác hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hướng tới mục đích hoà bình nhân đạo trong việc sử dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật để phục vụ cho con người và sự tiến bộ của xã hội loài người .
 
T

tuan_chelsea_98

1,phân tích sự phát triển thần kỳ của nhật bản trong những năm 70 của thế kỉ XX, nguyên nhân của sự phát triển thần kỳ đó, em rút ra bài học z từ Nhật bản để phát triển nền kinh tế VNam
2, trình bày 4 xu thế phát triển của thế giới ngày nay. Nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân t hiện nay la` z??
3, trình bày những thành tựu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đạt được. Nêu tác động tích cực và tiêu cực, nêu việc làm để hạn chế mặt tiêu cực

Mình nhớ cô cho lâu rồi :
Phân tích :
+Năm 1950 chỉ mới đạt 20 tỉ USD NHƯNG đến năm 1968 là 183 tĩ
+Thu nhập bình quân đầu người lớn thứ 2
......................................cái này trong SGK CÓ NHÉ
Nguyên nhân của sự phát triển đó là:
+ Truyền thống văn hóa lâu đời của Nhật Bản sẵn sàng tiếp thu những giá trị phát triển tiên tiến của thế giới nhưng vẫn giữ được văn hóa dân tộc
+ Sự tổ chức có hiệu quả của các công ty, xí nghiệp Nhật
+ Sự điều tiết hợp lý và đề ra các chiến lược của nhà nước
+ Con người Nhật được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động (nguyên nhân có ý nghĩa thiết thực nhất )
;);););););););););););););););););););););););););););););););)
 
Top Bottom