[Văn 8] Văn bản "Đập đá ở Côn Lôn"

S

sammy_boconganh

Last edited by a moderator:
V

vitconxauxi_vodoi

[Ngữ văn 8]Soạn bài "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác"

Câu 1:Phân tích cặp câu 1-2 tìm hiểu khí phách và phong thái của nhà chí sĩ khi rơi vào vòng tù ngục

Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù.

Vấn đề được nói tới ở đây là cảnh nhà thơ bị bắt giam.Cảnh bị tù đầy của mình được nhà thơ nói bằng giọng đùa vui hóm hỉnh.Trong câu phá đề này,điệp từ vẫn nhằm nhấn mạnh,khẳng định cho thấy khí phách ngang tàng của trang anh hùng hào kiệt và cốt cách của một bậc phong lưu tài tử.Thông thường khi nói đến việc bị bắt vào tù người ta dẽ nhấn mạnh vào khía cạnh rủi ro,đau khổ hay kiếp sợ.Nhưng ở đây nhà thơ lại xem chẳng có gì là khủng kiếp,đáng buồn mà chỉ xem đó là những giây phút nghỉ chân sau những ngày sôi nổi hoạt động.Thực chất đâu phải như thế,tác giả bị áp giải đi nào là với xiềng sắt,trói chặt vào trong tù lại bị giam chung với bọn tù xử tử.Thế mà nhà thơ vẫn một phong thái đường hoàng,tự tin,ung dung,thanh thản,lạc quan.Từ đó cho chúng ta thấy được khí phách bất khuất,ngang tàng không chịu khuất phục hoàn cảnh của cụ Phan Bọi Châu.
Câu 2:
Đã là khách không nhà trong bốn bể
Lại người có tội giữa năm châu.

Nếu như hai câu đề là giọng đùa vui hóm hỉnh thì giọng thơ ở đây lại có vẻ ngậm ngùi thương cảm cho cảnh ngộ hiện tại của mình:là người tù khách không nhà,người có tội.Hai từ đã,lại mở đầu hai câu thơ này càng nhấn mạnh them tình cảnh ấy.Với cách gắn khách không nhà với bốn bể năm châu nhà thơ đã vẽ lên hình ảnh người tù một cách phóng khoáng lớn lao và phi thường.Nhà thơ nói đến tình cảnh bôn ba làm cách mạng của mình,cuộc đời đầy sóng gió bất trắc của mình như vậy đâu phải than than bởi vì đằng sau cảnh bi kịch ấy của ông là bi kịch lớn của cả đất nước.Từ tư tưởng đến giọng điệu bốn câu thơ đầu bài thể hiện được tinh thần lạc quan yêu đời,thái độ ngạo nghễ,coi thường lao tù của người tù thi sĩ Phan Bội Châu.
Câu 3:
Trong hai câu luận:
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.

Các động tác dang tay,mở miệng với lối nói khoa trương,phóng đại của bút pháp lãng mạng đã dựng lên được hình ảnh một người tù yêu nước,chí lớn,tài cao có tầm vóc,khí phách hiên ngang bất khuất.Trong cảnh tù đày ấy,con người ấy vẫn dang tay ôm chặt hoài bão lo cứu nước,cứu đời và mở miệng cười tan trước mọi thủ đoạn ghê gớm của kẻ thù.~>Thể hiện khẩu khí của người anh hùng, kiên định một lòng theo đuổi sự nghiệp cứu nước, cứu đời và ngạo nghễ cười trước kẻ thù.
Câu 4:
Niềm tin mãnh liệt của nhà thơ thể hiện ở hai câu kết:
Thân ấy vẫn còn,còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.

Hai tiếng còn đứng kề bên nhau ở giữa câu thơ kiến cho người đọc phải ngắt nhịp một các mạnh mẽ,làm cho bài thơ dõng dạc,dứt khoát,tạo nên âm điệu khẳng định chắc nịch,ý
chí đấu tranh cho sự nghiệp cứu nước lo đời.Còn sống là còn chiến đấu,còn tin tưởng là còn sự nghiệp chính nghĩa của mình nhất định phải thắng lợi vì thế nên không sợ hiểm nguy nào.
p.s:Cái này chắc bạn có rồi nh;))
Mình post lên cho tất cả các bạn tham khảo nghen
Còn bài Đập đá Côn Lôn chờ mình,chiều mình post cho các bạn cùng tham khảo nhé

 
Last edited by a moderator:
V

vitconxauxi_vodoi

[Ngữ văn 8]Soạn bài"Đập đá ở Côn Lôn"

Câu 1+Câu 2:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,

Quan niệm nhân sinh truyền thống “ làm trai” “Đã sinh làm trai thì phải khác
đời” (Phan Bội Châu) chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông - cho phỉ sức vẫy vùng
trong bốn bể ( Nguyễn Công Trứ)….đó là lòng kiêu hãnh, là ý chí tự khảng
định mình, là khát vọng hành động mãnh liệt. Con người như thế lại đường
hoàng “đứng giữa đất Côn Lôn.”


Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.


Nghĩa đen : việc đập đá làm lở núi non
Nghĩa biểu trưng: bộc lộ cái chí lớn và tư thế hiên ngang lẫm liệt của ngưòi tù Côn Lôn. làm cho lở núi non

~> Người tù đứng giữa đất Côn Lôn,giữa hòn đảo xa,giữa nắng gió của biển trời,núi non hùng vĩ,chế độ nhà tù khắc nghiệt ,không gian trơ trụi hoang vắng,điều kiện làm việc nguy hiểm với súng đạn,roi vọt của quân thù.,tính chất công việc vô cùng cực nhọc .Ba câu thơ sau vừa miêu tả chân thực công việc lao động nặng nhọc, dùng búa để khai thác đá ở những hòn núi ngoài Côn Đảo, vừa khắc họa nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng với những hành động phi thường.Đó là tư thế hiên ngang lẫm liệt trước quân thù mặc dù bị tù đày khổ sai nhưng không hề nao núng “Lừng lẫy làm cho núi non lở”

  • Nét bút khoa trương ~> sức mạnh to lớn, khí thế hiên ngang “lừng lẫy” hành đông quả quyết, mạnh mẽ phi thường “xách búa” “ ra tay” sức mạnh thần kỳ “làm cho lở núi non” “đánh tan năm bảy đống” “đập bể mấy trăm hòn ”
  • ~> Quan niệm làm trai của các bậc anh hùng hào kiệt
    - Bút pháp khoa trương, lãng mạn. Sự miêu tả kết hợp với biểu cảm
    - Nghệ thuật đối, sử dung động từ mạnh .
    - Giọng thơ thể hiện khẩu khí ngang tàng ngạo nghễ.
    - Người tù cách mạng với tư thế khí phách hiên ngang lẫm liệt.
=>Bốn câu thơ đã khắc họa hình ảnh người tù cách mạng với tư thế ngạo nghễ,khí phách ngang tàn lẫm liệt sừng sững giữa đất trời.
Câu 3:
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con!


-Tự thấy mình có tấm than cứng cỏi,trung kiên,không sờn lòng đổi chí trước mọi thử thách gian nan.
-Làm rõ sức chịu đựng mãnh liệt cả về thể xác lẫn tinh thần của con người trước thử thách gian nan
-Tự hào,kiêu hãnh về công việc mình theo đuổi-xem thường việc tù đày
-Bất khuất gian nguy,trung thành với lí tưởng yêu nước
-Khẳng đinh lí tưởng yêu nước lớn lao mới là điều quan trọng nhất
~>Tin tưởng mãnh liệt ở sự nghiệp yêu nước của mình,coi khinh gian lao tù đày
~>Nghệ thuật: Nghệ thuật ẩn dụ kết hợp với nghệ thuật đối lập,lối nói khoa trương,ngôn ngữ hàm súc đặc sắc,giọng điệu hào hùng mạnh mẽ,khẩu khí ngang tàn của người anh hùng không chịu khuất phục hoàn cảnh luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu sắc son.Vẻ đẹp tinh thần kết hợp với tầm vóc lẫm liệt oai phong tạo nên hình tượng giàu chất sử thi và gây ấn tượng mạnh
 
Top Bottom