giup em học hóa 11

H

hungvipub

tui cũng thấy thế hết vô cơ đến hữu cơ khó thật đấy. nhưng cứ làm thật nhìu bài tập là ok hết
 
T

trandangphuc

Theo mình, Hoá 11 thoạt nhìn thì lắm bài thật đó. Nhưng khi học bạn nên hệ thống lại kiến thức trọng tâm của chương
vd : Chương "Sự điện li" kiến thức trọng tâm là gì? nào thì tính điện li mạnh yếu, nào thì PH... cứ thế bạn lọc ra và hiểu rõ vấn đề. Cứ thế và cứ thế. Hiều được kiến thức trọng tâm là các vấn đề khác trong chương ắt sẽ tự rất dễ nhớ ( ví nó sinh ra để phục vụ cho kiến thức trọng tâm của chương mà :D)
về bài tập thì bạn cứ giải nhiều vào và phải biết nhận dạng bài tập hiểu được dạng đó dùng phương pháp hay định luật nào để giải
Đấy là PP của mình. Mình nêu ra để bạn tham khảo.
Chúc bạn thành công. !
 
L

langtudatai_nd_91

phuong phap la thay cua cac thay .ban nen nho bai nao cung can co phuong phap thi moi giai de dang .chinh vi the theo minh ban can lam cac bai theo chuyen de co phuong phap truoc rui hay lam bai tap tong hop khi do ket qua se tot hon.hoc theo pp do da gjup minh thi do dh ktqd do .chuc ban thangh cong .neu ban can tai lieu m san long gui cho .langtudatai_nd_91 hoac sdt 01256613942.
 
M

marmalade

Ơ Hóa 11 mình chưa học :))
Nhưng mà thấy bảo khó lắm, chẳng biết thế nào:confused:
Mn bảo cứ học thuộc LT và chăm làm BT là Ok ngay ế :eek:
Mờ sao ở đây k lập nhóm hóa 11 ( dành cho mem 95) nhỉ?! :rolleyes:
 
A

ankjen

bó tay với hoá lóp 11 vì quá khó .........................................................................................................
 
B

b0y_co0l

Tổng hợp kiến thức hoá học từ lớp 10 đến12
Hoá học - Hóahọc, tài liệu ôn thi môn hóa, đề thi hóa, học hóa học online, học hóa trực tuyến, học hóa trên mạng


Tổng hợp kiến thức Hóa từ lớp 10 đến 12

Môn Hoá tương đối quan trọng đối với các bạn thi khối A và khối B. Để "ăn điểm" ở môn học này, bạn phải nắm được phần kiến thức cơ bản sau:

1. Củng cố và bổ sung các nội dung trọng tâm của chương trình lớp 10 gồm các vấn đề sau:
a) Các vấn đề liên quan đến phản ứng oxy hóa khử:

- Quy tắc tính số oxy hóa.

- Các mức oxy hóa thường gặp và quy luật biến đổi chúng trên phản ứng của các nguyên tố quan trọng: Cl, Br, I, S, N, Fe, Mn.

- Phải biết cân bằng tất cả các phản ứng khi gặp (đặc biệt bằng phương pháp cân bằng điện tử; chú ý các phản ứng của sắt, ôxít sắt, muối sắt).

- Phải nắm thật chắc các công thức viết phản ứng gồm: ôxít; kim loại; muối phản ứng với axit; muối phản ứng với muối; kim loại phản ứng với muối; phản ứng nhiệt luyện.

b) Các phản ứng của nhóm nguyên tố halogen (Cl, Br, I); S

Chỉ cần đọc để viết được các phản ứng coi như là đủ.

c) Cấu tạo nguyên tử - Bảng hệ thống tuần hoàn:

- Yêu cầu phải nắm chắc đặc điểm cấu tạo; khái niệm về hạt; mối liên hệ giữa các loại hạt.

- Đặc điểm, nguyên tắc xếp nguyên tố; quy luật biến thiên tuần hoàn.

- Viết được cấu hình electron; xác định vị trí nguyên tố trên bảng hệ thống tuần hoàn.

- Sự tạo thành ion.
2. Các vấn đề ở chương trình lớp 11, ở phần này cần xem lại các vấn đề sau:

a) Các bài toán về nồng độ dung dịch, độ pH, độ điện ly, hằng số điện ly.

b) Nắm chắc bảng tính tan, để xây dựng các phản ứng xảy ra trong dung dịch theo cơ chế trao đổi ion (ví dụ phải nhớ trong dung dịch phản ứng giữa các ion với nhau phải thỏa điều kiện là sinh ra chất kết tủa hay chất bay hơi hoặc chất điện ly yếu).

c) Xem lại các quy luật giải toán bằng phương pháp ion: cách viết phương trình phản ứng dạng ion; biết dựa trên phương trình ion giải thích các thí nghiệm mà trên phân tử không giải thích được (ví dụ khi cho Cu vào dung dịch hỗn hợp gồm Cu (NO3)2, HCl thấy có khí NO bay ra hay cho Al vào dung dịch hỗn hợp gồm NaOH, NaNO3, NaNO2, thấy sinh ra hỗn hợp 2 khí có mùi khai;...)

d) Các khái niệm axit, bazơ, lưỡng tính, trung tính theo Bronsted:

Vì phần này các em thiếu dấu hiệu nhận biết chúng, nên khi gặp các em lúng túng và thường kết luận theo cảm tính, do đó chúng tôi gợi ý nhanh các dấu hiệu nhận biết axit, bazơ, lưỡng tính, trung tính:

* Các gốc axit của axit mạnh (Cl-, NO-3, SO2-4 ,...) và các gốc bazơ của bazơ mạnh (Na+, Ka+, Ba2+, Ca2+) được xem là trung tính.

* Các gốc axit của axit yếu (ClO-, NO-2, SO2-3 ,...) được xem là bazơ.

* Các gốc bazơ của bazơ yếu (NH+4 , Al (H2O)3+) và các gốc axit (có H phân ly thành H+) của axit mạnh được xem là axit.

* Các gốc axit (có H phân ly thành H+) của axit yếu: lưỡng tính.

e) Cách áp dụng các định luật bảo toàn điện tích, định luật bảo toàn khối lượng trong các bài toán dung dịch.

f) Xem kỹ các phản ứng của nitơ và hợp chất nitơ; phốt pho (xem sách giáo khoa lớp 11 và các bài tập chương này ở quyển bài tập hóa học lớp 11).

g) Các phản ứng của hydrocacbon:

- Phản ứng cracking. - Phản ứng đề hydro hóa - Phản ứng hydro hóa.- Phản ứng cộng Br2.- Phản ứng cộng nước của anken, ankin.- Phản ứng của ankin -1 với Ag2O/NH3. - Phản ứng tạo P.E; P.V.C; T.N.T; cao su Buna; cao su.

Bu na-S.- Phản ứng của benzen; toluen; styren.
3. Các nội dung của chương trình 12:

a) Với các hợp chất chứa hữu cơ chứa C,H,O: Chủ yếu xem các phản ứng của rượu; andehyt; axit; este; phenol; gluxit.

b) Nhóm nguyên tố C, H, N: Các phản ứng của amin với axit, đặc biệt xem kỹ anilin, chú ý phenylamoniclorua.

c) Cuối cùng xem nhóm nguyên tố C, H, O, N gồm các hợp chất quan trọng sau đây:

- Axit amin: chủ yếu có phản ứng trung hòa, phản ứng tạo nhóm peptit; phản ứng thủy phân nhóm peptit.

- Este của axit amin: có 2 phản ứng chính.

- Muối amoni đơn giản (R-COO-NH4) cũng viết 2 phản ứng chính.

- Muối của amin đơn giản R-COO-NH3-R’.

- Hợp chất Nitro R-(NO2)n: Xem phản ứng điều chế và chỉ có phản ứng tạo amin (phản ứng với [H}).

- Các hợp chất đặc biệt: Urê, Caprolactam; tơ nilon - 6,6; tơ caprôn.

d) phản Phần vô cơ: Xem các ứng của Al; Fe; Na, K; Mg, Ca.

e) Đặc biệt cần để ý thêm phần ăn mòn kim loại; nước cứng; điều chế kim loại; các bài toán áp dụng phản ứng nhiệt luyện, các bài toán kim loại phản ứng với axit; phản ứng với muối.
*Chú Ý:
Các dạng chủ để trong phân kim loại thường được ra nhiều trong các để thi đại học các năm tụ luận cũng như các năm trắc nghiệm là:

1. Kim loại tan nhiều : nhóm IA ( Na, K) và nhóm IIA (Ba, Ca)

2.Kim loại Al

3. Kim loại sau Al: Chủ yếu là Fe, Mg, Cu.

4. Dang hỗn hợp kim loại tác dụng với 1 axit hoặc hỗn hợp axitƠ dạng náy chủ yếu chúng ta giải dựa vào định luất bảo toàn electron

5. Kim loại tác dụng với 1 muối

Cần chú ý đến bài học dãy điện hóa kim loai. Phải biết được quy tắc anpha: Chất khử mạnh phản ứng với chất oxi hóa mạnh cho ra chất khử yếu hơn và chất oxi hóa yếu hơn.

6. Kim loại tác dụng với hai muối

Phải biết được muối nào có tính oxi hóa mạnh hơn thì sẻ phản ứng trươc, khi muối này phản ứng hết mới đến muối thứ hai phản ứng.

7.Hỗn hợp kim loại tác dụng với 1 muối

Cần biết kim loại náo có tính khử mạnh hơn, chất khư mạnh phản ứng trươc, hết chất khử mạnh mới đến kim loại có tính khử yếu hơn.

8. Điên phân dung dịch điều chế ki loại

-Đối với kim loại trứoc Al: Cần điện phân nóng chảy dung dich chứ kim loại đó( thướng là muối)

-Đối với kim loại Al:Chỉ có duy nhất là điện phân nóng chảy Al2O3 với chất xúc tác là Cryolit

-Đối với kim loại sau nhôm: chỉ cần điện phân dung dịch, không nên điện phân nóng chảy vì rất tốn kém


Cách học hoá học cấp III
Hóa học là một bộ môn khoa học có khối lượng lớn kiến thức cả
về phương diện thực nghiệm lẫn lý thuyết HSG Hóa học phải là người nắm vững bản
chất hiện tượng hóa học, nắm vững các kiến thức cơ bản đã được học, vận dụng
tối ưu các kiến thức cơ bản đã được học để giải quyết một hay nhiều vấn đề mới(do
chưa được học hoặc chưa thấy bao giờ)trong các kì thi đưa ra".
Nếu dựa vào kết quả bài thi để đánh giá thì bài thi đó phải hội tụ các yêu cầu
sau đây:
1. Có kiến thức cơ bản tốt; thể hiện nắm vững các khái niệm, các định nghĩa,
các định luật hay quy luật đã được quy định trong chương trình; không thể hiện
thiếu sót về công thức, phương trình hóa học.Số điểm phần này chiếm 50% toàn
bài.
2. Vận dụng sắc bén có sáng tạo các kiến thức cơ bản trên. Phần này chiếm
khoảng 40% số điểm toàn bài.
3. Tiếp thu hoặc dùng được ngay một số vấn đề mới nảy sinh do đề thi đưa ra. Số
điểm phần này chiếm 6% toàn bài.
4. Bài làm trình bày sạch đẹp, rõ ràng. Phần này chiếm 4% toàn bài.
Ngoài những bài thi lý thuyết, học sinh còn bắt gặp các bài thi thực hành. Đối
với các bài thi loại này, yêu cầu người học sinh phải có kĩ năng thực hành tốt,
khuyến khích các tài năng thực hành như sự kh*** l***, có sự quan sát hiện tượng
tốt và giải thích được bản chất các hiện tượng đó"
Để làm được điều đó, thì cách học như thế nào là có hiệu quả???
Chúng ta phải công nhận với nhau một điều rằng, một người có một cách học,
một phương pháp học khác nhau; không thể có một khuân mẫu chung cho mọi người.
Vấn đề mà có lẽ mọi người đều thống nhất là càn phải có một lòng hăng say học
tập cao độ và một ý chí vươn lên thật mạnh mẽ. Trong cách học, có lẽ trước hết
ta phải tìm cách nắm vững được kiến thức cơ bản. Có nghĩa là chúng ta phải lật
đi lật lại vấn đề với 3 câu hỏi lớn: "Đó là cái gì? Nó như thế nào?Tại sao
lại như thế?". Với ba câu hỏi ấy, bạn sẽ tìm được cách học tốt nhất cho
mình.
Thí dụ: ta muốn tìm hiểu về vấn đề điện phân ta có thể có các dạng câu hỏi
như sau:
- Loại pư hóa học nào xảy ra trong sự điện phân?
- Pư: NaCl —> Na + 1/2 Cl2 có xảy ra được không?
- Bản chất hóa học của sự điện phân là gì? Tại sao lại như thế?
- Sự điện phân và sự nhiệt phân có khác nhau hay không? Tại sao?
Cùng với việc nắm vững bản chất, ta còn phải nhớ và vận dụng. Hai yếu tố này
phải đi liền với nhau, bổ sung cho nhau.
Với những yếu tố trên xem như bạn đã có một cách học rất khoa học song bạn
sẽ sử dụng những yếu tố đó để làm một bài thi hóa học như thế nào? Theo tôi, để
làm được trọn vẹn một bài thi hóa học với kết quả tốt nhất nhất thiết phải tuân
thủ các bước sau: Bước 1: Nắm vững đề và ý đề bài muốn chúng ta giải quyết.(rất quan trọng) Bước 2: Phân tích đề bài(cần thiết)
Bước 3: Thực hiện lời giải(đương nhiên là phải có) Bước 4: Kiểm tra và tự đặt cho mình một bài toán tương tự như thế.
 
C

choigamehonhoc

hoa hoc 11

hoá học 11 mơi học mà thấy khó lắm nhất là phần điện li đây tiên đó :)>-.
 
Top Bottom