Toán [Toán 9] Tổng hợp phương trình nghiệm nguyên

J

jupiter994

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tổng hợp phương trình nghiệm nguyên trong box Toán 9

Các mem tham gia đông đảo nhé! Bởi vì mỗi bài toán được các bạn giải trong đây sẽ giúp diễn đàn mình bớt đi những câu hỏi còn tồn đọng, thanh toán được những dấu chấm hỏi đỏ đáng ghét =.= Bạn nào tham gia trả lời (không phải SPAM!) mình sẽ thanks bạn đó 1 lần, nếu đó là câu trả lời đúng mình sẽ thanks 5 lần luôn! ;)

Cám ơn tất cả các bạn!

Start!

nguyengiahoa10
 
Last edited by a moderator:
J

jupiter994

[Toán 9]Phương trình nghiệm nguyên

CÁC PHƯƠNG PHÁP THƯỜNG DÙNG
Phương Pháp 1 : Phát hiện tính chia hết của 1 ẩnVD1: Giải Phương trình với nghiệm nguyên
[tex]3x +17y=159[/tex]
Giải
Giả sử x,y là các số thỏa mã phương trình trên , ta thấy
*159 chia hết cho 3
* 3x chia hết cho 3
=> 17y chia hết cho 3
=> y chia hết cho 3
Dặt y =3t ( t thuộc Z) thay vào PT ta cs
3x + 17.3t =159
<=> x+17t =53
Do đó x=53 -17t
=> y=3t
Đảo lại : Thay các biểu thức của x,y vào PT được nghiệm đúng
Vậy PT có vô số nghiệm (x,y) được biểu thị bởi công thức
x=53-17t
y=3t
Phương Pháp 2 :Đưa phương trình ước số
VD2 : tìm nghiệm nguyên của Phương trình
xy-x-y =2
Giải : biến đổi Phương trình thành
x(y-1)-(y-1)=3
<=> (y-1)(x-1)=3
Ta gọi phương trình trên là " Phương trình ước số": vế trái là một tích các thừa số nguyên , vế phải là một hằng số . Ta có x,y là các số nguyên nên x-1,y-1 là các số nguyên và là Ư(3)
Lập bảng ra và tìm nghiệm ta được các nghiệm sau :(4,2);(2,4);(0,-2);(-2,0)
Phương pháp 3 : tách các giá trị nguyên
VD 3 : tìm nghiệm nguyên của các phương trình
xy-x-y=2
Giải Biểu thị x theo y từ phương trình đã cho được
x(y-1) =y+2
ta thấy y khác 1 vì nếu y=1 thì 0x =3 (vô lý)
=> [tex]x= \frac{y+2}{y-1}[/tex]
=>[tex]x= 1+ \frac{3}{y-1}[/tex]
x nguyên => y-1 là ước của 3
=> nghiệm phương trình là :(4,2);(2,4);(0,-2);(-2,0)
Phương pháp 4 : Xét sô dư của tùng vế
VD4 : a/[tex]x^2 - y^2 =1998[/tex]
b/[tex]x^2 + y^2 =1999[/tex]
Giải
a/ ta thấy [tex]x^2,y^2[/tex] chia cho 4 chỉ dư 0,1
nên [tex]x^2 -y^2[/tex] chia cho 4 có số dư là 0,1,3 . còn vế phải chia 4 dư 2
=> Phương trình kô có nghiệm nguyên
b/ ta thấy [tex]x^2 +y^2[/tex] chia cho 4 có số dư 0,1,2 . còn vế phải 1999 chia cho 4 dư 3
=> PT kô có nghiệm nguyên
Phương Pháp 5 : Dùng bất đẳng thức
VD5 : tìm 3 số nguyên dương sao cho tổng của chúng bằng tích cảu chúng
Giải Gọi các số nguyên dương phải tìm là x,y,z .Ta có
x+y+z =xyz(1)
chú ý nhá , các ẩn x,y,z có vai trò bình đẳng nên có thế "Sắp thức tự các ẩn" .Giả dụ
[tex]1 \leq x \leq y \leq z[/tex]
Do đó [tex]xyz=x+y+z \leq 3z[/tex]
Chia 2 vế của Bất đẳng thức cho z ta được [tex]xy \leq 3[/tex]
do đó xy =\thuộc{1,2,3}
* với xy=1 ta có x=1,y=1 thay vào (1) được 2+z=z ( loại)
*Với xy=2 ta có x=1,y=2 . Thay vào (1) được z=3
*Với xy=3 tacó x=1,y=3 , thay vào (1) được z=2 (loại)
vậy 3 số phải tìm là 1,2,3
Phương Pháp 6:Chỉ ra nghiệm nguyên
Phương pháp xét từng khoảng giá trị của ẩn còn đượcthể hiện dưới dạng : Chỉ ra môt vài số là nghiệm nguyên của PT , rồi chứng minh đó là nghiệm duy nhất
VD 6 [tex]2^x +3^x=5^x[/tex]
Giải Viết Phương trình dưới dạng
[tex](\frac{2}{5})^x + (\frac{3}{5})^x =1[/tex]
xét x=0 => loại
xét x=1=> đúng
Với [tex]x \geq 2[/tex]
=> [tex](\frac{2}{5})^x \leq \frac{2}{5}[/tex]
[tex](\frac{3}{5})^x \leq \frac{3}{5}[/tex]
[tex]\frac{2}{5})^x + \frac{3}{5})^x < 1[/tex]
=> x=1
Phương Pháp 7 : Sử dụng tính chát của sô chình phương
VD7 : Tìm các nghiệm nguyên của Phương trình
[tex]2x^2 + 4x =19-3y^2[/tex]
Giải : ta có [tex]2x^2 +4x=19-3y^2 <=> 2(x+1)^2=3(7-y^2)[/tex]
Ta thấy[tex]7-3y^2[/tex] chia hết cho 2 và lớn hơn hoặc bằng 0 nên [tex]y^2=1[/tex]
=> y=1,-1 , đến đây các bạn tự giải nốt nhá
VD 8 Tìm tất các cả các số nguyên x để biểu thức sau là một số chính phương
[tex]P=x^4 +2x^3+2x^2+x+3[/tex]
đặt [tex]P=y^2[/tex]( y thuộc [tex]Z^+[/tex])
Ta có [tex]y^2 = x^4+2x^3+2x^2+x+3 =(x^2+2)^2 +(x^2+x+3) >(x^2+x)^2[/tex]
và [tex]y^2=x^4+2x^3+2x^2+x+3 =(x^2 +x +1)^2 -(3x^2 +3x +1) \leq (x^2+x+2)^2[/tex]
=> [tex]y^2 =(x^2+x+1)^2 <=> x^2+x-2 =0[/tex]
các bạn giải nốt
Phương Pháp 8 : Sử dụng điều kiện có nghiệm của phương trình
ta viét phương trình F(x,y)=0 dưới dạng Phương trình bậc 2 ,1 ẩn , chẳng hạn đối với x khi đó y là tham số. Điều kiện cần để PT có nghiệm là đenta [tex]\geq 0[/tex](có nghiệm nguyên denta còn là số chính phương)
VD9 : [tex]x+y+xy=X^2 +y^2[/tex](1)
Viết (1) thành phương trình bậc 2 đối với x
[tex]x^2 -(y+1)x+(y^2 -y)=0[/tex](2)
để có nghiệm nên denta [tex]\geq 0[/tex]
giải den ta => [tex]3-(y-1)^2 \leq 4[/tex]
Do đó (y-1)^2 \leq 1 => y-1 có 3 giá trị là -1,0,1 ( y là số nguyên)
các bạn giải ra có 6 nghiệm là (0,0);(1,0);(0,1);(2,1);(1,2);(2,2)
( ai thấy bổ ích Thanks giùm nhá ,hjx mỏi tay quá)
 
M

man_moila_daigia

Anh còn phương pháp này cũng khá hay này
Phương pháp lùi vô hạn, nguyên tắc cực hạn
VD: Tìm các nghiệm nguyên của phương trình [tex]x^3+2y^3=4z^3(1)[/tex]
Giải:
Hiển nhiên x chia hết cho 2. Đăt [tex]x=2x_1[/tex]
Thay vào (1) và chia 2 vế cho 2[tex]=>4x_1^3+y^3=2z^3(2)[/tex]
Do y chia hết cho 2. Đặt [tex]y=2y_1[/tex], với [tex] y_1[/tex] nguyên
Thay vào (2)[tex]=>2x_1^3+4y_1^3=z^3(3)[/tex]
Do đó z chia hết cho 2. Đặt [tex]z=2z_1[/tex] với [tex]z_1[/tex] nguyên
Thay vào (3)[tex]=>x_1^3+2y_1^3=4z_1^3(4)[/tex]
Vậy (x,y,z) là nghiệm của (1)[tex]=>(x_1; y_1; z_1)[/tex] cũng là ngiệm của (1) và trong đó[tex]x=2x_1; y=2y_1; z=2z_1[/tex]
==========>cứ làm cứ làm, nói chung dạng nó như thế
 
B

babydietnguoi

Anh còn phương pháp này cũng khá hay này
Phương pháp lùi vô hạn, nguyên tắc cực hạn
VD: Tìm các nghiệm nguyên của phương trình [tex]x^3+2y^3=4z^3(1)[/tex]
Giải:
Hiển nhiên x chia hết cho 2. Đăt [tex]x=2x_1[/tex]
Thay vào (1) và chia 2 vế cho 2[tex]=>4x_1^3+y^3=2z^3(2)[/tex]
Do y chia hết cho 2. Đặt [tex]y=2y_1[/tex], với [tex] y_1[/tex] nguyên
Thay vào (2)[tex]=>2x_1^3+4y_1^3=z^3(3)[/tex]
Do đó z chia hết cho 2. Đặt [tex]z=2z_1[/tex] với [tex]z_1[/tex] nguyên
Thay vào (3)[tex]=>x_1^3+2y_1^3=4z_1^3(4)[/tex]
Vậy (x,y,z) là nghiệm của (1)[tex]=>(x_1; y_1; z_1)[/tex] cũng là ngiệm của (1) và trong đó[tex]x=2x_1; y=2y_1; z=2z_1[/tex]
==========>cứ làm cứ làm, nói chung dạng nó như thế
==========>cứ làm cứ làm, nói chung dạng nó như thế
;)) đây là pp lùi vô hạn --> pt coá nghiệm x=y=z=0
 
M

minhvuong9cdt

thế các bác hok có phương pháp giải pt nghiệm nguyên chứa " giai thừa " (!) ah`?
VD:[TEX](p-1)!+1=p^n[/TEX]
 
B

bboy114crew

Giải phương trình nghiệm nguyên:
[tex]3x^2+3y^2-3xy-7x-7y=0[/tex]
Giai bài của cậu trước:

Mình nghĩ bài này cũng dùng phương pháp biến đổi để đưa về dạng tam thức bậc hai theo một ẩn còn ẩn kia là tham số [tex] 3x^2 + 3y^2 - 3xy - 7x - 7y = 0 [/tex]
=> [tex] 3x^2 - x.( 3y + 7 ) + 3y^2 - 7y = 0 [/tex]
Phương trình có nghiệm khi [tex] \Delta_x \geq 0 [/tex]
=> [tex] ( 3y + 7 )^2 - 4.3.( 3y^2 - 7y ) \geq 0 [/tex]
=> [tex] ( 9y^2 + 42y + 49 ) - 36y^2 + 84y \geq 0 [/tex]
=> [tex] ( - 27y^2 + 126y + 49 ) \geq 0 [/tex]
=> [tex] -3 ( 9y^2 - 42 y + 49 ) + 196 \geq 0 [/tex]
=> [tex] -3.( 3y - 7)^2 \geq - 196 [/tex]
=> [tex] 3.(3y - 7)^2 \leq 196 [/tex]
=> [tex] ( 3y - 7)^2 \leq \frac{196}{3} [/tex]
=> [tex] \frac{-14}{\sqrt{3}} \leq 3y + 7 \leq \frac{14}{\sqrt{3}}[/tex]
=> [tex] \frac{-14}{\sqrt{3}} - 7 \leq 3y \leq \frac{14}{\sqrt{3}} - 7 [/tex]
=> [tex] \frac{-14 - 7\sqrt{3}}{\sqrt{3}} \leq 3y \leq \frac{14 - 7\sqrt{3}}{\sqrt{3}} [/tex]
=> [tex] \frac{-14 - 7\sqrt{3}}{3.\sqrt{3}} \leq y \leq \frac{14 - 7\sqrt{3}}{3.\sqrt{3}} [/tex]
Do y nguyên nên :
[tex] - 5 \leq y \leq 5 [/tex]
Đến đây , bạn thay các giá trị của y để xét [tex] \Delta [/tex] là số chính phương => Nghiệm của bài toán. Nếu chỗ nào lập luận sai sót mong các bạn bỏ qua nhé !!!
[/font][/size]

mình góp vui 1 bài:
tìm các số nghuyên x,y thỏa mãn PT:
[TEX]x^2 + y^2 - 13(x-y) = 0[/TEX]
Ta có :
[tex] x^2 + y^2 - 13 ( x - y) = 0 [/tex]
[tex] => x^2 - 13x + y^2 + 13y = 0 [/tex]
Phương trình có nghiệm nguyên khi
[tex] \Delta_{x} [/tex] là số chính phương.
=> [tex] ( - 13 )^2 - 4.( y^2 + 13y ) = k^2 \geq 0 [/tex]
=> [tex] 169 - 4y^2 - 4.13y = k^2 [/tex]
=> [tex] - ( 4y^2 - 4.13y + 169 ) + 2.169 = k^2 [/tex]
=> [tex] 2.169 = k^2 + ( 2y - 13)^2 [/tex]
Ta có [tex] 2. 169 = 13^2 + 13^2 = 7^2 + 17^2 [/tex]
Từ đó giải phương trình với các giá trị vừa tìm được !!
( ĐK : [tex] k \geq 0 [/tex] )[/font][/size]
 
T

thai_lion97

minh ko viet dc tieng viet co dau sr

giai ho minh voi

1) x^2+xy+y^2=x^2y^2
2) x^2 - 2xy + 3 = 0
 
Last edited by a moderator:
M

maruco369

cho tớ hỏi mấy câu này với

1, tim nghiệm nguyên của pt: [TEX]32x^6+16y^6+4z^6=t^6[/TEX]
2, tìm các nghiệm nguyên của pt: [TEX]x^4+4x^3+7x^2+6x+4=y^2[/TEX]
3, tìm tất cả các cặp số nguyên dương(x;y) thoả mãn: [TEX](x+y)^3=(x-y-6)^2[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
B

bboy9a

giup minh lam bai nay voi

tim so nguyên x,y sao cho
x^x+(xy)^y=5489855287
moi nguoi giup minh lam voi nha de casio da nang 2011-2012:confused:
 
Q

quangltm

Phương trình nghiệm nguyên [Số chính phương]

Chứng minh phương trình nghiệm nguyên $13^{a} + 2^{b} 3^{c} = \omega^2$ chỉ có các nghiệm \begin{array}{r}
(a,b,c) = (1,2,2), (0,0,1), (0,3,0), (0,3,1), (0,4,1), (0,5,2), (2,6,1), (1,0,1), (1,0,5), (1,2,1), (1,2,3), (2,0,3), (2,10,5), (3,2,1).
\end{array}
 
Last edited by a moderator:
K

klekklek

phương trinh nghiem nguyên khó

1/Chứng minh phương trình sau vô nghiệm : x^3+5x+2=Y^2
2/Tìm nghiệm nguyên của phương trình : y^3-x^3= 2x+1
 
V

vansang02121998

$x^3+5x+2=y^2$

$\Leftrightarrow x(x-1)(x+1)+6x+2=y^2$

$\Leftrightarrow y^2 \equiv 2(mod3)$ ( Vô lí )

$\Rightarrow$ Phương trình vô nghiệm nguyên
 
M

minitoan

Phương trình nghiệm nguyên

Tìm tất cả số nguyên dương n sao cho A= n*4^n + 3^n chia hết cho 7
 
K

kanade_chan

Tìm x thuộc Z để A là số nguyên

tính :
1. S = (-1) + 2 +(-3) + 4 …+(-99) + 100
2. A = 1 – 3 + 5 – 7 + …+ 149 – 151
3. B = 2 – 4 + 6 – 8 + … + 102 – 104.
 
T

thinhrost1

1)
gif.latex

2)
gif.latex

3)
gif.latex
 
1

1um1nhemtho1

2, tìm các nghiệm nguyên của pt: [TEX]x^4+4x^3+7x^2+6x+4=y^2[/TEX]


$x^4+4x^3+7x^2+6x+4=y^2$
$<=> (x^4+4x^3+8x^2+8x+4) - x^2-2x-2 = y^2-2$
$<=> (x^2+2x+2)^2 - (x^2+2x+2) = y^2-2 (1)$
đặt $x^2+2x+2 = a$ $(a \ge 1$ và $a$ nguyên vì $x$ nguyên)
$(1)$ trở thành $a^2-a=y^2-2 $
$<=> 4a^2-4a= 4y^2 - 8 $
$<=> (2a-1)^2= 4y^2-7$
$<=> (2y-2a+1)(2y+2a-1)=7$
$=>$ xét các $TH =>$ .....
 
  • Like
Reactions: kido2006
Top Bottom