[Sinh 12] Đột biến số lượng NST

M

monkeya4ltt

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Thắc mắc bài tập đột biến gen của thầy Anh

1.Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi pôlipeptit do gen bình thường tổng hợp có số axit amin bằng nhau nhưng khác nhau ở axit amin thứ 80. Đột biến điểm trên gen cấu trúc này thuộc dạng
A. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 80. B. mất một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 80.
C. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 81. D. thêm một cặp nuclêôtit vào vị trí 80.
đáp án là C, cho mình hỏi sao không phải là a, không lẽ trừ bộ 3 mở đầu không tính vô sao các bạn??
câu 2 : Trên vùng mã hóa của một gen không phân mảnh, giả sử có sự thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 134 tính từ triplet mở đầu, thì prôtêin do gen này điều khiển tổng hợp bị thay đổi như thế nào so với prôtêin bình thường?
A. Prôtêin đột biến bị thay đổi axít amin thứ 45. B. Prôtêin đột biến bị thay đổi axít amin thứ 44.
C. Prôtêin đột biến bị mất axít amin thứ 44. D. Prôtêin đột biến bị mất axít amin thứ 45
đáp án là B, mình thắc mắc sao không phải là A
3.Mạch gốc của gen ban đầu 3' TAX TTX AAA...5'. Cho biết có bao nhiêu trường hợp thay thế nucleotit ở vị trí số 7 làm thay đổi codon này thành codon khác?

Mong các bạn giúp mình nha, cám ơn các bạn nhiều lắm
 
Y

yuper

1.Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi pôlipeptit do gen bình thường tổng hợp có số axit amin bằng nhau nhưng khác nhau ở axit amin thứ 80. Đột biến điểm trên gen cấu trúc này thuộc dạng
A. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 80. B. mất một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 80.
C. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 81. D. thêm một cặp nuclêôtit vào vị trí 80.
đáp án là C, cho mình hỏi sao không phải là a, không lẽ trừ bộ 3 mở đầu không tính vô sao các bạn??

- Đúng hế, sau khi tổng hợp xong thì 1 enzyme sẽ cắt a.a mở đầu, nên đột biến xảy ra ở bộ ba sô 81 trên gen

câu 2 : Trên vùng mã hóa của một gen không phân mảnh, giả sử có sự thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 134 tính từ triplet mở đầu, thì prôtêin do gen này điều khiển tổng hợp bị thay đổi như thế nào so với prôtêin bình thường?
A. Prôtêin đột biến bị thay đổi axít amin thứ 45. B. Prôtêin đột biến bị thay đổi axít amin thứ 44.
C. Prôtêin đột biến bị mất axít amin thứ 44. D. Prôtêin đột biến bị mất axít amin thứ 45
đáp án là B, mình thắc mắc sao không phải là A

- Câu này giải thích tương tự câu trên, Đột biến xảy ra ở bộ ba thứ 45 trên gen, sau khi tônge hợp xong chuỗi polypeptit, a.a mở đầu bị cắt bỏ nên a.a đó sẽ trở thành a.a số 44 chú không phải 45

3.Mạch gốc của gen ban đầu 3' TAX TTX AAA...5'. Cho biết có bao nhiêu trường hợp thay thế nucleotit ở vị trí số 7 làm thay đổi codon này thành codon khác?

- Bạn dựa vào bảng mã di truyền trang 11 SKG 12 nâng cao
 
V

vodicholympic

1. Xác định bộ NST 2n của loài trong các trường hợp sau:
a) TB đột biến 3n=9
b) TB đột biến 2n+1=13
c) TB đột biến 2n-2=14
d) TB đột biến 4n=16

2. Bộ NST lưỡng bôị của1 loài là 2n=46. Hãy xác định số luợng nST trong TB nếu:
a) Cơ thể ở dạng tứ nhiễm
b) Cơ thể ở dạng tam bộ

3. Xác định dạng thể đột biến và số loại giao tử tham gia hình thành thể đột biến đó Trong một số bệnh DT ở người:

a) Hội chứng đao, Claiphento, siêu nữ
b) Tớcnơ


~ Chú ý: Viết bài có dấu
~ Cảnh cáo lần 1
 
Last edited by a moderator:
D

ducdao_pvt

1
a) 2n=6
b) 2n=12
c) 2n=16
d) 2n=8

2.
a) 2n+2=48
b) 3n=69

3.

* Thể 3 nhiễm - giao tử: (n+1) x n ---> (2n+1)

- Down: (n+1) x n

- Claiphento: XY x X hoặc XX x Y

- Siêu nữ: XX x X

* Thể 1 nhiễm - giao tử: (n-1) x n ---> (2n-1)

- Tớcnơ: X x O
 
Last edited by a moderator:
T

trantehanh

Bai tap di truyen giai gium em voi

Từ 4 loại nu- sẽ tạo được bao nhiêu:
+ Bộ mã trong đó các nu hoàn toàn khác nhau?

+ Bộ mã chỉ chứa 2 loại nu?
 
D

ducdao_pvt

Từ 4 loại nu- sẽ tạo được bao nhiêu:
+ Bộ mã trong đó các nu hoàn toàn khác nhau?
+ Bộ mã chỉ chứa 2 loại nu?



Bài giải:

a. Bộ mã có dạng: [1][2][3]

- Ta có tất cả là 4 loại nu: A, U, G, X
- Do bộ mã cần tìm có các nu hoàn toàn khác nhau nên:

. Chọn [1] có 4 cách chọn
. .........[2]......3................
. .........[3]......2................

=> Theo quy tắc nhân, số bộ mã cần tìm là: 4.3.2 = 24

- Do bộ mã cần tìm chỉ chứa 2 loại nu nên: có dạng [1][2]

.Chọn [1] có 4 cách chọn
. ........[2]......3................

- Có 3 trường hợp, mỗi trường hợp là 1 cách sắp xếp khác nhau nên ta nhân 3 ( VD: AAT, ATA, TAA)

=> Theo quy tắc nhân, số bộ mã cần tìm là: (4.3).3 = 36
 
Last edited by a moderator:
N

nvtabc2

[Sinh 12] Đột biến số lượng nhiễm sắc thế

Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên mỗi cặp tương đồng được gọi là:
A. thể ba B thể ba kép C thể bốn D thể tứ bội
Đáp án là D
có ai giải thích dùm em câu này được không ạ, em nghĩ đáp án phải là thế 4
 
Last edited by a moderator:
D

ducdao_pvt

Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên mỗi cặp tương đồng được gọi là:
A. thể ba B thể ba kép C thể bốn D thể tứ bội
Đáp án là D
có ai giải thích dùm em câu này được không ạ, em nghĩ đáp án phải là thế 4


Bạn tưởng tượng thế này:
Cặp NST tương đồng: | |
Bây giờ thừa 2 chiếc: | | | |
Mà toàn bộ bộ NST đều như thế \Rightarrow D thể tứ bội
 
T

tat_dat

Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên mỗi cặp tương đồng được gọi là:
A. thể ba B thể ba kép C thể bốn D thể tứ bội
Đáp án là D
có ai giải thích dùm em câu này được không ạ, em nghĩ đáp án phải là thế 4

Cái này là thể bốn bạn ah.
Trước tiên cần lắm dõ có 2 kiểu đột biến chính là:
+ Đột biến cấu trúc
+ Đột biến số lượng

Cái bạn đang hỏi ở đây là đột biến số lượng NST. Trong Đột biến NST ta lại chia ra:
+ Đột biến lệch bội: tức là loại đột biến sảy ra ở 1 hoặc một số cặp NST
+ Đột biến đa bội là sảy ra làm tế bào đột biến chứa nhiều hơn hai lần số đơn bội NST ( bạn có thể hiểu số NST của dạng đột biến này là kn, trong đó k>2)

A. thể ba là 2n+3 (đột biến tăng 1 NST)
B thể ba kép giống với thể 3 nhưng nó ở dạng kép, trong kỳ trung gian của giảm phân
C thể bốn là 2n+2 (đột biến tăn 2 NST)
D thể tứ bội là 4n

Nếu câu hỏi ntn theo mình sẽ là thể tứ bội do nói thừa ra 2 NST, như vậy sẽ ứng với 2n+4 => thể 4
 
Last edited by a moderator:
P

phamdangtrieu

Vài câu thắc mắc

[FONT=&quot]1/Trên một đoạn ADN có 9 đơn vị tái bản đang hoạt động, trên mỗi đơn vị tái bản đều có 10 đoạn Okazaki. Số đoạn ARN mồi đã và đang hình thành là:
(câu này mấy bạn nói rõ cho mình biết, mình không biết gì về mấy bài có đọn Okazaki).
2/[/FONT]
Đột biến mất đoạn khác với chuyển đoạn không tương hỗ ở chỗ:
A. làm NST ngắn bớt đi vài gen. B. làm NST bị thiếu gen, đa số có hại cho cơ thể.
[FONT=&quot]C. đoạn bị đứt ra không gắn vào NST khác. [/FONT][FONT=&quot] D. đoạn bị đứt chỉ gồm một số cặp nuclêôtit.
3/[/FONT]
Thuyết tiến hoá tổng hợp đã giải thích sự tăng sức đề kháng của ruồi đối với DDT. Phát biểu nào dưới đây không chính xác?
A. Ruồi kiểu dại có kiểu gen AABBCCDD, có sức sống cao trong môi trường không có DDT.
B. Khi ngừng xử lý DDT thì dạng kháng DDT trong quần thể vẫn sinh trưởng, phát triển bình thường vì đã qua chọn lọc.
C. Giả sử tính kháng DDT là do 4 gen lặn a, b, c, d tác động bổ sung, sức đề kháng cao nhất thuộc về kiểu gen aabbccdd.
D. Khả năng chống DDT liên quan với những đột biến hoặc những tổ hợp đột biến đã phát sinh từ trước một cách ngẫu nhiên.

Các bạn giải thích giùm mình câu 2,3.Cảm ơn nhiều!!!
 
H

hocmai.sinhhoc

Một số câu hỏi thi thử đại học

Chào em!
1/Trên một đoạn ADN có 9 đơn vị tái bản đang hoạt động, trên mỗi đơn vị tái bản đều có 10 đoạn Okazaki. Số đoạn ARN mồi đã và đang hình thành là:
Ở câu này em cần chú ý: công thức tính đoạn mồi ARN = n+ 2, 9 đơn vị tái bản = (10+2).9 = 108, các em sẽ thắc mắc vì sao lạ + 2 mà không phải là 1, lí do vì trên 1 đơn vị tái bản có 2 chạc sao chép , 1 bên tổng hợp liên tục cần 2 đoạn mồi ARN, bên tổng hợp gián đoạn có n đoạn okazaki cần n đoạn mồi.
2/ Đột biến mất đoạn khác với chuyển đoạn không tương hỗ ở chỗ:
A. làm NST ngắn bớt đi vài gen. B. làm NST bị thiếu gen, đa số có hại cho cơ thể.
C. đoạn bị đứt ra không gắn vào NST khác.
D. đoạn bị đứt chỉ gồm một số cặp nuclêôtit.
3/
Thuyết tiến hoá tổng hợp đã giải thích sự tăng sức đề kháng của ruồi đối với DDT. Phát biểu nào dưới đây không chính xác?
A. Ruồi kiểu dại có kiểu gen AABBCCDD, có sức sống cao trong môi trường không có DDT.
B. Khi ngừng xử lý DDT thì dạng kháng DDT trong quần thể vẫn sinh trưởng, phát triển bình thường vì đã qua chọn lọc.
C. Giả sử tính kháng DDT là do 4 gen lặn a, b, c, d tác động bổ sung, sức đề kháng cao nhất thuộc về kiểu gen aabbccdd.
D. Khả năng chống DDT liên quan với những đột biến hoặc những tổ hợp đột biến đã phát sinh từ trước một cách ngẫu nhiên.

Câu này em xem lại ví dụ trong SGK nâng cao nhé!

 
P

phamdangtrieu

Ở câu 2, em vẫn không hiểu là: đột biến mất đoạn là do trao đổi không cân trong cặp NST tương đồng, thì đoạn bị đứt ra vẫn gắn vào một NST khác mà!??
Còn ở câu 3 thì đáp án trong đề là B, là sai phải không ạ?:confused:
 
T

touyakinomoto

Di truyền

1>
Số alen của gen I,II,III lần lượt là 2,3,4. Các gen phân li độc lập với nhau. Số kiểu gen đồng hợp và dị hợp về tất cả các gen trong QT ngẫu phối nói trên là:
A. 18,36
B. 24,18
C. 12,36
D. 24,36
2>
Bố mẹ chồng và người chồng mắc bệnh nhưng em gái và em trai chồng lại bình thường. Người vợ và mẹ vợ bình thường nhưng bố và em trai vợ mắc bệnh. Cặp vợ chồng trên mong muốn sinh hai người con có cả trai lẫn gái và đều không bị bệnh. Xác suất để họ thực hiện được mong muốn trên?
A. 1/12
B. 1/9
C. 9/32
D. 1/6
 
M

mu_vodoi

Số alen của gen I,II,III lần lượt là 2,3,4. Các gen phân li độc lập với nhau. Số kiểu gen đồng hợp và dị hợp về tất cả các gen trong QT ngẫu phối nói trên là:
A. 18,36
B. 24,18
C. 12,36
D. 24,36
Số KG đồng hợp là : 2*3*4=24
Số KG dị hợp là : 1*3*6=18
=> Đáp án : B
 
D

ducdao_pvt

Bố mẹ chồng và người chồng mắc bệnh nhưng em gái và em trai chồng lại bình thường. Người vợ và mẹ vợ bình thường nhưng bố và em trai vợ mắc bệnh. Cặp vợ chồng trên mong muốn sinh hai người con có cả trai lẫn gái và đều không bị bệnh. Xác suất để họ thực hiện được mong muốn trên?
A. 1/12
B. 1/9
C. 9/32
D. 1/6

Bố mẹ chồng và người chồng mắc bệnh nhưng em gái và em trai chồng lại bình thường
P: Aa (bệnh) x Aa (bệnh)
F1: 1AA: 2Aa: 1aa (BT)
\Rightarrow XS chồng bệnh: 2/3 (Aa)
Người vợ và mẹ vợ bình thường nhưng bố và em trai vợ mắc bệnh
P: aa x Aa
F1: Aa: aa
\Rightarrow XS vợ: 1 aa
P: Aa x aa
F1: Aa: aa
Trai, gái không bệnh: 1/2.1/2
\Rightarrow XS: 2/3.[TEX]C^1_2[/TEX].(1/2.1/2).(1/2.1/2) = 1/12 \Rightarrow A
 
Last edited by a moderator:
B

bdh_115

Ở câu 2, em vẫn không hiểu là: đột biến mất đoạn là do trao đổi không cân trong cặp NST tương đồng, thì đoạn bị đứt ra vẫn gắn vào một NST khác mà!??
Còn ở câu 3 thì đáp án trong đề là B, là sai phải không ạ?:confused:
NST tồn tại thành dạng 2 NST tương đồng gồm 2 chiếc,1 có nguồn gốc từ bố,một có nguồn gốc từ mẹ,một đoạn trên chiếc này bị mất và gắn vào chiếc kia,tức là mất đoạn NST chỉ xảy ra trong nội bộ cặp NST tương đồng đó thôi chứ đoạn mất không có gắn vào cặp NST khác .Vậy nên đột biến mất đoạn thường đi kèm với đột biến lặp đoạn đó bạn,một chiếc bị mất đi nhưng chiếc kia lại thêm vào làm cặp NST đó có kích thước không cân nữa,một bên dài,một bên ngắn
 
T

thien_vu

- Đúng hế, sau khi tổng hợp xong thì 1 enzyme sẽ cắt a.a mở đầu, nên đột biến xảy ra ở bộ ba sô 81 trên gen



- Câu này giải thích tương tự câu trên, Đột biến xảy ra ở bộ ba thứ 45 trên gen, sau khi tônge hợp xong chuỗi polypeptit, a.a mở đầu bị cắt bỏ nên a.a đó sẽ trở thành a.a số 44 chú không phải 45



- Bạn dựa vào bảng mã di truyền trang 11 SKG 12 nâng cao

b nói rõ hơn được không ? khó hiểu quá.......
 
T

thuytatamy

!!!!

Tớ nghĩ Là bộ ba thứ 1 mã hoá aa mở đầu Bộ ba thứ 2 mã Hoá cho aa thứ 1nên khác nhau ở aa thứ 80 phải là thay thế cặp nu ở bộ ba thứ 81
 
Last edited by a moderator:
V

vippro9xxxxx

Tớ nghĩ Là bộ ba thứ 1 mã hoá aa mở đầu Bộ ba thứ 2 mã Hoá cho aa thứ 1nên khác nhau ở aa thứ 80 phải là thay thế cặp nu ở bộ ba thứ 81

trong quá trình tổng hợp poli, sau khi đã tổng hợp xong các aa thì sẽ xãy ra quá trình cắt aa mở đầu để tạo ra chuỗi poli hoàn chỉnh có thể thực hiện chức năng, giả sử ta có chuỗi poli hoàn chỉnh gồm 5aa là: aa1--aa2--aa3--aa4--aa5, đột biến xảy ra ở aa3 chẳng hạn, vậy số aa thực tế trong chuỗi ban đầu( chưa cắt) là ( t không nói về aa cuối cùng vì nó không được mã hóa): aa mởđầu--aa1--aa2--aa3--aa4--aa5, vậy bây giờ aa3 sẽ trở thành aa4, nên 80 lại trở thành 81 đó bạn
 
Top Bottom