Sử 8 Khia thác thuộc địa

D

duyandmichael

Thực dân Pháp đã thực hiện Chính sách về kinh tế trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914)
*Nông nghiệp:
- TDP đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đát
- Bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô.
* Công nghiệp:
- Tập trung vào khai thác than và kim loại
- Xây dựng một số cơ sở công nghiệp như xi măng, gạch, ngói, điện, nước...
* Giao thông vận tải:
- Xây dựng hệ thống giao thông vận tải để tăng cường bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
*Thương nghiệp
- Nắm giữ độc quyền về thị trường.
- Tăng thêm các loại thuế và đánh thuế nặng.
+=>Mục đích:
Vơ vét, bóc lột sức người, sức của của nhân dân Việt Nam để làm giàu cho tư bản Pháp.
Chính sách về văn hóa, giáo dục.
- Giai đoạn đầu Pháp duy trì neèn giáo dục của thời phong kiến.
- Về sau Pháp mở trường học mới cùng một số cơ sở văn hóa, y tế.
- Hệ thống giáo dục phổ thông gồm ba bậc: Ấu học,Tiểu học, trung học.
=> Mục đích: Đào tạo một lớp người bản xứ phục vụ cho công việc cai trị.
Những chuyển biến của xã hội Việt Nam .
* Các vùng nông thôn.:
-- Số lượng giai cấp địa chủ, phong kiến ngày càng đông thêm.
Một bộ phận câu kết với đế quốc để để áp bức bóc lột nhân dân. Một số địa chủ vừa và nhỏ còn có tinh thần yêu nước.
- Cuộc sống của nông dân cơ cực trăm bề: bị tước đoạt ruộng đất, chịu nhiều thứ thuế, bị phá sản...
Nông dân căm ghét chế độ bóc lột của TDP , ý thức dân tộc sâu sắc, sẵn sàng tham gia các phong trào đấu tranh.
* Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp tầng lớp mới
- Cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 đô thị Việt Nam ra đời và phát triển ngày càng nhiều: Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn- Chợ Lớn, Nam Định, Hòn Gai, Vinh....-Cùng với sự phát triển của đô thị một số giai cấp, tầng lớp mới ra đời:
+ Tầng lớp tư sản: Là các nhà thầu khoán, đại lí, chủ xưởng... bị tư bản Pháp chèn ép, bị lệ thuộc vào kinh tế . Họ chưa tỏ rõ thái độ với các cuộc vận động cách mạng, giải phóng dân tộc.
+ Tiểu tư sản thành thị: Là các chủ xưởng thủ công nhỏ, những viên chức cấp thấp như nhà giáo, thư kí, học sinh... có ý thức dân tộc ,Tích cực tham gia vào các cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ 20.
+ Công nhân: Phần lớn xuất thân từ nông dân, họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột
Nên có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống bọn chủ đòi cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt.
 
  • Like
Reactions: Annabell
D

dieuanh_23111998

cám ơn bạn về bài viết nhưng ở đây mình muốn hỏi là những chính sách khai thác thuộc địa có tác động đến xã hội Việt Nam như thế nào chứ mình không hỏi những chính sách kinh tế của td Pháp. Còn câu 2 thì cũng được

dù gì thì cũng cảm ơn bạn về bài viết
 
D

duyandmichael

uk! Bạn nói đúng rồi!
Theo mình nghĩ câu 1 trả lời như thế này!
Những chính sách của td Pháp đã tác động lên xã hội việt nam:
+Đẩy người việt nam thành những con người chỉ biết phục tùng cho td Pháp bằng các chính sách về giáo dục( "bần cùng hóa, "ngu dân")
+Tính chất của nền kinh tế và xã hội VN có những biến đổi, nền kinh tế VN từ một nền kinh tế phong kiến độc lập đã trở thành một nền kinh tế mang tính chất tư bản thực dân và một phần phong kiến.
+Xã hội Việt Nam từ một xã hội phong kiến độc lập đã biến đổi thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến: trong đó các giai cấp và tầng lớp trong xã hội bị phân hoá sâu sắc, kéo theo sự biến đổi của các mâu thuẫn đối kháng.
+Tính chất xã hội thay đổi: từ một xã hội phong kiến độc lập trở thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Kết cấu xã hội thay đổi: các giai cấp trong xã hội cũ bị phân hoá sâu sắc, bên cạnh đó xuất hiện những giai cấp mới.( Giai cấp nông dân, địa chủ phong kiến , tư sản , tầng lớp tiểu tư sản, giai cấp công nhân)
Như rứa thôi, bạn tham khảo thử đi!
 
C

changruabecon

Trả lời

Câu này trong đề cương ôn tập sử của tụi mình. Bạn có thể trả lời dựa theo sườn ý bài như sau
Chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của Pháp đã khiến cho đất nước ta chịu 1 tác động to lớn và biến đổi sâu sắc
-Ở nông thôn:+Nông dân đều lâm vào cảnh nghèo khổ , không lối thoát. Họ bị tước đoạt ruộng đất, chịu đủ loại thuế, bóc lột từ địa chủ
=> Thái độ:Căm ghét chế độ bóc lột của TD Pháp cùng với ý thức dân tộc sâu sắc, họ sẵn sàng tham gia, hưởng ứng các cuộc khởi nghĩa.
+địa chủ:(pk) làm tay sai cho thực dân Pháp , số lượng ngày càng đông , một số câu kết với đế quốc để áp bức bóc lột nhân dân, chỉ có mọt số ít người tham gia vào các cuộc khởi nghĩa,..
=>Thái độ:dửng dưng trước vận mệnh đất nước,dễ dàng chịu đầu hàng trước quân xâm lược.
-Thành thị : giai cấp mới xuất hiện khi đô thị xuất hiện và phát triển:
+tư sản , tiểu tư sản:bị chèn ép bởi chính quyền thực dân .Họ bị lệ thuộc, yếu ớit về mặt kinh tế.
=> Chưa dám tổ thái độ hưởng ứng hay các cuộc c/m giải phóng dân tộc, có cuộc sống dễ chịu hơn nông dân nhưng rất bấp bênh.Là những người có ý thức dân tộc , tích cực tham gia vào các cuộc vận động.
+Công nhân:xuất thân từ nông dân. có mối quan hệ mật thiết với nông dân, bị thực dân pháp bóc lột sức lao động nên sớm có ý thức, tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống chủ, đồi caỉo thiện đời sống. Chính họ là người sẽ"đào mồ chôn chặt chủ nghĩa tư bản", có vai trò quan trọng góp phần thành công cho cuộc c/m

p/s:ở đây bạn nên tập trung nói về nguồn gốc của các giai cấp và thái độ của họ.:p:p:p:p:p:p đây chính là 2 cái mấu chốt củ bài mà bạn cần triển khai

 
Top Bottom