[văn 8]Nghị luận câu nói của M. Gô-rơ-ki: Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức...

R

ryumikito

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ĐỀ: Câu nói của M. Go-rơ-ki "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống"gợi cho em nhứng suy nghĩ gì?
Trong khi từng khắc của dòng thời gian bất tận trôi qua thì xã hội lại từng lúc một phát triển hơn. Từng bước đi lên vững chắc của xã hội chính là nhờ vào kho tàng kiến thức nhân loại đã đúc kết từ bao đời nay, mà sách chính là chiếc cầu tri thức đã nối giữa không gian này với không gian khác, giữa thời đại trước với thời đại sau. Không có cách giải trí nào rẻ hơn đọc sách, cũng không có sự thú vị nào bền lâu hơn đọc sách, cho nên khi nhận định về sách , M.Go-rơ-ki đã nói :”Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

Sách là một kho tàng huyền bí làm kích thích sự tò mò của biết bao người . Vậy chính xác thì sách là gì? Sách là những trang giấy ghi lại các sự kiện đời sống, các phát minh khoa học, những diễn biến lịch sử, các kiến thức tự nhiên, các tác phẩm văn học,… của nhân loại. Tóm lại, sách là một kho tàng tri thức vô tận cung cấp cho ta mọi kiến thức trong cuộc sống. Nhưng kiến thức ở đây không chỉ là sự hiểu biết về thế giới xung quanh một cách khoa học mà còn là sự khai tâm mở trí cho tâm hồn con người để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Do đó, sách còn là một phương tiện giúp chúng ta rèn luyện nhân cách con người thông qua các tư tưởng, chân lí đường đời mà lớp người đi trước đã tìm ra được.

Trong giai đoạn xã hội phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Mà "không có sách thì không có tri thức", ngoài việc học ở trường lớp thì thực tế, sách là người bạn không thể thiếu của con người giúp chúng ta nâng cao trí thức lẫn nhân cách. Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những bí ẩn sâu sắc của thế giới xung quanh: từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Sách đưa ta vào thế giới cụa lớn như thiên hà, cực nhỏ như các hạt vật chất. Sách có sức sống phi thường vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian đứa ta “trở về quá khứ”, tìm đến những biến cố lịch sử, những cuộc đấu tranh ác chiến của các triều đại xưa. Hoặc chắp cánh cho ta tưởng tượng tới ngày mai hoặc giúp ta hiểu sâu hơn hiện tại. Sách văn học đưa ta vào một thế giới của những tâm hồn con người đủ các thời đại để ta thông cảm với những cuộc đời, chia sẻ những niềm vui, nỗi đau dân tộc và nhân loại. Sách không chỉ giúp mở mang kiến thức mà con đem đến nguồn hạnh phúc,sự thanh thản cho tâm hồn. Chính nhờ có sách mà đôi khi, con người ta khám phá ra sức mạnh của bản thân, tìm ra chân lí thiết thực cho con đường đời của chinh mình, mở rộng thêm tầm hiểu biết về thế giới xung quanh,... Thực tế trong những trang sử nhân loại đã chứng minh được điều đó. Nhiều nhà phát minh, Bác học trên thế giới cũng thành công qua việc tự học, tự mài mò qua sách như Êđixơn, An-be Anh-xtanh,... Hay chính vị lãnh tụ vĩ đại của nước Việt Nam ta- Chủ tịch Hồ Chí Minh qua việc chịu khó đọc sách, đã phát hiện và ứng dụng chủ nghĩa Mác lê-nin vào con đường giải phóng dân tộc, cuối cùng đã thành công, giúp dân ta thoát khỏi cảnh nô lệ. Đó chẳng phải đều là những nhân chứng hùng hồn cho câu nói của M. Go-rơ-ki: :”Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Từ đó ta thấy mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ đưa ta tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất.

Với vai trò lớn lao như thế, ta thấy sách là một vật nhỏ bé nhưng vĩ đại. Thế mà trong xã hội ngày nay, không ít những thành phần lười đọc sách, khinh chê và không tôn trọng sách. Họ không biết rằng sách chứa đựng kiến thức, kiến thức lại bao bọc thành công. Không một ai bước đi trên con đường thành đạt mà không song hành cùng kiến thức. Không có kiến thức, con người sẽ trở nên vô dụng, lạc hậu, thấp kém trong một xã hội hiện đại hóa như bây gi. Thế giới này sẽ ra sao nếu không có sách, không có kiến thức? Mọi thứ sẽ bước vào một thời kì tăm tối của sự ngu ***. Lúc này chỉ có kiến thức mới là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa tương lai tốt đẹp, là con đường sống duy nhất của con người.

Sách là cây đèn thần soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi nhất và tăm tối nhất của cuộc đời. Vì vậy ta phải yêu sách. Phải chăm chỉ đọc sách mà thực sự hiểu nó, đam mê nó. Tuy nhiên, ta cần chọn lọc ra những kiến thức hữu dụng và đúng đắn- Một cuốn sách tốt mở ra thì gợi niềm hy vọng, khép lại thì đem lại điều hữu ích. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần biến những kiến thức trong sách vở thành thực tế qua thực hành ứng dụng vào thực tiển cuộc sống. Quan trọng là thái độ của chúng ta đối với sách, cần yêu quý, giữ gìn và nâng niu sách như một báu vật.

Quả thật câu nói của M.Go-rơ-ki là một lời khuyên vô cùng chính xác. Sách đúng là kho tàng trí tuệ của nhân loại là giá trị vô giá của loài ngươi. Tuy sách rất quí nhưng không tự đến với con người mà con người phải tìm lấy sách để đọc. Chỉ có việc đọc sách mới đưa con người đến một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn.



Đây là bài làm của riêng mình đã được đúc kết từ các tư liệu trên mạng, các bạn cứ từ từ tham khảo khi cần thiết nhé! :)
 
D

dunghahi

Mỵ và A Phủ là một đôi thanh mai trúc mã, họ thực lòng thực dạ yêu nhau quên trời quên đất, mặt dù quá xá người cản trở nhưng họ củng lấy được nhau bằng cách dắt nhau đi vô rừng. Gia đình nhà thống lý bá tra là chồng trước của Mỵ đã kéo đế, Mỵ dung cùi chỏ lên, đánh cho bọn nó tang tát hết trơn, mỵ lại giù A phủ vô nhà, miệng của Mỵ rỉ rỉ mấy giọt máu. Nhà Tô Hoài đã đề cao giá trị nhân đạo bằng cách cho cô mỵ đánh bọn cường hào ác bá kia đề dành lấy tự do và tình yêu chung thủy. ( Kính thưa thầy cô, em sắp bị khống rồi, lạy thầy cô chấm nương tay cho em nhờ cậy, để thấy cô tích đứt, em cảm ơn)"

Những bài văn như thế này không thiếu. Có em chỉ cọ quẹt đôi ba dòng, viết lại cái đề rồi bỏ luôn phần còn lại. Bài làm văn được 1 hay 1,5 điểm phần lớn đều rơi vào trường hợp này. Các em cứ viết linh tinh, “quên trời quên đất”, được chăng hay chớ, miễn là có Mỵ và A Phủ mà chẳng cần biết mình viết gì.

Giáo viên chấm bài thi mà cứ tức anh ách. Không biết trong số mấy nghìn bài ở đây, có bài nào của học trò trong lớp mình dạy không. Điều mà mình dạy với điều mà học trò học chưa chắc đã giống nhau, bởi thế mới có mấy đoạn văn “đi mây về gió” như thế này:

- “Tây Tiến là một địa danh nổi tiếng ở miền tây, Quang Dũng đi bộ đội vào miền Nam, sau đó ra miền bắc rồi về miền tây nam bộ rồi lại ra miền tây. Quang Dũng kêu gọi các học sinh sinh viên Hà Nội lênh đường đánh giặc và bản thân ông làm tướng công công đồn dũng sĩ giết sách bọn giặc giả mang tàn nhẫn, quét sạch luôn bọn phong kiến ác ôn”.

- “Mỵ đi ngay ra gốc cây ở ngoài rừng, ngồi phịch xuống cái gốc cây mà khóc, A Phủ trông thấy liền gọi Mỵ dậy và tặng cho Mỵ một con dao để Mỵ cắt dây trói”.

- “ Tại sao Mỵ phải lấy A Phủ, A phủ là một thằng nhà giàu độc ác tượng trưng cho bọn thực dân dã mang, chúng nó thực sự đàng áp nhân dân ta dìm nhân dân ta trong bể máu”.

Khi đọc xong đoạn văn này nhiều giám khảo chấm thi cũng lắc đầu ngao ngán vì không thể hiểu nổi là thí sinh đang định diễn đạt điều gì.

“Qua một cặp vợ chồng trong đời sống hàng ngày, họ sống giản dị, trôi theo dòng sông đưa đẩy, họ được mọi người mến mộ tác phẩm làm cho nhà thơ không phải quên, không phải văn chương nào cũng có lòng nhân đạo nói lên rất ư là nổi bật, đó sáng tác rất nổi bật”.

Những lời van xin khổ sở

- “Cầu xin thày cô chấm dễ dễ cho em, em bị bể tủ rồi, nếu mà em dưới năm điểm môn này thì chắc em rớt quá, thầy cô làm ơn làm phước đi mà”.

- “Chắc là em đành phải xuôi tay theo số phận ang bài quá rồi thầy cô ơi, chuyến này em rớt thiệt rồi. Hỡi ơi, đời em còn khổ hơn đời cô Mỵ nữa”.

Đọc những bài thi, mới nhận ra khả năng bình luận văn chương của các nhà phê bình văn học kém hẳn so với “ tài năng” của các em: “Có thể chắc chắn một điều chắc chắn rằng, trong Tây tiến đã phơi bày của mình hết sức trầm trọng làm chúng ta hiểu biết về ông rất là nhiều”.

Còn đây là một kiểu suy diễn... chết người, ai manh nha tham vọng thành nhà thơ, đọc rồi sẽ tuyên bố bỏ nghề làm thơ:

“Quân xanh màu lá tức là màu xanh của màu huy vọng mông rằng quân ta tòn thắng”; “ Sông Mã gầm lên là vì tuy các anh đã được dùi xâu dưới lòng đất đến thiên nhiên cảnh vật cũng phải khiếp sợ huống chi là con người nên sông mã mới gằm lên um sùm như thế chứ”; “Chiến trường đi không tiếc đời anh đời anh câu thơ thực là dí dỏm tinh nghịch quá”. Quang Dũng mà sống lại có lẽ cũng phải... bó tay!

Còn tác giả của “Dế Mèn” yêu quí của bạn nhỏ thì không biết sẽ bình luận gì trước những nhà bình luận văn chương tài ba này:

“Mỳ và A Sử sống gần gủi thân mặt nhau dần dần nảy sinh tình cảm, hạnh phúc xuất phát từ sự đau khổ xã hội phong kiến lại không chấp nhận mối nhân duyên ấy nên họ càng đau khổ càng mất hạnh phúc”.

Còn giám thị ắt hẳn sẽ kinh hoàng khi đọc thấy cái mở bài này: “Hôm nay, bữa thi đầu tiên, thấy thầy giám thị phát đề văn, thầy đi đi lại lại, y chang mấy người lính tây tiến nên em có cảm hứng phân tích một đoạn bài Tây Tiến”.

Tổ trưởng tổ chấm văn của một trường cấp 3 nói nửa đùa nửa thật: “Các thầy cô đừng có bắt lỗi chính tả làm gì, bắt lỗi chính tả thì không còn thời gian để chấm bài nữa, kệ, miễn học sinh viết được tiếng Việt thì thôi, mình đọc hiểu là được rồi, đừng có viết thành tiếng Tây tiếng Tàu là được. Một mắt nhắm, một mắt mở mà chấm, chấm mà mở hai mắt thì tối ngủ gặp ác mộng đó, tụi nó tưởng tượng khiếp quá mà”.


Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu" - Đó là đề tập làm văn trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vừa diễn ra ở tỉnh nọ. Xin trích nguyên văn từ 10 bài làm của học sinh:

1. Hình dáng của bà nội rất là thấp được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa… Tính tình cụ già rất là bực bội… Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì mà thôi.

2. Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, miệng cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2, 3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân.

3. Bà cụ ngoài 30 tuổi. 8O

4. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều dài một mét sáu.

5. Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cá hố.

6. Hình dáng của ông ấy rất bình thường chiều rộng một mét, chiều cao hai mét.

7. Mỗi khi ông cười hàm răng của ông không còn trắng và chắc như trước nữa mà đã gãy bốn cái răng. Khuôn mặt của ông không còn đẹp trai như trước nữa mà rất nhăn nhó, ông cười cũng như là ông giận. :evil:

8. Khuôn mặt ông bầu bĩnh; đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng; dáng đi của ông rất khoang thai và cái miệng của ông như trái tim rất mảnh liệt.

9. Ông của em dài thì bằng mười mét và không mập. :-D

10. Ông em cao khoảng 1m, khung mặt của ông như trái song. ;-)

Em hãy tả con lợn nhà em:
"con lợn nhà em đầu tròn như quả bóng da, người nó hình cái hộp các-tông còn cái đuôi thì giống cái chân chống xe máy!"

commentaire: thời buổi này, có nhà nào có lợn đâu mà tả. ---
2 anh em sinh đôi nhà nọ học chung 1 lớp, nen bài vở có phần hơi giống nhau. 1 lần làm bài văn tả cơn mưa. anh viết "tiếng mưa rơi trên tàu lá chuối lộp độp". em ngó sang thấy phục anh quá, liền chép ngay vào vở mình "tiếng mưa rơi trên tàu lá chuối leng keng"!

commentaire: từ tượng thanh có vấn đề. ---
em hãy tả bạn em
"bạn em ko cao ko thấp, trung bình. bạn em ko gầy, ko béo, trung bình. bạn em ko đen ko trắng, trung binh. bạn em ko giỏi ko kém, trung bình..."

commentaire: điệp ngữ đây, điệp ngữ đây. ---
em hãy tả đêm giao thừa
"em bước ra sân để chuẩn bị thắp hương giao thừa. ánh trăng tròn vằng vặc soi rõ khu tập thể, làm những chiếc lá sáng lên loang laóng..."

commentaire: bốc phét quá đà. theo lịch mặt trăng thì đêm giao thừa ko có trăng. ---
em hãy kể lại tác phẩm Tắt đèn của NTT
"Chị Dậu rón rén bưng bát cháo hành vào cho anh Pha ăn"!!!!

commentaire: trong văn học 30-45, nhẫm lẫn là chuyện thường tình.! ---
em hãy tả con gà trống nhà em
"chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái " !?
commentaire: tội nghiệp trẻ con bây giờ, ít được gần với tự nhiên, cây cỏ, động vật ---
Chuyện này cũng có thật nè: Trích bài văn bình tác phẩm Tắt đèn
"Chị Dậu, như người ta vẫn nói 'con giun xéo lắm cũng quằn', đã nói với bọn lính lệ như thế này 'Mày động vào chồng bà đi, rồi bà cho bà cho mày xem'. Và chị cho chúng nó xem thật."
Không hiểu là xem cái gì nhỉ?
---
"áng văn" độc đáo
"Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ. Tức mình, em ném nó què chân".

Comment: Có lẽ em này chuyên đọc những truyện tranh kiểu như: "Ðấm! Ðá! Hự ! Bụp!..." ---
Tả sinh hoạt một buổi tối ở gia đình em
"Ăn cơm xong, bố em ngồi uống nước, mẹ em thì rửa bát, còn chúng em cất xoong nồi. Bỗng điện phụt tắt. Bố em bảo: 'Thôi, hôm nay lại mất điện, cả nhà mình đi ngủ sớm!'"

Comment: Có khả năng nhà học sinh này ở khu vực hay bị ông điện cắt đột xuất. ---
tả cô giáo
"Chiều dài của cô giáo em là..., chiều rộng của cô giáo em là..."

Comment: Một học sinh giỏi toán của lớp,! bố ; mẹ suốt ngày bắt "làm toán đi" · ---
"Tưởng tượng mình là Thánh Gióng lên tâu với Ngọc Hoàng những việc mình đã làm dưới trần gian"
"Lên đến cổng trời, ta gặp ngay ông Thiên Lôi, ông ấy cười khà khà vỗ vai ta và rủ ta vào nhà ông ấy làm vài chén rượu cho đã"
---
tả tiết học trong lớp
"... Cô giáo em đang giảng bài, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa như làm ám hiệu: Cạch... cạch... cạch. Và sau làn kính mờ là một bóng đen đứng lặng im. Cô giáo em rón rén ra mở cửa, cả lớp im lặng hồi hộp... Trời! Thì ra là bác hội trưởng hội phụ huynh của lớp..."

Comment: học sinh mê truyện trinh thám · ---
"Em hãy tả bà nội thân yêu trong gia đình em"
"... Bà nội em rất hiền. Mắt bà một mí nhìn sụp xuống. Bà khoái ăn trầu, ngày nào cũng ăn, nhổ ra cái nước đỏ lòm. Bà rất thích đánh em vì em hay trốn ngủ trưa. Cái roi bà giấu sau cánh cửa. Bà sai em đi mua cho bà ly chè sương sa, bánh lọt. Vừa đi em vừa húp bớt lớp nước dừa ở trên vì nó béo lắm. Về nhà nhìn ly nước, bà sai em ra xin thêm nước dừa và chê bà bán hàng hà tiện nước dừa. Em đâu có dám xin thêm. Bà em rất cao. Thân bà cao bảy thước. Gần nhà em có mấy cái cô bán bia ôm, buổi trưa hay la lối, cười giỡn om sòm với mấy cái ông lạ hoắc ở đâu tới. Bà tức lắm, chống! nạ ;nh chửi qua. Mấy cô thấy bà cao lớn, không dám chửi lại"
Comment: học sinh "tả thực"
---
giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh"
"Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ..."
---
giải thích câu tục ngữ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ"
"Câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa, chúng thấy có một con bị đau là cả bọn bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hoá"
---
Tả đôi mắt của ông:

"Mắt ông em lờ dờ, lòng đen đã mờ dần em nhìn vào mắt ông hình như tất cả đều trắng dã"!
---


*/ Chuyện kể về một anh sinh viên người Hung sang Việt Nam làm nghiên cưú sinh môn tiếng Việt.

Cuối đợt nghiên cứu trường ÐHQG Hà Nội tổ chức một kì thi gọi là kiểm tra trình độ của từng nghiên cứu sinh. Ðề văn ra như sau:

"Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương."

Ðọc xong đề, anh chàng sinh viên khoái trí lắm vì nghĩ rằng không có gì là khó, nhất là khi anh có mang theo cả từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều:

"Gió đưa (được) cành trúc" thì ắt hẳn phảtráng?).
sâu vào
 
N

ngoctrangcn1998

M.Gorki đã nói: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thưc mới là con đường sống”.

BÀI LÀM

Một cuốn sách tốt mở ra thì gợi niềm hy vọng…
Khi đất nước mỗi ngày một tiến bộ, thì nhu cầu hưởng thụ, tiếp nhận thông tin để phát triển trí tuệ, tâm hồn… càng cao. Các phương tiện truyền thong như tivi, báo chí, internet càng thể hiện rõ giá trị, vai trò của mình. Một trong những thứ quan trọng nhất, giúp ta trau dồi kiến thức cũng như nhận thức cá nhân chính là sách. Sách- một người thầy, người bạn lớn của mỗi chúng ta, đúng như M.Gorki đã nói: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thưc mới là con đường sống”.
Câu nói của M.Goroki được bắt đầu bằng từ “hãy” cho thấy đây là một lời khuyên, lời yêu cầu, thể hiện quan điểm của ông về 2 thứ: “kiến thức con người” và “sách”. Chúng là 2 thứ tưởng chừng khác biệt nhau vì chúng ở 2 thể khác nhau, một tồn tại dưới dạng “vật chất” (sách), một thì tồn tại dưới dạng “tinh thần”, bằng những gì mình tích lũy được, thế nhưng lại bao trùm lấy nhau, tạo nên mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ. Kiến thức là một khái niệm trừu tượng mà mỗi con người đều mong muốn, khao khát có được nó trên đường đua của nhân loại. Nó là con đường duy nhất để giúp mỗi con người không chỉ vượt lên chính bản thân mình mà còn là vượt lên trên những con người khác. Kiến thức có nhiều ý nghĩa tùy theo văn cảnh, các thông tin, các tài liệu, các cơ sở lý luận, các kỹ năng khác nhau, đạt được bởi một tổ chức hay một cá nhân thông qua các trải nghiệm thực tế hay thông qua sự giáo dục đào tạo; các hiểu biết về lý thuyết hay thực tế về một đối tượng, một vấn đề, có thể lý giải được về nó. Có thể là những gì đã biết, đã được hiểu biết trong một lĩnh vực cụ thể hay toàn bộ, trong tổng thể. Tri thức giành được thông qua các quá trình nhận thức phức tạp: quá trình tri giác, quá trình học tập, tiếp thu, quá trình giao tiếp, quá trình tranh luận, quá trình lý luận, hay kết hợp các quá trình này.
Kiến thức khai sáng cho nền văn minh nhân loại. Con người từ xưa đến nay sống nhờ vào kiến thức mình có, kiến thức mở đường cho con người đi đến tương lai, càng tích lũy kiến thức, con người càng mở rộng những hiểu biết của mình về nhiều khía cạnh của một vấn đề hay về nhiều vấn đề. Hãy thử hình dung nếu con người không có tri thức, con người sẽ không còn là con người mà là một động vật cấp thấp nào đó trong tự nhiên, con người sẽ nhỏ bé, sống khắc khoải, không biết sự mở đầu, không biết khi nào sẽ là kết thúc, sống một cách vô định... nhưng con người có một thứ mà không một sinh vật nào trên trái đất này có thể sánh bằng. đó là tri thức, nó vừa là một thứ vũ khí vô cùng lợi hại giúp con người gạt bỏ đi những hiểm nguy rình rập, vừa là sự hiểu biết về thế giới xung quanh muôn màu muôn vẻ, nhận thức được sự sống. Con người dùng tri thức của mình cho nhiều mục đích khác nhau. tri thức đưa con người vượt xuyên thời đại, tái hiện một hoàn cảnh lịch sử, gợi lên một hình ảnh trong tương lai. tri thức mang con người lên tầm cao của sự thành công cuộc sống và sự tồn tại.
Kiến thức nằm trong rất nhiều thứ, qua lời giảng của thầy cô, báo chí, cuộc sống của chúng ta,…, đặc biệt là sách-một người bạn lớn. Sách là dạng tài liệu cung cấp thông tin, kiến thức về nhiều vấn đề khác nhau trong đời sống xã hội . Sách như chiếc hộp đựng mọi thứ, trong đó có kiến thức, kinh nghiệm sống và cả cảm xúc con người. Ngoài ra nó còn là những viên gạch xây nên những thành tựu của con người. sách là những điều mới lạ mà ta đang khai phá cho chính bản thân mình. Là phương tiện tuyền đạt kiến thức vượt không gian và thời gian, là cách giải trí ko bao h lỗi thời của loài người và là nguồn tài liệu khồng lồ.
Trong cuộc đời mỗi người, từ khi còn nhỏ đến lúc lớn lên học tập đều cần có sách.Vậy sách là kho tàng vô cùng quý giá đối với nhân loại, là nguồn kiến thức vô tận và không bao giờ cạn kiệt. Sách cũng chính là người bạn luôn cùng ta chia sẻ những cảm xúc của cuộc sống. Cũng như chúng ta đều biết, "Không có sách thì không có tri thức" ngoài việc học ở ngoài đời, thực tế cuộc sống, từ mọi người xung quanh thì sách là người bạn không thể thiếu của con người. Đó là nguồn tri thức vô giá mà mỗi chúng ta có thể tự tìm tòi trong suốt cuộc đời của mình.Nó là nguồn kiến thức vô tận của nhân loại. Khi đọc sách ta sẽ có cảm giác như mình như đang được dẫn dắt vào Thế Giới của sách, ta sẽ thấy hiểu rõ hơn biết thêm nhiều điều hay.Cũng như M.Gorki nói:"Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khác cuộc sống". Câu nói của M.Gorki thì lại càng tuyết phục vì nó đúc kết từ chính cuộc đời ông, không được đến trường nhiều. Ông không học qua trường lớp nhiều nhưng lại có cái nhìn phong phú và tinh tế về cuộc sống, ông để lại cho đời nhiều tác phẩm nổi tiếng và gây được sự chú ý với bạn đọc thế giới, những tác phẩm của ông được đưa vào trường học. Những điều ông có được là từ cái nhìn về thực tế và qua việc tự học cho nên bản thân ông đã là nhân chứng hùng hồn cho câu nói "Hãy yêu sách,.....".
Không những thế ngoài ông ra còn có nhiều nhà phát minh, Bác học trên thế giới cũng thành công qua việc tự học, tự mày mò qua sách như Edison, Einstein,…
Lợi ích của sách vở tác động không chỉ đến trong 1 lúc, mà hiệu quả của nó có khi trải suốt cả đời người. Sách mang đến cho người ta nguồn hiểu biết vô tận về cuộc sống, về con người, về đất nước, về thế giới, ko chỉ hôm nay mà cả trong quá khứ, vài chục năm, trăm năm, đến cả ngàn năm. Sách dạy cho ta cách sống đẹp, cách nghĩ, cách làm, cách nói năng đối xử đẹp trong đời sống. Khi đọc sách, ta thấy giữa người trong sách và bản than mình thật là gần gũi. Hiểu dc cách nghĩ, cách sống và cả những ước nguyện cao cả của họ. Đôi khi ta nhập mình vào với họ, cùng cay đắng, sướng vui, lo toan, hồi hộp với họ. Tứ cuộc đời họ, ta rút ra nhiều bài học quý giá cho chính mình.
Sách cuncg cấp cho con người biết bao nhiêu điều bổ ích, lý thú, kì lạ. Sách thiên văn cho ta biết về vũ trụ bao la, từ Trái Đất ta có thể chu du khắpThái dương hệ, lên mặtt răng, đến Sao Hỏa, Sao Thủy, Sao thổ, hay thâm chí là những vì sao xa xôichưa dc biết tên. Sách lịch sử đưa ta về thời quá khứ, tìm hiểu nhữ trận chiến ác liệt, những mốc vàng son oai hùng của dân tộc ta. Sách tự nhiên cho ta biết them về sinh vật chung quanh ta, từ loài nhỏ đến loài lớn. Sách địa lý đưa ta đi tham quan danh lam thắng cảnh. Sách đưa ta vào thế giới vĩ mô, cực nhỏ(vi mô) như các hạt vật chất…Sách văn học đưa ta vào thế giới của những tâm hồn người đủ các thời đại để ta thong cảm với nhữgn cuộc đời, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, nỗi đau dân tộc và nhân loại. Sách đem lại cho con người những phút giây thư giãn trong cuộc sống bận rộn, bươn chải. Sách làm cho ta thưởng thức những vẻ đẹp của thế giới và con người. Sách cho ta hưởng vẻ đẹp của thú chơi ngôn từ, giúp ta biết nghĩ những ý hay, dùng những lời đẹp, mở rộng con đường giao tiếp với mọi người xung quanh.
Vai trò của sách to lớn là thế nên chúng ta cần phải yêu quý sách, trân trọng sách như 1 người bạn thực sự. Nghiền ngẫm lại trong vốn kiến thức ta tích lũy dc, là tương lai của mỗi người chúng ta, nó dc hinh dung ra 1 cách khá rõ rang và chắc chắn. Điều đó cho thấy sách như 1 mắc xích nối kiến thức với con người, như bản lề gắn kết chúng ta với tương lai, với cuộc sống xung quanh. Chính bởi thế, việc chọn sách và đọc sách 1 cách hiệu quả là rất quan trọng. Trên thị trường sách có rất nhiều loại, từ truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, những cuốn sách về tâm lí, nuôi dưỡng tâm hồn,…, mỗi loại mang đến cho ta những bài học sống khác nhau. Điều quan trọng là chúng ta phải biết chọn những loại sách có nội dung lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi, tính cách, nhu cầu chính đáng. Phải lựa chọn những loại sách cung cấp kiến thức mà chúng ta cần trong hiện tại hoặc tương lai. Tránh tình trạng mua theo “phong trào”, rồi chỉ để “trưng” hay làm “thức ăn” cho mọt sách. Thứ hai, sách ấy nên vừa với túi tiền của chúng ta, trong việc chọn mua ta cũng không nên tuyệt đới về mặt hình thức. Vì có những quyển sách đẹp chưa chắc hay, những quyển “vắt ra nước” chưa chắc mất giá trị, mà trái lại nhiều người cho rằng sách càng “cổ” thì càng hay và quí ! Vả lại, cùng một nội dung nhưng do hình thức khác nhau như về bìa, loại giấy, chữ in…đã dẫn đến sự chênh lệch lớn về giá cả của một số sách. Mỗi chúng ta nên sáng suốt chọn mua trong trường hợp này.

Không phải bất kì quyển sách nào cũng bổ ích và không một quyển sách nào có thể thể hiện toàn bộ tri thức của nhân loại. Là một trí thức trẻ của tương lai hay bất kì ai, chúng ta nên tích lũy cho mình một “tủ” sách nho nhỏ. Đối với các sách “hiếm”, ta có thể photo, nhưng cần tăng cường thêm khâu bảo quản. Sách, nó là tài sản vô giá không gì đánh đổi được.
Bên cạnh những dògn sách tốt nói trên, có những loại sách lại trái ngược hoàn toàn mà chúng ta cần tránh. Những sách ấy có nội dung ko lành mạnh, thường ko có ý nghĩa sâu sa mang lại lợi ích hay cung cấp kiến thức cho chúng ta. Chúng đi theo chủ nghĩa “thực dụng”, chỉ vì lợi ích cá nhân trước mắt mà đánh mất đi bản chất tốt đẹp của sách. Thiết nghĩ, nếu đã là những người viết sách, in sách, những người ta có thể tạm gọi là “ người làm ra kiến thức”, thì chúng ta phải biết trân trọng cái giá trị cao đẹp của sách, trân trọng niềm tin và lợi ích chung của mọi người, cũng như tự gìn giữ cho phẩm hạnh luôn trong sang, giữ long tự trọng…
Khi đã chọn dc cho mình những quyển sách ưa thích, thì việc đọc sách như thế nào là đúng là vấn đề đáng quan tâm tiếp theo. Chúng ta nên đọc thật chăm chú, dừng lại ở những chỗ rắc rối, khó hiểu, gạch chân những ý chính, những trọng tâm trong nội dung đang đọc. Theo mình, ta có thể lập thành 7 bước đọc sách đúng đắn: Xác định mục đích đọc sách; Tìm hiểu xuất xứ sách; Xem mục lục; Xem lời giới thiệu, lời tựa; Đọc phần tóm tắt cuối sách; Đọc lướt vài đoạn; Và sau cùng là đọc thực sự( đọc đi sâu). Khi đọc cần tích cực tư duy, tập trung chú ý cao độ, rèn luyện và ghi chép 1 cách khoa học, có chọn lọc…Tất cả sẽ giúp bạn ngày càng hoạn thiện bản thân hơn, sống tốt hơn, yêu cuộc sống hơn..
Quả thực câu nói của M.Gorki :”Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thưc, chỉ có kiến thức mới là con dg sống” thưc sự rất đúng đắn. Chúng ta fai biết chọn, trân trọng, giu gin những cuốn sách như những người bạn thực sự. Tiếp nhận tri thức trg sách như cây xanh tiếp nhận ánh sang mặt trời để lớn lên. Có kiến thức là có tất cả, cũng như M.Gorki, A.U-Pit cũng từng có một câu nói rất hay, nhận định rất chính xác về sách mà mỗi chúng ta cần ghi nhớ như hành trang theo ta suốt cuộc đời: “Sách là cây đèn thần soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi nhất và tăm tối nhất của cuộc đời”
Mình mới viết đó các bạn đọc nha:)
 
V

vonghiaphu1998

Câu nói của M.Go-rơ-ki : “Hãy yêu sách , nó là nguồn kiến thức chỉ có kiến thức mới là con đường sống “ gợi cho em những suy nghĩ gì ?
1/ Mở Bài :
. -Đã từ lâu . sách luôn là một món ăn tinh thần không thể thiều được trong cuốc sống hàng ngày của chúng ta . Sách là gì?(là một kho tàng huyền bí làm kích thích sự tò mò của biết bao người....)
. -Nếu chúng ta không sống thiếu bạn thì ta cũng không thể thiếu sách được....
. -Nó là chìa khóa mở mang tầm hiểu biết và làm đẹp cuộc sóng
. -Cho nên khi nhận định về sách , M.Go-rơ-ki đã nói :”Hãy yêu sách...”
. 2/Thân Bài:
. -Người đời thường nói :” Bộ lông làm đẹp con công,tri thức làm đẹp con người” . Trong đời sống Xã hội hiện nay,nếu không có tri thức thì sao?Con người có tồn tại và phát triển không ?....
. -Sách báo,một nguồn thông tin để biết được mọi diễn biến xảy ra trong và ngoài nước đồng thời tiếp thu được các kiến thức lạ .
. -Sách là nơi con người lưu trữ và truyền lại những kiến thức lịch sử .Sách có sức sống phi thường vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian.Chính vì vậy,cuộc sống nhờ có sách mà con người cảm thấy thế nào?(thoải mái,mở rộng tầm hiểu biết hay là nâng cao hơn)
. -Sách bao giờ cũng mang đến cho ta nhiều điều mới mẻ.Sách có nhiều loại,nhiều đề tài khác nhau.Do đó nó giúp ta có gì?
. -Đến với sách,ta có thể biết bất cứ gì xảy ra trong đâu?.Chẳng hạn sách lịch sử giúp ta hình dung những cuộc đấu tranh ác chiến thời vàng song của các triều đại
. -Sách và học thể hiện tài năng của nhiều nhà văn,cho ta biết thưởng thức thơ văn,bồi dưỡng tâm hồn,toán học lại khiến ta phải tư duy đầu óc....
. -Sách còn giới thiệu với ta nhiều kinh nghiệm,thành tựu về KH,nông-công nghiệp và cả chính trị.Ngoài ra sách còn là hường dẫn viên đưa ta đến những danh lam thắng cảnh,kì quan thế giới
. -Tất cả đều dùng để khẳng định sách là nguồn kiến thức như thế nào ?Nó dạy ta biết bao điều hay lẽ phải trong cuộc sống,giúp ta ngày một hoàn thiện bản thân nhân phẩm,đạo đức.
. -Cho nên có thể nói sách là người bạn thân như thế nào?(hữu ích mang lại niềm tin yêu...).Sách không chỉ giúp mở mang kiến thức mà con đem đến nguồn hạnh phúc,sự thanh thản cho tâm hồn
. -Do vậy,câu nói của M.Go-rơ-ki rất đúng đắn...
. (xuống hàng)
. -Bên cạnh mặt tốt luôn có cái xấu.Vì vậy,cần phải biết chọn sách phù hợp với lứa tuổi của mình.
. -Mục đích của chúng ta khi đọc sách là gì?(giải trí một cách lành mạnh,thêm kiến thức.....)
. -Nhưng coi sách cũng có khi là cách tự học nên phải đọc sách đúng lúc,đúng chỗ.Tuy nhiên không phải lúc nào củng đọc như con mọt sách hay đọc để rồi không còn thực tế chàng Đôn-ki-hô-tê
. -Chúng ta cần sắp xếp hợp lí về thời gian đọc sách đúng cách,biến kiến thức của sách thành của riêng mình.Nó sẽ là người bạn tốt cho ai biết nâng niu,trân trọng và học hỏi.
-Kiến thức còn giúp cho XH văn minh thoát khỏi nền lạc hậu.Một XH chú trọng nhiều đến tài trí thì sẽ có nhiều nhân tài.Một đất nước có nhiều đội ngũ KH thì sẽ có những phát minh máy móc hiện đại tân tiến
. -Cho nên kiến thức là con đường sống của mọi người.Đó là con đường của ước mơ và hy vong,biết hướng về tương lai bằng niềm tin tự khám phá mình để hoàn thiện nhân cách của mình.
. -Vì thế nếu không có sách con người sẽ sống trong tối tăm,*** nát,mất tự do
. 3/Kết Bài:
. -Quả thật câu nói của M.Go-rơ-ki là một lời khuyên chí tình.Sách rất quí nhưng không tự đến với con người mà con người phải tìm lấy sách để đọc.
. -Ta phải đọc sách một cách ham mê và đọc với tinh thần chủ động,suy nghĩ,nghiền ngẫm.Đọc và làm theo sách sẽ giúp ta trau dồi,nâng tầm hiểu biết của ta một cao hơn
. -Sách đúng là kho tàng trí tuệ của nhân loại là giá trị vô giá của loài ngươi.
 
Q

quangphuong64

co ban nao cho mjnh biet vai cau danh ngon noi ve hoc tap dc khong?Va kem theo loi giai thich, ten tac gia cua cau danh ngon do.
CO NHANH LEN!!!MINH DAG CAN RAT GAP...!!!
 
T

thaonguyenkmhd

co ban nao cho mjnh biet vai cau danh ngon noi ve hoc tap dc khong?Va kem theo loi giai thich, ten tac gia cua cau danh ngon do.
CO NHANH LEN!!!MINH DAG CAN RAT GAP...!!!

câu "Học, học nữa, học mãi" của Lê-nin

Trong cuộc sống này, tất cả mọi thứ đều phải thông qua sự ham mê, tìm hiểu, nhận thức thì nó mới trở thành một định lí, một khái niệm hay nói một cách khác là kiến thức. Từ xưa đến nay, con người qua lao động sản xuất đã tiếp nhận được bao nhiêu điều thú vị trên thế giới. Đó cũng là một cách tích luỹ kiến thức. Chẳng những vậy, những kiến thức được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng rất nhiều hình thức như truyền miệng hay sách vở v.v... Vai trò của việc học tập đã được khẳng định từ xa xưa. Chính vì vậy, Lê-nin, một vị lãnh tụ vĩ đại đã có một câu nói rất nổi tiếng. Đó chính là :”Học, học nữa, học mãi”.

Câu nói trên chính là một lời khuyên, một định hướng đúng đắn trong cuộc sống. Có học mới có được kiến thức, có được kiến thức mới có thể có hành trang để bước vào đời. Cái “học” ở đây không đơn thuần là tiếp nhận kiến thức khoa học mà nó còn là tiếp nhận kiến thức đạo đức, lí lẽ, biết phân biệt tốt xấu. Nó còn thể hiện cần học ở mọi lúc, mọi nơi, mọi phương diện, từ thầy cô đến bạn bè, từ người lớn tới trẻ nhỏ, bất kì ai cũng đều có những ưu điểm. Chúng ta hãy biết tiếp nhận nó hoàn thiện nó để trở thành ưu điểm của riêng ta. Trong cuộc sống, đạo đức giúp ta có thể giao tiếp chan hoà với mọi người, biết sử dụng ngôn từ nhuần nhuyễn, thành thạo, đầy sức gợi cảm để chiếm được tình cảm mọi người xung quanh. Để đạt được điều đó chúng ta cũng cần sự hỗ trợ về kiến thức khoa học, xã hội. Kiến thức này giúp chúng ta có thể vận dụng trong cuộc sống, từ chữa bệnh đến tính toán, từ xây dựng đến làm mộc. Mỗi loại kiến thức đều giúp ta mở rộng hiểu biết về một lĩnh vực riêng. Như kiến thức toán học giúp chúng ta tính toán dễ dàng, kiến thức văn học giúp ta có thể bay bổng, lãng mạn trong những vần thơ câu văn hay uyển chuyển trong cách dùng từ, kiến thức địa lí giúp chúng ta biết thêm về những miền đất mới, con người mới. Còn rất nhiều lĩnh vực khác nữa với nhiều điều thú vị, hấp dẫn. Dường như hai loại kiến thức này đều bổ trợ tương xứng cho nhau. Chính vì vậy chúng ta cần tiếp nhận kiến thức trong mọi lúc. Trong mỗi một câu chuyện hay mỗi một lời nói đều ẩn chứa một phần của kiến thức, chúng ta chỉ cần biết hợp những điều mà mắt thấy tai nghe, sự hiểu biết của chúng ta lại thì sẽ có được một khái niệm, một chân lí, một định lí nào đó rồi hãy khắc ghi lại, sẽ có lúc chúng ta cần vận dụng đến. Chính những vốn kiến thức từ bé, tu luyện bồi dưỡng dần cùng thời gian, nó sẽ kết lại thành một khối kiến thức giúp ích cho ta về hiện tại và cả về sau, nó giúp chúng có thể thành đạt trong cuộc sống. Một người nổi tiếng có câu rằng: “Kẻ *** nát không có nghĩa là kẻ kém trí thông minh mà là kẻ không biết học hỏi, tìm tòi, khám phá, và sẽ mãi là kẻ không có tự do vì trước mặt anh ta mãi luôn là một thế giới xa lạ”.Chính vì vậy, chúng ta cần phải hiểu rõ được thế nào là học, học nữa, và học mãi. Đó là những dẫn chứng khá rõ nét phần nào đã thấy được ích lợi, mục đích, giá trị của việc học. Trong thời đại khoa học bây giờ thì nhu cầu về học tập là rất cấp thiết. Và để theo kịp xã hội và cách thích nghi với đời sống văn minh thì lại càng cấp thiết hơn. Cứ mỗi giờ trôi qua, mỗi ngày trôi qua thì lượng kiến thức lại càng nhiều, do đó chúng ta cần phải luôn luôn học. Đó chính là ý nghĩa của ý thứ hai “học nữa”. Còn “học mãi”. Thế giới kiến thức là rất rộng lớn, để tiếp thu, tìm hiểu được hết mọi kiến thức thì chắc hẳn là không thể, thậm chí cả đời người cũng không xong. “Mãi” ở đây là mãi mãi, là liên tục, không dứt. Câu nói trên của Lê-nin-sử dụng cả biện pháp tăng cấp để thể hiện được giá trị việc học tập. Hơn thế nữa, con người đang sống trong kỉ nguyên mới, bên cạnh những quyền lợi khác thì “học tập” cũng là một quyền lợi, đồng thời cũng là nghĩa vụ của mỗi người dân, là mục tiêu, yêu cầu mà bất cứ chính quyền nào cũng đặt ra đầu tiên và quan tâm hàng đầu. Và nhiệm vụ của chúng ta là học tập để phục vụ đất nước, vì tương lai của mình gắn liền với tương lai toàn dân tộc nói chung. Một người bác sĩ muốn chữa bệnh cũng phải học tập, kể cả kinh nghiệm lẫn kiến thức. Một người nông dân muốn cày cấy cũng phải học hỏi cách thức từ những người đi trước, có thể là không qua sách vở. Nói cho cùng thì trình độ văn hoá của mỗi con người là rất quan trọng trong cuộc sống và học tập – một lí tưởng cao đẹp lại là nền tảng cho mục tiêu quan trọng ấy. Cuộc sống sẽ luôn thay đổi theo những chiều hướng tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn nếu mỗi con người biết học tập một cách đúng đắn. Như Bác Hồ, một con người gắn liền với nền độc lập nước ta và cũng là con người gần gũi với chúng ta nhất cũng khẳng định rằng học tập là nền tảng cho một đất nước hùng mạnh. Tuy vậy, hiện nay vẫn có một số người vẫn chưa thấm thía được ích lợi từ học tập, họ vẫn cho rằng học chỉ là phương tiện của nhiều mục đích khác nhau. Có người cho là vì tiền, có người lại cho là vì chức quyền. Nhưng không, mục đích của việc học tập là đổi mới con người, xã hội bởi kiến thức, khoác lên cho dân tộc, thế giới một bộ áo văn minh, hiện đại mà mỗi chúng ta chính la người được hưởng thành quả ấy.

Thấm hiểu những ý nghĩa sâu sắc trong câu nói nổi tiếng của Lê-nin ấy cũng chính là đã nhận ra được chân lí của học tập. Chúng ta cần biết học hỏi cho đúng, cho phải, biết chọn lựa mà học, hãy biết chắt lọc những gì tinh hoa nhất mà cảm nhận để những tiêu cực sẽ bị thay thế, tinh cầu này sẽ sống trong văn minh, và mỗi chúng ta sẽ là con người lịch sự, là con người có ích cho xã hội hay chính là tâm điểm sáng suốt trong mọi thời đại.
 
Last edited by a moderator:
Q

quangphuong64

DE:hay suu tam cau danh ngon noi ve hoc tap.
cau danh ngon la:"Học, học nữa, học mãi!
(V.I.Lê-Nin)

Loi giai thich la:
-Học là một điều rất quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là quan trọng trong thời kì kinh tế hội nhập như ngày nay. Chúng ta phải học tập để theo kịp với thời đại. Học để nâng cao hiểu biết và phục vụ cho chính mình, xã hội mai sau.
 
B

bigcola1308

ZzzzzZ

ĐỀ: Câu nói của M. Go-rơ-ki "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống"gợi cho em nhứng suy nghĩ gì?
Trong khi từng khắc của dòng thời gian bất tận trôi qua thì xã hội lại từng lúc một phát triển hơn. Từng bước đi lên vững chắc của xã hội chính là nhờ vào kho tàng kiến thức nhân loại đã đúc kết từ bao đời nay, mà sách chính là chiếc cầu tri thức đã nối giữa không gian này với không gian khác, giữa thời đại trước với thời đại sau. Không có cách giải trí nào rẻ hơn đọc sách, cũng không có sự thú vị nào bền lâu hơn đọc sách, cho nên khi nhận định về sách , M.Go-rơ-ki đã nói :”Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

Sách là một kho tàng huyền bí làm kích thích sự tò mò của biết bao người . Vậy chính xác thì sách là gì? Sách là những trang giấy ghi lại các sự kiện đời sống, các phát minh khoa học, những diễn biến lịch sử, các kiến thức tự nhiên, các tác phẩm văn học,… của nhân loại. Tóm lại, sách là một kho tàng tri thức vô tận cung cấp cho ta mọi kiến thức trong cuộc sống. Nhưng kiến thức ở đây không chỉ là sự hiểu biết về thế giới xung quanh một cách khoa học mà còn là sự khai tâm mở trí cho tâm hồn con người để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Do đó, sách còn là một phương tiện giúp chúng ta rèn luyện nhân cách con người thông qua các tư tưởng, chân lí đường đời mà lớp người đi trước đã tìm ra được.

Trong giai đoạn xã hội phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Mà "không có sách thì không có tri thức", ngoài việc học ở trường lớp thì thực tế, sách là người bạn không thể thiếu của con người giúp chúng ta nâng cao trí thức lẫn nhân cách. Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những bí ẩn sâu sắc của thế giới xung quanh: từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Sách đưa ta vào thế giới cụa lớn như thiên hà, cực nhỏ như các hạt vật chất. Sách có sức sống phi thường vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian đứa ta “trở về quá khứ”, tìm đến những biến cố lịch sử, những cuộc đấu tranh ác chiến của các triều đại xưa. Hoặc chắp cánh cho ta tưởng tượng tới ngày mai hoặc giúp ta hiểu sâu hơn hiện tại. Sách văn học đưa ta vào một thế giới của những tâm hồn con người đủ các thời đại để ta thông cảm với những cuộc đời, chia sẻ những niềm vui, nỗi đau dân tộc và nhân loại. Sách không chỉ giúp mở mang kiến thức mà con đem đến nguồn hạnh phúc,sự thanh thản cho tâm hồn. Chính nhờ có sách mà đôi khi, con người ta khám phá ra sức mạnh của bản thân, tìm ra chân lí thiết thực cho con đường đời của chinh mình, mở rộng thêm tầm hiểu biết về thế giới xung quanh,... Thực tế trong những trang sử nhân loại đã chứng minh được điều đó. Nhiều nhà phát minh, Bác học trên thế giới cũng thành công qua việc tự học, tự mài mò qua sách như Êđixơn, An-be Anh-xtanh,... Hay chính vị lãnh tụ vĩ đại của nước Việt Nam ta- Chủ tịch Hồ Chí Minh qua việc chịu khó đọc sách, đã phát hiện và ứng dụng chủ nghĩa Mác lê-nin vào con đường giải phóng dân tộc, cuối cùng đã thành công, giúp dân ta thoát khỏi cảnh nô lệ. Đó chẳng phải đều là những nhân chứng hùng hồn cho câu nói của M. Go-rơ-ki: :”Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Từ đó ta thấy mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ đưa ta tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất.

Với vai trò lớn lao như thế, ta thấy sách là một vật nhỏ bé nhưng vĩ đại. Thế mà trong xã hội ngày nay, không ít những thành phần lười đọc sách, khinh chê và không tôn trọng sách. Họ không biết rằng sách chứa đựng kiến thức, kiến thức lại bao bọc thành công. Không một ai bước đi trên con đường thành đạt mà không song hành cùng kiến thức. Không có kiến thức, con người sẽ trở nên vô dụng, lạc hậu, thấp kém trong một xã hội hiện đại hóa như bây gi. Thế giới này sẽ ra sao nếu không có sách, không có kiến thức? Mọi thứ sẽ bước vào một thời kì tăm tối của sự ngu L0z.Lúc này chỉ có kiến thức mới là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa tương lai tốt đẹp, là con đường sống duy nhất của con người.

Sách là cây đèn thần soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi nhất và tăm tối nhất của cuộc đời. Vì vậy ta phải yêu sách. Phải chăm chỉ đọc sách mà thực sự hiểu nó, đam mê nó. Tuy nhiên, ta cần chọn lọc ra những kiến thức hữu dụng và đúng đắn- Một cuốn sách tốt mở ra thì gợi niềm hy vọng, khép lại thì đem lại điều hữu ích. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần biến những kiến thức trong sách vở thành thực tế qua thực hành ứng dụng vào thực tiển cuộc sống. Quan trọng là thái độ của chúng ta đối với sách, cần yêu quý, giữ gìn và nâng niu sách như một báu vật.

Quả thật câu nói của M.Go-rơ-ki là một lời khuyên vô cùng chính xác. Sách đúng là kho tàng trí tuệ của nhân loại là giá trị vô giá của loài ngươi. Tuy sách rất quí nhưng không tự đến với con người mà con người phải tìm lấy sách để đọc. Chỉ có việc đọc sách mới đưa con người đến một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn.
 
Last edited by a moderator:
B

bigcola1308

A, Mở bài:Nêu lợi ích khái quát của việc tham quan du lịch đối với học sinh:
- Trạng thái tinh thần và sức khỏe luôn tốt hơn sau mỗi lẫn tham quan
- Là sự mở mang trí óc và khơi gợi tình cảm của con người với thiên nhiên
 
B

bigcola1308

Đề 1: Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch đối với học sinh.
A/ Mở bài:Nêu lợi ích khái quát của việc tham quan du lịch đối với học sinh:
- Trạng thái tinh thần và sức khỏe luôn tốt hơn sau mỗi lẫn tham quan
- Là sự mở mang trí óc và khơi gợi tình cảm của con người với thiên nhiên
B/ Thân bài: Chứng minh rằng tham quan du lịch rất bổ ích với học sinh
1/ Những chuyến tham quan du lịch đem lại sức khỏe rất tốt cho học sinh
a/ Là cơ hội rất tốt để học sinh được hoạt động và vui chơi hết mình và lành mạnh
- Vận động và vui chơi luôn là những vấn đề hạn chế ở các trường học/ đặc biệt là trung học cơ sở và trung học phổ thông.
- Những dịp đi tham quan du lịch là những dịp để học sinh cùng hoạt động và chơi đùa với các bạn; hơn nữa thiên nhiên và bầu không khí trong lành của địa điểm tham quan luôn làm học sinh cảm thấy thích thú hoạt động.
- Hoạt động thoải mái và tùy thích:
+ Tự do thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên
+ Tự do khám phá, chơi đùa
b/ Gây ảnh hưởng tích cực đến học sinh sau khi tham gia các hoạt động trên:
- Sau những chuyến tham quan như vậy, học sinh sẽ ăn ngon miệng hơn và có giấc ngủ sâu hơn, đấy chính là lợi ích của tham quan du lịch đối với học sinh.
2/ Những chuyến tham quan du lịch đem lại sự sảng khoái về tinh thần cho học sinh
a/ Là sự thay đổi không khí rất cần thiết, giúp học sinh thư giãn và giải tỏa căng thẳng:
- Tham quan và du lịch ngoài thiên nhiên giúp ta hít thở bầu không khí trong lành, làm tinh thần sảng khoái và tâm trạng thỏai mái
b/ Là sự tự do và thoải mái về tâm lí về tâm lí:
- Thoát ly khỏi những căng thẳng và lo toan thường ngày
- Những hoạt động đầy bổ ích cùng bạn bè sẽ góp phần làm cho học sinh thêm hứng khởi, nhiệt tình và trạng thái tinh thân luôn thả lỏng, thoải mái
3/ Là cơ hội để học sinh mở mang trí tuệ, hiểu thê, kiến thức mới và có ví dụ thực tế cho những kiến thức đã học:
a/ Hiểu biết thêm về lịch sử và quá trình hình thành, phát triển của địa điểm tham quan:
- Nghe những mẩu chuyện hoặc những tích nhỏ của những người hướng dẫn viên du lịch hay những người bản xứ không chỉ tạo niềm hứng thú đơn thuần mà còn là dịp giúp học sinh củng cố và đào sâu kiến thức.
b/ Hiểu biết về đại lí hoặc có thêm những ví dụ thực tiễn minh họa cho những gì đã được học:
- Được tận mắt chứng kiến địa hình, tự nhiên và đời sống con người nơi tham du lịch
- Học sinh có thể có cơ hội tự khám phá ra những nét văn hóa vô cùng độc đáo trong đời sống của con người mà chưa được nhắc đến trong sách vở ( ví dụ như những tập tục, lễ lạt, ngôn ngữ, trang phục, nghi thức của người dân bản xứ)
c/ Hiểu biết về sinh học và tự nhiên
- Một điểm tham quan thú vị luôn gợi cảm hứng tìm tòi và khám phá của học sinh:
+ Những loài thực vật lạ mắt thiên nhiên kỳ thú xung quanh
+ Những con côn trùng đầy thích thú chúng ta
- Một cơ hội để học sinh vận dụng những hiểu biết về khoa học nói chung và sinh học nói riêngvà thực tế: học sinh có thể thích thú nói về đặc điểm của những loài hoa và động vật khác nhau, là một hình thức trao đổi tri thức với nhau.
4/ Đem đến cho học sinh những tình cảm vô cùng quý báo với thiên nhiên và con người.
a/ Khơi gợi tình cảm yêu thương và ý thức gìn giữ thiên nhiên của học sinh
- Phải đi đến với thiên nhiên, cách xa những tòa nhà cao tầng hay đường xá tấp nập xe cộ mới thấy được thiên nhiên lý thú, quan trọng, giản dị mà đẹp đẽ đến nhường nào => thêm yêu thiên nhiên xung quanh chúng ta
b/ Là bài học quý báu về tính độc lập và tinh thần đoàn kết tương trợ:
- Bài học về tính độc lập:
+ Những chuyến du lịch sẽ rèn luyện cho học sinh tính độc lập và tự chủ trong tập thể (độc lập trong cả hoạt động và tư duy)
- Là bài học về tinh thần đoàn kết tương trợ:
+ Tham quan du lịch ở lứ tuổi học sinh là một hoạt động mang tính tập thể/ vì thế hoạt động tham quan du lịch sẽ đạt hiểu quả cao khi mỗi cá nhân có tinh thần đoàn kết trong tập thể.=> tình bạn giữa các cá nhân trong tập thể
C/ Kết bài: Khẳng định lại những lợi ích không thể chối cãi của họa dộng tham qua du lịch ở lứa tuổi học sinh.
 
U

uocmovahoaibao

Con người chúng ta có nhiều cách đề giải trí, để giảm căng thẳng sau một thời gian làm việc, học tập mệt mỏi, trong các cách đó có một cách mà theo tôi nó hữu dụng nhất: đi du lịch. Những chuyến du lịch mang cho chúng ta rất nhiều bổ ích. Sự thật đã chứng minh điều đó.
Trước tiên, chúng ta phải nhắc tới sự hiều biết thêm về kiến thức, được những kiến thức mới mà chúng ta không được học, được đọc qua sách vở, những kiến thức thu thập được qua những trải nghiệm cuộc sống như câu: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Đi về Củ Chi, ta được học hỏi cách sống của con người Thành đồng đất thép nơi đó, cách học học tập, liên lạc, chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Từng căn nhà lá, từng bộ quần áo sờ, từng vật dụng làm bằng tre, nứa, những cách làm ra thức ăn...những việc đó, những đồ vật đó ta rất hiếm thấy hoặc nghe nói tới wa sách vở. Những công việc khó khăn, cực nhọc để có được hoà bình như ngày nay. Ngoài được biết thêm kiến thức ta còn củng cố được kiến thức đã học, đã biết. Đi xa hơn Củ Chi đến với Nha Trang, thăm việc hải dương học để ôn lại sinh học trong lòng biển. Nhìn thấy tảo biển đẹp tưởng là san hô vì thấy có màu như san hô, cũng có nổi bong bóng oxi lên. Học có kiến thức nhưng không bao giờ quan sát thực tế nên gây ra nhiều sự đáng tiếc và buồn cười. Được thêm sự chỉ dẫn của các anh chị trong viện nên bây giờ tôi có thể dễ dàng nhận ra giữa hai loài san hô và tảo biển. Trước đây tôi luôn biết rằng nhà thờ đức bà có sáu chuông là chuộng đô, chuông rê, chuông mi, chuông sol, chuông la và chuông si nhưng vì chưa bao giờ tham quan nên cũng ko rõ chuông nằm ở đâu. Sau khi vào xem thì biết rằng chuông lớn nhất là chuông sol và quả chuông này là một trong những quả chuông lớn nhất thế giới. Tháp bên phải treo 4 quả chuông: sol, si, rê, mi, còn tháp bên trái treo 2 quả chuông la, đô. Nhà thờ sẽ cho đổ sáu chuông cùng một lúc chỉ vào đêm giáng sinh. Những kiến thức trên và còn nhiều hơn nữa chỉ có thể biết khi đi khảo sát, tham quan thực tế. Đó là một trong những việc tham quan, du lịch.
Như đã nói ở đầu, tham quan du lịch giúp ta giảm căng thẳng, cho tinh thần thư thái, thoải mái, sảng khoái, để sau đó làm việc, học tập tốt hơn, và hơn nữa là thêm yêu bản thân, đất nước, con người. Đi đến Củ Chi, thấy được sự cực nhọc, khó khăn của con người, ta càng thêm yêu d8ất nước, con người chính bản thân mình hơn. Đi thăm viện hải dương học, thấy được các nguy cơ làm mất cân bằng sinh thái như các vụ tràn dầu, các chất hoác học làm chiết biết bao nhiêu sinh vật tự nhiên và một số loài có nguy cơ dẫn đến tuyệt chủng như cá voi xanh... ta càng ý thức được việc làm của mình để tránh sự mất cân bằng sinh thái. Đi về Nha Trang còn để thoải mình dười những đợt sóng xanh quên đi những phiền muộn, ưu từ để vươn tới những thành công mới, để đượccảm nhận được không khí trong lành mang theo muì nồng mặn của biển khơi, cho con người cảm thấy khoẻ mạnh dễ chịu hay chỉ để nhìn những đo85t sóng đấu tiên trong ánh bình minh hoặc chiêm ngưỡng cũa biển khi hoàng hôn. Chúng đẹp xiết bao! Làm cho chúng ta chỉ nghĩ đến một tương lai đẹp đẽ hơn, huy hoàng hơn, làm cho bao ước mơ một thởi bỗng trỗi dzậy trong lòng ta.
Kiến thức thêm sâu rộng, tinh thần phấn khởi, thể chất cường tráng. Thông qua câu trên thì thể chất cũng là một yếu tố mà du lịch mang đến cho chúng ta. Vậy du lịch mang cho ta thể chất gì và làm sao có được?Xin nói rằng, nếu bạn đi du lịch leo núi thì bạn sẽ có được tinh thần thêm vững chắc, tăng cường sự dẻo dai và có thêm sức khoẻ cường tráng. Khi đi biển, được hoà mình cùng không khí của biển bạn sẽ có thêm sức khoẻ, nhất là tăng cường sự tuần hoàn máu.
Qua những điều bổ ích đó, ta có thể thấy được tham quan, du lịch là nhưng điều tốt cho con người chúng ta. Vì thế, các gia đình, thường tổ chức đi tham quan, du lịch cho gia đình mình để mọi người cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Các cơ quan trường học cũng thường tổ chức đitham quan du lịch để nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên. Cuối cùng, ta có thể khẳng định rằng tham quan du lịch, mang cho ta nhiều bổ ích lý thú như về kiến thức, tinh thần, thể chất.

___________
Tham khảo nhé
Nguồn: http://123.30.208.69/showthread.php?t=182461
 
H

herbie6699

Đề Bài : "Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người"

Đời sống ngày một nâng cao, yêu cầu về học thức của mỗi con người ngày càng cần thiết. Phương tiên để học hữu hiệu, đạt kết quả tốt nhất đó chính là sách.
Sách đối với trí tuệ con người là quan trọng. Nó tu dưỡng nhân cách, ý thức của mỗi chúng ta. Chính vì vậy mới có câu rằng: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.

Sách không chỉ là vật dụng mà nó còn chứa đựng những tư tưởng nhân văn, ý nghĩa sâu sa khiến người ta phải ngẫm nghĩ. Không chỉ vậy sách còn là món ăn tinh thần trong cuộc sống, tô điểm chút thi vị cho đời thường. Thế giới trong sách không đơn thuần khi ta mới nhìn qua mà đọc từng câu từng từ, xem từng hình ảnh mới cảm nhận được nét tinh hoa, sự giàu đẹp của nó. Đồng thời nó cũng là chiếc chìa khoá trước hết là mở ra cánh cổng tri thức và sau đó là mở ra cánh cổng của thành công, thăng hoa. Có thể nói tuy chỉ là một vật dụng nhỏ bé do con người tạo ra, về giá trị vật chất có thể không có mấy nhưng về giá trị tinh thần thì rất lớn. Sách là một kho tàng về tri thức. Trải qua hàng trăm năm con người đã biết ghi chép lại những hình ảnh, sự việc, vấn đề để tích luỹ, ghi nhớ và dạy dỗ con người. Nó thể hiện những sự kiện lịch sử quan trọng, những vùng miền đất mới, những công trình kiến trúc khoa học, văn hoá nghệ thuật, hay những phát minh khoa học, những công thức toán học. Đã từ lâu sách đã đi vào cuộc sống của mỗi con người, khuyên răn, chỉ bảo con người thêm hiểu biết và như người ban thân song hành. Khi chưa biết, sách là người thầy của chúng ta, khi căng thẳng, sách là nguồn đông viên an ủi giúp ta tiến bước. Khi buồn bã, giận hờn thì sách là liều thuốc xoa dịu vết thương. Sách gợi lại cho chúng ta những kỉ niệm đáng nhớ, liên tưởng cho chúng ta về một thế giới tưởng chừng vô hình trừu tượng mà lại hiển hiển trong cuộc sống. Sách còn là nguồn thông tin, trao đổi kiến thức, giao lưu giữa hàng nghìn vùng miền xa lạ, kho tàng kiến thức cho nhân loại. Có thể chứng minh rằng ý nghĩa to lớn của sách dành cho chúng ta là rất lớn. Nó tái hiện lại trạng thái, sự sống, hoạt động của con người. Nó chỉ ra một tương lai mới, hay quay về quá khứ để lấy lại những kinh nghiệm. Những trang sách thuần tuý ấy đã đi vào trong cả nền giáo dục mỗi con người. Sách không chỉ là hành trang của con người trong trường học, mà còn là hành trang của con người trong đời thường, cuộc sống, xã hội. Sách mở rộng tầm nhìn cho chúng ta về cuộc đời, chỉ bảo, thâm nhập vào tâm hồn của cuộc sống. Thế giới có sách vở là thế giới giàu tri thức, nhiều công nghệ. Thế giới không có sách là thế giới nghèo nàn lạc hậu. Những cuốn sách đã dạy chúng ta biết bao điều kì diệu trong cuộc sống, tu dưỡng đạo đức cho ta ngày một văn minh.

Tất cả những điều trên đều chứng tỏ một chân lí rằng: Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ loài người. ấy vậy mà một số hành vi lại xâm phạm đến ý nghĩa cao đẹp của sách. Những cuốn sách không phù hợp tính nhân văn vẫn được bày bán công khai. Những nội dung ngang trái khiến người đọc phải bất mãn vẫn được tung ra thị trường. Thử hỏi xem phẩm chất cao quý của sách đã bị xoá mờ đi bởi những bàn tay vô trách nhiệm, những ý nghĩ xấu xa kia. Việc đọc sách để mở mang tầm hiểu biết nhưng việc chọn sách lại là nền tảng cho muc đích ấy. Một cuốn sách hay sẽ đem lại cho con người một tư tưởng, một định hướng có lợi nhất định. Những một cuốn sách xấu lại mang lại cho con người tư tưởng lệch lạc, thiếu chín chắn dẫn đến những hậu quả khó lường. Do đó chúng ta cũng thấy được cái tốt từ sách để học tập. Nhắc đến sách là nhắc tới một thế giới sáng trong, một thế giới mang tinh nhân văn, hiện thực. Do đó ta phải nhận ra được rằng: đọc sách không chỉ là tu dưỡng kiến thức mà còn là mở ra một con đường, một lối mở dẫn đến thành đạt. Một trong những thiệt thòi lớn nhất của con người là không đọc sách vì đó như một thế giới thông tin thu nhỏ dễ hiểu, dễ cảm nhận. Ngay cả những vị danh nhân thành tài, những nhà bác học uyên bác không thể phủ nhận được giá trị của sách. Tri thức của con người càng được tu dưỡng bao nhiêu thì con người lại càng cảm nhận được vai trò của sách, hiêu thêm được tác dụng mà sách đem lại.

Có thể nói sách chính là phương tiện để chúng ta học tập, là nguồn động lực để chúng ta vươn xa. Do đó chúng ta trước hết phải hiểu được vai trò, giá trị của nó, biết chọn lựa, sau đó là hãy biết sử dụng nó đúng mục đích để sách luôn luôn mang một vị trí quan trọng trong đời sống mỗi con người hay nói rõ hơn là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ loại người
 
H

herbie6699

Đề Bài : "Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người"

Đời sống ngày một nâng cao, yêu cầu về học thức của mỗi con người ngày càng cần thiết. Phương tiên để học hữu hiệu, đạt kết quả tốt nhất đó chính là sách.
Sách đối với trí tuệ con người là quan trọng. Nó tu dưỡng nhân cách, ý thức của mỗi chúng ta. Chính vì vậy mới có câu rằng: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.

Sách không chỉ là vật dụng mà nó còn chứa đựng những tư tưởng nhân văn, ý nghĩa sâu sa khiến người ta phải ngẫm nghĩ. Không chỉ vậy sách còn là món ăn tinh thần trong cuộc sống, tô điểm chút thi vị cho đời thường. Thế giới trong sách không đơn thuần khi ta mới nhìn qua mà đọc từng câu từng từ, xem từng hình ảnh mới cảm nhận được nét tinh hoa, sự giàu đẹp của nó. Đồng thời nó cũng là chiếc chìa khoá trước hết là mở ra cánh cổng tri thức và sau đó là mở ra cánh cổng của thành công, thăng hoa. Có thể nói tuy chỉ là một vật dụng nhỏ bé do con người tạo ra, về giá trị vật chất có thể không có mấy nhưng về giá trị tinh thần thì rất lớn. Sách là một kho tàng về tri thức. Trải qua hàng trăm năm con người đã biết ghi chép lại những hình ảnh, sự việc, vấn đề để tích luỹ, ghi nhớ và dạy dỗ con người. Nó thể hiện những sự kiện lịch sử quan trọng, những vùng miền đất mới, những công trình kiến trúc khoa học, văn hoá nghệ thuật, hay những phát minh khoa học, những công thức toán học. Đã từ lâu sách đã đi vào cuộc sống của mỗi con người, khuyên răn, chỉ bảo con người thêm hiểu biết và như người ban thân song hành. Khi chưa biết, sách là người thầy của chúng ta, khi căng thẳng, sách là nguồn đông viên an ủi giúp ta tiến bước. Khi buồn bã, giận hờn thì sách là liều thuốc xoa dịu vết thương. Sách gợi lại cho chúng ta những kỉ niệm đáng nhớ, liên tưởng cho chúng ta về một thế giới tưởng chừng vô hình trừu tượng mà lại hiển hiển trong cuộc sống. Sách còn là nguồn thông tin, trao đổi kiến thức, giao lưu giữa hàng nghìn vùng miền xa lạ, kho tàng kiến thức cho nhân loại. Có thể chứng minh rằng ý nghĩa to lớn của sách dành cho chúng ta là rất lớn. Nó tái hiện lại trạng thái, sự sống, hoạt động của con người. Nó chỉ ra một tương lai mới, hay quay về quá khứ để lấy lại những kinh nghiệm. Những trang sách thuần tuý ấy đã đi vào trong cả nền giáo dục mỗi con người. Sách không chỉ là hành trang của con người trong trường học, mà còn là hành trang của con người trong đời thường, cuộc sống, xã hội. Sách mở rộng tầm nhìn cho chúng ta về cuộc đời, chỉ bảo, thâm nhập vào tâm hồn của cuộc sống. Thế giới có sách vở là thế giới giàu tri thức, nhiều công nghệ. Thế giới không có sách là thế giới nghèo nàn lạc hậu. Những cuốn sách đã dạy chúng ta biết bao điều kì diệu trong cuộc sống, tu dưỡng đạo đức cho ta ngày một văn minh.

Tất cả những điều trên đều chứng tỏ một chân lí rằng: Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ loài người. ấy vậy mà một số hành vi lại xâm phạm đến ý nghĩa cao đẹp của sách. Những cuốn sách không phù hợp tính nhân văn vẫn được bày bán công khai. Những nội dung ngang trái khiến người đọc phải bất mãn vẫn được tung ra thị trường. Thử hỏi xem phẩm chất cao quý của sách đã bị xoá mờ đi bởi những bàn tay vô trách nhiệm, những ý nghĩ xấu xa kia. Việc đọc sách để mở mang tầm hiểu biết nhưng việc chọn sách lại là nền tảng cho muc đích ấy. Một cuốn sách hay sẽ đem lại cho con người một tư tưởng, một định hướng có lợi nhất định. Những một cuốn sách xấu lại mang lại cho con người tư tưởng lệch lạc, thiếu chín chắn dẫn đến những hậu quả khó lường. Do đó chúng ta cũng thấy được cái tốt từ sách để học tập. Nhắc đến sách là nhắc tới một thế giới sáng trong, một thế giới mang tinh nhân văn, hiện thực. Do đó ta phải nhận ra được rằng: đọc sách không chỉ là tu dưỡng kiến thức mà còn là mở ra một con đường, một lối mở dẫn đến thành đạt. Một trong những thiệt thòi lớn nhất của con người là không đọc sách vì đó như một thế giới thông tin thu nhỏ dễ hiểu, dễ cảm nhận. Ngay cả những vị danh nhân thành tài, những nhà bác học uyên bác không thể phủ nhận được giá trị của sách. Tri thức của con người càng được tu dưỡng bao nhiêu thì con người lại càng cảm nhận được vai trò của sách, hiêu thêm được tác dụng mà sách đem lại.

Có thể nói sách chính là phương tiện để chúng ta học tập, là nguồn động lực để chúng ta vươn xa. Do đó chúng ta trước hết phải hiểu được vai trò, giá trị của nó, biết chọn lựa, sau đó là hãy biết sử dụng nó đúng mục đích để sách luôn luôn mang một vị trí quan trọng trong đời sống mỗi con người hay nói rõ hơn là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ loại người
 
L

langbeo2012

BÀI LÀM

Một cuốn sách tốt mở ra thì gợi niềm hy vọng…
Khi đất nước mỗi ngày một tiến bộ, thì nhu cầu hưởng thụ, tiếp nhận thông tin để phát triển trí tuệ, tâm hồn… càng cao. Các phương tiện truyền thong như tivi, báo chí, internet càng thể hiện rõ giá trị, vai trò của mình. Một trong những thứ quan trọng nhất, giúp ta trau dồi kiến thức cũng như nhận thức cá nhân chính là sách. Sách- một người thầy, người bạn lớn của mỗi chúng ta, đúng như M.Gorki đã nói: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thưc mới là con đường sống”.
Câu nói của M.Goroki được bắt đầu bằng từ “hãy” cho thấy đây là một lời khuyên, lời yêu cầu, thể hiện quan điểm của ông về 2 thứ: “kiến thức con người” và “sách”. Chúng là 2 thứ tưởng chừng khác biệt nhau vì chúng ở 2 thể khác nhau, một tồn tại dưới dạng “vật chất” (sách), một thì tồn tại dưới dạng “tinh thần”, bằng những gì mình tích lũy được, thế nhưng lại bao trùm lấy nhau, tạo nên mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ. Kiến thức là một khái niệm trừu tượng mà mỗi con người đều mong muốn, khao khát có được nó trên đường đua của nhân loại. Nó là con đường duy nhất để giúp mỗi con người không chỉ vượt lên chính bản thân mình mà còn là vượt lên trên những con người khác. Kiến thức có nhiều ý nghĩa tùy theo văn cảnh, các thông tin, các tài liệu, các cơ sở lý luận, các kỹ năng khác nhau, đạt được bởi một tổ chức hay một cá nhân thông qua các trải nghiệm thực tế hay thông qua sự giáo dục đào tạo; các hiểu biết về lý thuyết hay thực tế về một đối tượng, một vấn đề, có thể lý giải được về nó. Có thể là những gì đã biết, đã được hiểu biết trong một lĩnh vực cụ thể hay toàn bộ, trong tổng thể. Tri thức giành được thông qua các quá trình nhận thức phức tạp: quá trình tri giác, quá trình học tập, tiếp thu, quá trình giao tiếp, quá trình tranh luận, quá trình lý luận, hay kết hợp các quá trình này.
Kiến thức khai sáng cho nền văn minh nhân loại. Con người từ xưa đến nay sống nhờ vào kiến thức mình có, kiến thức mở đường cho con người đi đến tương lai, càng tích lũy kiến thức, con người càng mở rộng những hiểu biết của mình về nhiều khía cạnh của một vấn đề hay về nhiều vấn đề. Hãy thử hình dung nếu con người không có tri thức, con người sẽ không còn là con người mà là một động vật cấp thấp nào đó trong tự nhiên, con người sẽ nhỏ bé, sống khắc khoải, không biết sự mở đầu, không biết khi nào sẽ là kết thúc, sống một cách vô định... nhưng con người có một thứ mà không một sinh vật nào trên trái đất này có thể sánh bằng. đó là tri thức, nó vừa là một thứ vũ khí vô cùng lợi hại giúp con người gạt bỏ đi những hiểm nguy rình rập, vừa là sự hiểu biết về thế giới xung quanh muôn màu muôn vẻ, nhận thức được sự sống. Con người dùng tri thức của mình cho nhiều mục đích khác nhau. tri thức đưa con người vượt xuyên thời đại, tái hiện một hoàn cảnh lịch sử, gợi lên một hình ảnh trong tương lai. tri thức mang con người lên tầm cao của sự thành công cuộc sống và sự tồn tại.
Kiến thức nằm trong rất nhiều thứ, qua lời giảng của thầy cô, báo chí, cuộc sống của chúng ta,…, đặc biệt là sách-một người bạn lớn. Sách là dạng tài liệu cung cấp thông tin, kiến thức về nhiều vấn đề khác nhau trong đời sống xã hội . Sách như chiếc hộp đựng mọi thứ, trong đó có kiến thức, kinh nghiệm sống và cả cảm xúc con người. Ngoài ra nó còn là những viên gạch xây nên những thành tựu của con người. sách là những điều mới lạ mà ta đang khai phá cho chính bản thân mình. Là phương tiện tuyền đạt kiến thức vượt không gian và thời gian, là cách giải trí ko bao h lỗi thời của loài người và là nguồn tài liệu khồng lồ.
Trong cuộc đời mỗi người, từ khi còn nhỏ đến lúc lớn lên học tập đều cần có sách.Vậy sách là kho tàng vô cùng quý giá đối với nhân loại, là nguồn kiến thức vô tận và không bao giờ cạn kiệt. Sách cũng chính là người bạn luôn cùng ta chia sẻ những cảm xúc của cuộc sống. Cũng như chúng ta đều biết, "Không có sách thì không có tri thức" ngoài việc học ở ngoài đời, thực tế cuộc sống, từ mọi người xung quanh thì sách là người bạn không thể thiếu của con người. Đó là nguồn tri thức vô giá mà mỗi chúng ta có thể tự tìm tòi trong suốt cuộc đời của mình.Nó là nguồn kiến thức vô tận của nhân loại. Khi đọc sách ta sẽ có cảm giác như mình như đang được dẫn dắt vào Thế Giới của sách, ta sẽ thấy hiểu rõ hơn biết thêm nhiều điều hay.Cũng như M.Gorki nói:"Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khác cuộc sống". Câu nói của M.Gorki thì lại càng tuyết phục vì nó đúc kết từ chính cuộc đời ông, không được đến trường nhiều. Ông không học qua trường lớp nhiều nhưng lại có cái nhìn phong phú và tinh tế về cuộc sống, ông để lại cho đời nhiều tác phẩm nổi tiếng và gây được sự chú ý với bạn đọc thế giới, những tác phẩm của ông được đưa vào trường học. Những điều ông có được là từ cái nhìn về thực tế và qua việc tự học cho nên bản thân ông đã là nhân chứng hùng hồn cho câu nói "Hãy yêu sách,.....".
Không những thế ngoài ông ra còn có nhiều nhà phát minh, Bác học trên thế giới cũng thành công qua việc tự học, tự mày mò qua sách như Edison, Einstein,…
Lợi ích của sách vở tác động không chỉ đến trong 1 lúc, mà hiệu quả của nó có khi trải suốt cả đời người. Sách mang đến cho người ta nguồn hiểu biết vô tận về cuộc sống, về con người, về đất nước, về thế giới, ko chỉ hôm nay mà cả trong quá khứ, vài chục năm, trăm năm, đến cả ngàn năm. Sách dạy cho ta cách sống đẹp, cách nghĩ, cách làm, cách nói năng đối xử đẹp trong đời sống. Khi đọc sách, ta thấy giữa người trong sách và bản than mình thật là gần gũi. Hiểu dc cách nghĩ, cách sống và cả những ước nguyện cao cả của họ. Đôi khi ta nhập mình vào với họ, cùng cay đắng, sướng vui, lo toan, hồi hộp với họ. Tứ cuộc đời họ, ta rút ra nhiều bài học quý giá cho chính mình.
Sách cuncg cấp cho con người biết bao nhiêu điều bổ ích, lý thú, kì lạ. Sách thiên văn cho ta biết về vũ trụ bao la, từ Trái Đất ta có thể chu du khắpThái dương hệ, lên mặtt răng, đến Sao Hỏa, Sao Thủy, Sao thổ, hay thâm chí là những vì sao xa xôichưa dc biết tên. Sách lịch sử đưa ta về thời quá khứ, tìm hiểu nhữ trận chiến ác liệt, những mốc vàng son oai hùng của dân tộc ta. Sách tự nhiên cho ta biết them về sinh vật chung quanh ta, từ loài nhỏ đến loài lớn. Sách địa lý đưa ta đi tham quan danh lam thắng cảnh. Sách đưa ta vào thế giới vĩ mô, cực nhỏ(vi mô) như các hạt vật chất…Sách văn học đưa ta vào thế giới của những tâm hồn người đủ các thời đại để ta thong cảm với nhữgn cuộc đời, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, nỗi đau dân tộc và nhân loại. Sách đem lại cho con người những phút giây thư giãn trong cuộc sống bận rộn, bươn chải. Sách làm cho ta thưởng thức những vẻ đẹp của thế giới và con người. Sách cho ta hưởng vẻ đẹp của thú chơi ngôn từ, giúp ta biết nghĩ những ý hay, dùng những lời đẹp, mở rộng con đường giao tiếp với mọi người xung quanh.
Vai trò của sách to lớn là thế nên chúng ta cần phải yêu quý sách, trân trọng sách như 1 người bạn thực sự. Nghiền ngẫm lại trong vốn kiến thức ta tích lũy dc, là tương lai của mỗi người chúng ta, nó dc hinh dung ra 1 cách khá rõ rang và chắc chắn. Điều đó cho thấy sách như 1 mắc xích nối kiến thức với con người, như bản lề gắn kết chúng ta với tương lai, với cuộc sống xung quanh. Chính bởi thế, việc chọn sách và đọc sách 1 cách hiệu quả là rất quan trọng. Trên thị trường sách có rất nhiều loại, từ truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, những cuốn sách về tâm lí, nuôi dưỡng tâm hồn,…, mỗi loại mang đến cho ta những bài học sống khác nhau. Điều quan trọng là chúng ta phải biết chọn những loại sách có nội dung lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi, tính cách, nhu cầu chính đáng. Phải lựa chọn những loại sách cung cấp kiến thức mà chúng ta cần trong hiện tại hoặc tương lai. Tránh tình trạng mua theo “phong trào”, rồi chỉ để “trưng” hay làm “thức ăn” cho mọt sách. Thứ hai, sách ấy nên vừa với túi tiền của chúng ta, trong việc chọn mua ta cũng không nên tuyệt đới về mặt hình thức. Vì có những quyển sách đẹp chưa chắc hay, những quyển “vắt ra nước” chưa chắc mất giá trị, mà trái lại nhiều người cho rằng sách càng “cổ” thì càng hay và quí ! Vả lại, cùng một nội dung nhưng do hình thức khác nhau như về bìa, loại giấy, chữ in…đã dẫn đến sự chênh lệch lớn về giá cả của một số sách. Mỗi chúng ta nên sáng suốt chọn mua trong trường hợp này.

Không phải bất kì quyển sách nào cũng bổ ích và không một quyển sách nào có thể thể hiện toàn bộ tri thức của nhân loại. Là một trí thức trẻ của tương lai hay bất kì ai, chúng ta nên tích lũy cho mình một “tủ” sách nho nhỏ. Đối với các sách “hiếm”, ta có thể photo, nhưng cần tăng cường thêm khâu bảo quản. Sách, nó là tài sản vô giá không gì đánh đổi được.
Bên cạnh những dògn sách tốt nói trên, có những loại sách lại trái ngược hoàn toàn mà chúng ta cần tránh. Những sách ấy có nội dung ko lành mạnh, thường ko có ý nghĩa sâu sa mang lại lợi ích hay cung cấp kiến thức cho chúng ta. Chúng đi theo chủ nghĩa “thực dụng”, chỉ vì lợi ích cá nhân trước mắt mà đánh mất đi bản chất tốt đẹp của sách. Thiết nghĩ, nếu đã là những người viết sách, in sách, những người ta có thể tạm gọi là “ người làm ra kiến thức”, thì chúng ta phải biết trân trọng cái giá trị cao đẹp của sách, trân trọng niềm tin và lợi ích chung của mọi người, cũng như tự gìn giữ cho phẩm hạnh luôn trong sang, giữ long tự trọng…
Khi đã chọn dc cho mình những quyển sách ưa thích, thì việc đọc sách như thế nào là đúng là vấn đề đáng quan tâm tiếp theo. Chúng ta nên đọc thật chăm chú, dừng lại ở những chỗ rắc rối, khó hiểu, gạch chân những ý chính, những trọng tâm trong nội dung đang đọc. Theo mình, ta có thể lập thành 7 bước đọc sách đúng đắn: Xác định mục đích đọc sách; Tìm hiểu xuất xứ sách; Xem mục lục; Xem lời giới thiệu, lời tựa; Đọc phần tóm tắt cuối sách; Đọc lướt vài đoạn; Và sau cùng là đọc thực sự( đọc đi sâu). Khi đọc cần tích cực tư duy, tập trung chú ý cao độ, rèn luyện và ghi chép 1 cách khoa học, có chọn lọc…Tất cả sẽ giúp bạn ngày càng hoạn thiện bản thân hơn, sống tốt hơn, yêu cuộc sống hơn..
Quả thực câu nói của M.Gorki :”Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thưc, chỉ có kiến thức mới là con dg sống” thưc sự rất đúng đắn. Chúng ta fai biết chọn, trân trọng, giu gin những cuốn sách như những người bạn thực sự. Tiếp nhận tri thức trg sách như cây xanh tiếp nhận ánh sang mặt trời để lớn lên. Có kiến thức là có tất cả, cũng như M.Gorki, A.U-Pit cũng từng có một câu nói rất hay, nhận định rất chính xác về sách mà mỗi chúng ta cần ghi nhớ như hành trang theo ta suốt cuộc đời: “Sách là cây đèn thần soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi nhất và tăm tối nhất của cuộc đời”
Mình mới viết đó các bạn đọc nha:)
mình thấy quá hay hay qua hay
hahahahahahahahahahahahahah
 
N

nhanprodk123

Ai giup minh lam de van nghi luan nay voi:"suy nghi ve quan niem : Lam viec la cach tan huong cuoc song tôt nhat".mai minh thi rui, mong cac ban giup do
 
S

saobangkhoc141999

Tuổi trẻ và tương lai của đất nước
Mình có tham khảo một số ý trên mạng và tự làm bài này. Nếu thấy được thì các bạn nhớ thanks nha

Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn : "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em". Lời dạy của Bác hướng tới, chẳng những là các học sinh của thời đại đó, mà còn là những thế hệ trẻ của đất nước hiện nay và mai sau.

"Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là lửa tuổi thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Như mùa xuân căng tràn sức sống, tuổi trẻ là lứa tuổi tươi đẹp, là lứa tuổi khởi đầu cho một đời người, được học hành, trang bị kiến thức và rèn luyện đạo đức, chuẩn bị bước vào đời, xây dựng xã hội tương lai phát triển.
Tuổi trẻ là mùa xuân tràn đầy sức sống, tươi trẻ và năng động, táo bạo và dám ước mơ. Tuổi trẻ như con chim non vừa bước vào cuộc sống, nhìn cuộc sống bằng đôi mắt trong sáng và khát khao, dám nghĩ mà cũng dám làm, không sợ khó khăn nguy hiểm. Tuổi trẻ mang trong mình biết bao ước mơ, biết bao hoài bão, chỉ chờ ngày đủ tri thức để có thế bay cao, bay xa, thoả sức vùng vẫy, thoả sức sáng tạo, biến ước mơ thành hiện thực. Chính vì vậy, tuổi tre nắm trong tay tương lai của cả đất nước, thế hệ trẻ càng thông minh, càng giàu tri thức và sức sáng tạo thì tương lai đất nước càn tươi đẹp, thịnh vượng.
Từ xưa đến nay, có biết bao nhiêu tấm gương tuổi trẻ hi sinh cho đất nước, làm rạng danh tổ quốc. Thời Trần, có anh hùng Trần Quốc Toản tuổi còn trẻ mà trí dũng song toàn. Khi không được dự hội nghị Bình Than, Trần Quốc Toản tức giận bóp nát quả cam lúc nào không hay, về nhà dựng lá cờ thêu sáu chữ vàng "Phá cường địch, báo hoàng ân", nêu lên quyết tâm chống giặc Nguyên cứu nước. Thời đất nước ta thuộc Pháp, chú bé liên lạc "Kim Đồng - cánh chim đầu đàn" của Đội Thiếu niên Tiền phong HCM, người chiến sĩ anh dũng, mưu trí, hi sinh ở tuổi 15 khi đang làm nhiệm vụ canh giữ cho cán bộ họp. Bác Hồ cũng là một tấm gương tuổi trẻ dám nghĩ, dám làm, quên mình cho đất nước. Bác Hồ khi ấy là Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng, bôn ba suốt 30 năm, đi qua không biết bao nhiêu quốc gia châu Âu, châu Mĩ để rồi tìm thấy ánh sáng cho dân tộc ở chủ nghĩa Mác-Lênin, trở về lãnh đạo nhân dân giải phóng quê hương. Chúng ta cũng không ai không biết đến tấm gương thầy Nguyễn Ngọc Ký. Nguyễn Ngọc Ký lên bốn đã bị liệt cả hai tay, Thế nhưng, không chịu chấp nhận số phận nghiệt ngã, Ký đã quyết tâm đi học, tập viết bằng hai chân. Vả chạng đường tuổi thơ của Ký chỉ ấp ủ một ước mơ, đó là đươc học, được viết chữ như bao người khác. Để rồi, cuối cùng, Nguyễn Ngọc Ký trở thành một trong những nhà giáo ưu tú nhất VN.
Những năm tháng chiến tranh tàn khốc đã qua đi, để lại một nền hoà bình trên đất nước Việt Nam tiêu điều, hoang tàn, chờ bàn tay con người gây dựng lại. Tuổi trẻ VN ngày nay đang đứng trước bao nhiêu thách thức, bao nhiêu gian khổ ở trước mắt. Đất nước ta còn nghèo, đời sống nhân dân nhiều nơi còn gặp nhiều khó khăn. Ảnh hưởng kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta lao đao, phát triển nhưng vẫn chưa vững mạnh. Vấn đề môi trường, Trái Đất nóng lên, biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra không biết bao nhiêu thiên tai làm tình thế nước ta đã khó khăn lại càng khó khăn hơn...Nhưng tất cả những thử thách đó, không hẳn là không thể vượt qua vì:
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"
Đứng trước nhiệm vụ khó khăn đang chờ đợi trước mắt, mỗi bạn trê cần phải quyết tâm học tập ngay còn khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Phải có mục đích học tập đúng đắn, học vì tương lai của đất nước, vì ngày mai Tố quốc ta giàu đẹp. Tiếp theo phải có phương pháp học tập hiệu quả, không học tủ, học lệch, học phải đi đôi với hành, nỗ lực phấn đấu không ngừng. Song song với việc học là việc tu dưỡng đạo đức, bởi vì có tài thì phải có đức, có tài mà không có đức thì tài vô dụng. Chúng ta cũng phải tham gia các hoạt động xã hội ở nhà trường và địa phương vì "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Tuỳ theo sức của mình:. Tham gia các hoạt động tập thể giúp ta vừa trau dồi kiến thức, vừa tu dưỡng đạo đức, vừa rèn luyện sức khoẻ, chuẩn bị tốt hành trang ngày mai vào đời xây dựng đất nước.

Ngày mai, khi bước vào đời, tuổi trẻ sẽ phải gánh vác trách nhiệm vừa cao cả vừa nặng nề, đó là đưa đất nước ngày càng đi lên. Tuổi trẻ hôm nay phải cố sức học hành, chuẩn bị tốt hành trang cho ngày mai ấy ,để không phải hổ thẹn với các bậc cha anh, để xứng đáng rằng tuổi trẻ chính là tương lai đất nước
 
Top Bottom