bài tập siêu hay

S

snnb

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

bài 1 : cho bốn hh , mỗi hh gồm 2 chất rắn có số mol bằng nhau : Na2O và Al2O3 , Cu và Fe2(SO4)3, BaCl2 và NaHSO4 ; Na và Ca(HCO3)2 . Số hh có thể tan hoàn toàn trong nước dư chỉ tạo dd là :
dáp án là 2 nhưng mình ra là 3 gồm 3 hh đầu

Bài 2 :cho m gam hh X gồm Ba , BaO , Al vào nước dư phản ứng kết thúc thu được dd A ; 3,024 lít khí (đktc) và 0,54 gam chất rắn không tan . Rót 110 ml dd HCl 1M vào dd A được 5,46 gam kết tủa . m có giá trị là
đáp án là 8,58 gam

Bài 3 :eek:xi hóa a gam Fe ngoài không khí 1 time sau thu được b gam hh rắn X gồm Fe , FeO , Fe2O3 và fe3O4 . Hòa ta hoàn toàn X bằng HNO3 đặc nóng dư thu được V lít khí NO2 (đktc) sản phẩm khử duy nhất . Biểu thức liên hệ giữa a, b và V là :
đáp án là 10a=7b+56V
nhưng mình ra là 20a=14b+5V

Bài 4: Cho 27,25 gam hh X gồm Mg, Al, Fe , Cu tác dụng với Ò thu đc m gam hh rắn Y. cho toàn bộ Y tác dụng với dd H2SO4 đặc nóng thu đc dd Z (chứa 5 muối với tổng khối lượng muối là 96,85 gam ) và 10,64 lít (đktc) khí SO2 duy nhất . m =?
đáp án là 31,25
 
Last edited by a moderator:
K

kkdc06

bài 1 2 NaHSO4 + BaCl2 ----> BaSO4 + Na2SO4 + 2HCl
phản ứng này có BaSO4 kết tủa nên loại mà cậu
bài 2 bạn xem lại đề đi tớ làm đi làm lại nhiều lần thấy đề vô lý quá số mol kết tủa đấy theo tính toán của tớ thì nó phải <= 3,9g cậu ak
bài 3. quy đổi hỗn hợ về Fe và Oxy khối lượng của Oxy là b-a
bảo toàn e ta có
3a/56 = 4(b-a)/32 + V
<=> 3a = 7(b-a) + 56V
=> 10a = 7b + 56V
 
Last edited by a moderator:
S

snnb

bạn ơi theo định luật bảo toàn e thì phải có :
3a/56 = 4(b-a)/32 + V/22,4
chứ bạn thiếu chia cho 22,4 à
 
R

rainbridge

bài 1 : cho bốn hh , mỗi hh gồm 2 chất rắn có số mol bằng nhau : Na2O và Al2O3 , Cu và Fe2(SO4)3, BaCl2 và NaHSO4 ; Na và Ca(HCO3)2 . Số hh có thể tan hoàn toàn trong nước dư chỉ tạo dd là :

hỗn hợp BaCl2 và NaHSO4 cho vào nước thì BaCl2 tạo môi trường trung tính, do đó HSO4- vẫn là HSO4- thôi bạn à. cho nên ko có kết tủa BaSO4


Bài 2 :cho m gam hh X gồm Ba , BaO , Al vào nước dư phản ứng kết thúc thu được dd A ; 3,024 lít khí (đktc) và 0,54 gam chất rắn không tan . Rót 110 ml dd HCl 1M vào dd A được 5,46 gam kết tủa . m có giá trị là

gọi x, y lần lượt là số mol Ba, BaO
hòa vào nước tạo 2.(x+y) mol OH-
Al còn dư suy ra số mol Al phản ứng bằng số mol OH- bằng 2(x+y)
[TEX]n_{H_{2}}=n_{Ba}+1,5n_{Al}=x+1,5.2(x+y)=0,135 (1)[/TEX]
[TEX]n_{HCl}=0,11[/TEX]
ta có công thức [TEX]3n_{kt}+n_{H+}=4n_{AlO2-}[/TEX]
=>[TEX] n_{AlO2-}=0,08=n_{Al pu}=2(x+y) (2)[/TEX]
từ (1,2) => x=0,015=Ba; y=0,025=BaO
Al phản ứng=0,08
m=Ba+BaO+Al pư+ Al dư=8,58g


Bài 3 xi hóa a gam Fe ngoài không khí 1 time sau thu được b gam hh rắn X gồm Fe , FeO , Fe2O3 và fe3O4 . Hòa ta hoàn toàn X bằng HNO3 đặc nóng dư thu được V lít khí NO2 (đktc) sản phẩm khử duy nhất . Biểu thức liên hệ giữa a, b và V là :
ở đây có lẽ là đề bị nhầm chút. chỗ V lít khí phải chia cho 22,4 nữa mới đúng

Bài 4: Cho 27,25 gam hh X gồm Mg, Al, Fe , Cu tác dụng với Ò thu đc m gam hh rắn Y. cho toàn bộ Y tác dụng với dd H2SO4 đặc nóng thu đc dd Z (chứa 5 muối với tổng khối lượng muối là 96,85 gam ) và 10,64 lít (đktc) khí SO2 duy nhất . m =?
hh Y gồm oxit và kim loại dư
tổng số mol SO4 trong muối: [TEX]\frac{96,85-27,25}{96}=0,725[/TEX]
số mol SO4 tạo muối trong phản ứng oxi hóa kim loại= số mol SO2=0,475
=> số mol SO4 thay thế oxi trong oxit là 0,725-0,475=0,25=số mol oxi
vậy mY=mX+ mO= 27,25+ 0,25.16=31,25g
 
Last edited by a moderator:
H

hung_ils

hỗn hợp BaCl2 và NaHSO4 cho vào nước thì BaCl2 tạo môi trường trung tính, do đó HSO4- vẫn là HSO4- thôi bạn à. cho nên ko có kết tủa BaSO4




gọi x, y lần lượt là số mol Ba, BaO
hòa vào nước tạo 2.(x+y) mol OH-
Al còn dư suy ra số mol Al phản ứng bằng số mol OH- bằng 2(x+y)
[TEX]n_{H_{2}}=n_{Ba}+1,5n_{Al}=x+1,5.2(x+y)=0,135 (1)[/TEX]
[TEX]n_{HCl}=0,11[/TEX]
ta có công thức [TEX]3n_{kt}+n_{H+}=4n_{AlO2-}[/TEX]
=>[TEX] n_{AlO2-}=0,08=n_{Al pu}=2(x+y) (2)[/TEX]
từ (1,2) => x=0,015=Ba; y=0,025=BaO
Al phản ứng=0,08
m=Ba+BaO+Al pư+ Al dư=8,58g



ở đây có lẽ là đề bị nhầm chút. chỗ V lít khí phải chia cho 22,4 nữa mới đúng


hh Y gồm oxit và kim loại dư
tổng số mol SO4 trong muối: [TEX]\frac{96,85-27,25}{96}=0,725[/TEX]
số mol SO4 tạo muối trong phản ứng oxi hóa kim loại= số mol SO2=0,475
=> số mol SO4 thay thế oxi trong oxit là 0,725-0,475=0,25=số mol oxi
vậy mY=mX+ mO= 27,25+ 0,25.16=31,25g
Câu 1 giải thích sai. Trong dung dịch, HSO4- tự phân li thành H+ và SO4(2-), khi đó Ba(2+) tác dụng với SO4(2-) tạo kết tủa BaSO4, mà đã là kết tủa thì không thể là dung dịch rồi!!!!!!!!!!!
 
K

kkdc06

hỗn hợp BaCl2 và NaHSO4 cho vào nước thì BaCl2 tạo môi trường trung tính, do đó HSO4- vẫn là HSO4- thôi bạn à. cho nên ko có kết tủa BaSO4




gọi x, y lần lượt là số mol Ba, BaO
hòa vào nước tạo 2.(x+y) mol OH-
Al còn dư suy ra số mol Al phản ứng bằng số mol OH- bằng 2(x+y)
[TEX]n_{H_{2}}=n_{Ba}+1,5n_{Al}=x+1,5.2(x+y)=0,135 (1)[/TEX]
[TEX]n_{HCl}=0,11[/TEX]
ta có công thức [TEX]3n_{kt}+n_{H+}=4n_{AlO2-}[/TEX]
=>[TEX] n_{AlO2-}=0,08=n_{Al pu}=2(x+y) (2)[/TEX]
từ (1,2) => x=0,015=Ba; y=0,025=BaO
Al phản ứng=0,08
m=Ba+BaO+Al pư+ Al dư=8,58g



ở đây có lẽ là đề bị nhầm chút. chỗ V lít khí phải chia cho 22,4 nữa mới đúng


hh Y gồm oxit và kim loại dư
tổng số mol SO4 trong muối: [TEX]\frac{96,85-27,25}{96}=0,725[/TEX]
số mol SO4 tạo muối trong phản ứng oxi hóa kim loại= số mol SO2=0,475
=> số mol SO4 thay thế oxi trong oxit là 0,725-0,475=0,25=số mol oxi
vậy mY=mX+ mO= 27,25+ 0,25.16=31,25g
bài 2 tớ vẫn chưa hiểu bạn giải thích rõ 1 tý giúp tớ đi:((
 
R

rainbridge

bài 2 tớ vẫn chưa hiểu bạn giải thích rõ 1 tý giúp tớ đi:((
này nhé
phản ứng 1: cho Al vào dung dịch kiềm
[TEX]Al + OH^{-} + H_{2}O--> AlO_{2}^{-} + \frac{3}{2}H_{2}[/TEX]
vì nhôm dư cho nên lượng nhôm pư và lượng khí sinh ra tính theo số mol OH-

phản ứng 2:
[TEX]AlO_{2}^{-} + H^{+} + H_{2}O --> Al(OH)_{3}[/TEX]
...x.......x........................x
[TEX]AlO_{2}^{-}+ 4H^{+} --> Al^{3+} + 2H_{2}O[/TEX]
..y........4y
ta có: [TEX]AlO_{2}^{-}=x+y; H^{+}=x+4y[/TEX]
kết tủa=[TEX]x=\frac{4AlO_{2}^{-}-H^{+}}{3}[/TEX]
rút ra công thức [TEX]4AlO_{2}^{-}=3n_{kt}+ H^{+}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
S

snnb

cả nhà giúp thêm mình bài này nữa với:
Đun nóng m gam hh bột Fe và bột S trong điều kiện không có oxi , tới khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn , ta thu được hh rắn X . cho X tác dụng với dd HCl dư , thu được 1 chất rắn nặng 1 ,6 gam và 4,48 (đktc) một hh khí Y .Cho hh khí Y đi qua dd CuSO4 dư thu đc 9,6 gam kết tủa . m=?
đáp án là 16 gam
 
R

rainbridge

cả nhà giúp thêm mình bài này nữa với:
Đun nóng m gam hh bột Fe và bột S trong điều kiện không có oxi , tới khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn , ta thu được hh rắn X . cho X tác dụng với dd HCl dư , thu được 1 chất rắn nặng 1 ,6 gam và 4,48 (đktc) một hh khí Y .Cho hh khí Y đi qua dd CuSO4 dư thu đc 9,6 gam kết tủa . m=?
đáp án là 16 gam
bạn viết sơ đồ chuyển hóa ra sẽ rất dễ thấy
ở đây gõ lâu quá nên mình diễn ra lời nhé
-hh rắn X: Fe dư, FeS, S dư
-cho vào HCl:
Fe-->1FeCl2 : 1H2
FeS-->1FeCl2 :1H2S
rắn ko tan: S= 0,05 mol
-khí Y qua CuSO4:
kết tủa CuS=0,1mol=H2S
=>H2=0,2-0,2=0,1
=>Fe=0,2mol; S=S pư + S dư=0,15
 
K

kkdc06

này nhé
phản ứng 1: cho Al vào dung dịch kiềm
[TEX]Al + OH^{-} + H_{2}O--> AlO_{2}^{-} + \frac{3}{2}H_{2}[/TEX]
vì nhôm dư cho nên lượng nhôm pư và lượng khí sinh ra tính theo số mol OH-

phản ứng 2:
[TEX]AlO_{2}^{-} + H^{+} + H_{2}O --> Al(OH)_{3}[/TEX]
...x.......x........................x
[TEX]AlO_{2}^{-}+ 4H^{+} --> Al^{3+} + 2H_{2}O[/TEX]
..y........4y
ta có: [TEX]AlO_{2}^{-}=x+y; H^{+}=x+4y[/TEX]
kết tủa=[TEX]x=\frac{4AlO_{2}^{-}-H^{+}}{3}[/TEX]
rút ra công thức [TEX]4AlO_{2}^{-}=3n_{kt}+ H^{+}[/TEX]

:-SS cậu ơi còn Al dư phản ứng với HCl nữa mà :-SS
 
S

snnb

bạn viết sơ đồ chuyển hóa ra sẽ rất dễ thấy
ở đây gõ lâu quá nên mình diễn ra lời nhé
-hh rắn X: Fe dư, FeS, S dư
-cho vào HCl:
Fe-->1FeCl2 : 1H2
FeS-->1FeCl2 :1H2S
rắn ko tan: S= 0,05 mol
-khí Y qua CuSO4:
kết tủa CuS=0,1mol=H2S
=>H2=0,2-0,2=0,1
=>Fe=0,2mol; S=S pư + S dư=0,15
nhưng bạn ơi đề bài là phản ứng của Fe và S là hoàn toàn mà sao lại dư cả 2 chất S và Fe đc
 
R

rainbridge

nhưng bạn ơi đề bài là phản ứng của Fe và S là hoàn toàn mà sao lại dư cả 2 chất S và Fe đc
theo mình biết phản ứng hoàn toàn có nghĩa là hiệu suất phản ứng bằng 100% (ít nhất 1 chất pư hết), nó khác với phản ứng vừa đủ
còn đối với bài này theo dữ kiện đề cho chất rắn ko tan trong axit dư chỉ có thể là S, lượng khí sinh ra lớn hơn so với lượng H2S tính được => có H2 => Fe dư.
có thể ở đây đề muốn nói là khi các phản ứng đã kết thúc
 
R

rainbridge

cậu ơi còn Al dư phản ứng với HCl nữa mà

người ta nói thu được dung dịch A và chất rắn ko tan. cho HCl vào dung dịch A thì chất rắn ko còn liên quan gì nữa. chỉ khi cho HCl vào bình phản ứng mới xét thêm Al pư với HCl
:)
 
R

rainbridge

cậu ơi còn Al dư phản ứng với HCl nữa mà

người ta nói thu được dung dịch A và chất rắn ko tan. cho HCl vào dung dịch A thì chất rắn ko còn liên quan gì nữa. chỉ khi cho HCl vào bình phản ứng mới xét thêm Al pư với HCl
:)
 
Top Bottom