[Nhóm Lý] Nơi hoạt động của nhóm Perpetuum Mobile(Động cơ vĩnh cữu)

K

kiet321

3. Một lò xo nhe có chiều dài tự nhiên 20cm, giãn thêm 1 cm nếu chịu lực kéo 0,1N. treo hòn bi m=10g vào lò xò rồi quay đều lò xo xung quanh trục thẳng đứng OO', khi ấy trục lò xò làm với phương thẳng đứng 1 góc 60 độ, tính số vòng quay trong thời gian 1s và chiều dài lò xo lúc này, [TEX]g=10m/{s}^{2}[/TEX]
 
D

duynhan1

3. Một lò xo nhe có chiều dài tự nhiên 20cm, giãn thêm 1 cm nếu chịu lực kéo 0,1N. treo hòn bi m=10g vào lò xò rồi quay đều lò xo xung quanh trục thẳng đứng OO', khi ấy trục lò xò làm với phương thẳng đứng 1 góc 60 độ, tính số vòng quay trong thời gian 1s và chiều dài lò xo lúc này, [TEX]g=10m/{s}^{2}[/TEX]
Mình nghĩ thế này:

[TEX]k = \frac{0,1}{0,01} = 10 (N/m)[/TEX]
Ta có :
[TEX]\vec{F_{dh}} + \vec{P} = \vec{F_{ht}} [/TEX]
Do Fdh hợp với P góc 60 độ nên:
[TEX]Fdh = \frac{P}{ cos \al} = 2P = 0,2(N) \Rightarrow l = 0,2 + \frac{0,2}{10} = 0,22(m)[/TEX]
Chiều dài lò xo là 22cm.

[TEX]F_{ht} = P . tan \al = mg tan \al[/TEX]

Vận tốc dài của vật :
[TEX]v = \sqrt{\frac{R. F_{ht}}{m}} = \sqrt{g . R. tan \al} (m/s) [/TEX]
Độ dài quỹ đạo:
[TEX]S= 2 \pi R (m)[/TEX]
Số vòng trong thời gian 1s:
[TEX]\red N = \frac{v}{s} = \frac{1}{2\pi} . \sqrt{\frac{g. sin \al}{R. cos \al}} = \frac{1}{2\pi}. \sqrt{\frac{g}{l. cos \al}}[/TEX]
Thay số ta có :
[TEX]N = \frac{1}{2\pi} . \sqrt{\frac{10}{0,22. \frac12}} =... [/TEX]
 
F

fav_tn94



[TEX]\omega = \sqrt{\frac{k}{m}}=10 \pi \\\\ T= \frac{1}{5} \\\\ Wd=3Wt ---> \left[\begin{ x= \frac{A}{2} \\ x=-\frac{A}{2} \right. \\\\ \left[\begin{ t= 2.\frac{T}{12} =\frac{T}{6}= \frac{1}{30}\\ t= 2. ( \frac{T}{4} -\frac{T}{12})= \frac{T}{3}= \frac{1}{15} \right. ---> C[/TEX]

Như thế này thì đáp án phải là B. 1/15 s chứ. Sao lại C đc? cách tớ giải cũng ra B mừ, hì
 
H

huubinh17

3. Một lò xo nhe có chiều dài tự nhiên 20cm, giãn thêm 1 cm nếu chịu lực kéo 0,1N. treo hòn bi m=10g vào lò xò rồi quay đều lò xo xung quanh trục thẳng đứng OO', khi ấy trục lò xò làm với phương thẳng đứng 1 góc 60 độ, tính số vòng quay trong thời gian 1s và chiều dài lò xo lúc này, [TEX]g=10m/{s}^{2}[/TEX]
Bài này, anh gọi lực đàn hồi, trọng lực và lực hướng tâm khi lò xo quay quanh trục lần lượt là [tex]F, P, F_h[/tex], khi đó, hợp lực của [tex]F, P[/tex] là [tex]F_h[/tex]

Vẽ hình ra, ta có ngay : [tex] cos\alpha = \frac{P}{F} = \frac{mg}{k \denta_l} [/tex]
=> [tex] \denta_l = \frac{mg}{k cos\alpha} [/tex]
Tìm [tex]K[/tex] thì dễ ẹc mà nhỉ, K=10 N/m
Tù đó tìm dc [tex]\denta_l = 2cm[/tex] do đó chiều dài là 22 cm :D

Ta lại có tiếp [tex] tan \alpha = \frac{F_h}{P} = \frac{mw^2R}{mg}[/tex] với R là bán kính quỹ đạo của vật.

[tex]R= l sin \alpha [/tex].Từ đó ta có [tex] tan \alpha = \frac{w^2 l sin \alpha}{g} [/tex] => [tex]w= ? [/tex]

có được tần số góc, tính được tần số, rồi suy ra số vòng quay dc thôi nghen mấy nhóc
qqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqq
 
F

fav_tn94

[TEX]T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}} ---> l =\frac{T^2g}{4 \pi^2}= 1 \\\\ \omega= \pi \\\\ Tmax= mg(3-2 cos \alpha_o)= 1,0025 ----> \alpha_o=0,05 rad \\\\ W= \frac{1}{2}m .\omega^2.l.\alpha_o^2=125.10^{-4} -----> D[/TEX]

Còn câu này thì cậu giải đúng nhưng đáp án cuối cùng đổi đơn vị sai ùi nạ^^
Phải là C chứ :d
Với lại theo mình từ chỗ [TEX]\\ Tmax= mg(3-2 cos \alpha_o)= 1,0025[/TEX] thì ta \Rightarrow [TEX]cos \alpha_o = 0,99875 \Rightarrow W = mgl(1-cos \alpha_o)=125.10^{-5} ---> C[/TEX]
Đó là ý kiến của tớ, hi, tại tớ thấy ko ai thắc mắc cả nên hỏi mọi người xem như thế có đúng ko :d
 
Last edited by a moderator:
H

huubinh17

gọi dentaL độ giản của lò xo khi m ở VTCB -> các lực tác dụng lên vật M là: lực căng T hướng lên, trọng lực P và lực đàn hồi hướng xuống =>T=P+Fdh = Mg +k.dentaL
nếu m dao động điều hòa với biên độ: A<dentaL thì trong quá trình dao động, lò xo luôn bị giãn. Lực đàn hồi xuất hiện ở hai đầu của lò xo và hướng xuống. sợi dây luôn bị căng
nếu A > dentaL thì trong quá trình dao động, có thời điểm lò xo bị nén, lực đàn hồi tắc dụng lên M hướng lên=>M cân bằng khi: T+Fdh =P =>T=P-Fdh=Mg-k(A-dentaL). sợi chưa bị chùng
T>=0 <=>Mg-k(A-dentaL) >=0 <=>(A-dentaL)<=Mg/k <=>A<=Mg/k + dentaL(1)
ở VTCB của m ta có: mg=k.dentaL =>dentaL=mg/k thay vào (1) ta có:
A<=(Mg +mg)/K
qqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqq
 
K

kiet321

Một con lắc dài [tex]44cm[/tex] được treo vào trần của một toa xe lửa. Con lắc bị kích động mỗi khi bánh của toa xe gặp chỗ nối nhau của đường ray. Cho biết chiều dài của mỗi đường ray là [tex]12,5m[/tex]. Lấy [tex]g=9,8m/{s}^{2}[/tex]. Để biên độ dao động của con lắc là lớn nhất thì tàu phải chạy thẳng đều với tốc độ nào?
 
H

huubinh17

Một con lắc dài [tex]44cm[/tex] được treo vào trần của một toa xe lửa. Con lắc bị kích động mỗi khi bánh của toa xe gặp chỗ nối nhau của đường ray. Cho biết chiều dài của mỗi đường ray là [tex]12,5m[/tex]. Lấy [tex]g=9,8m/{s}^{2}[/tex]. Để biên độ dao động của con lắc là lớn nhất thì tàu phải chạy thẳng đều với tốc độ nào?
Đề bài chỉ yêu cầu là tìm điều kiện cộng hưởng thôi nhóc àh, cộng hưởng thì sao, có phải [tex]f=f_0[/tex], hay [tex]T=T_0[/tex] mà [tex]T, T_0[/tex] là những thứ gì /

[TEX]T[/TEX] là thời gian mà xe đó đi qua hết một đoạn đường rây.

[tex]T_0[/tex] là chu kỳ con lắc, từ đó em đặt ẩn mà giải

[tex]T= \frac{S}{v}[/tex], [tex]s[/tex] là 12.5 m, [tex]v[/tex] là vận tốc cần tìm

[tex]T_0 = 2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}[/tex]

Cho nó bằng nhau là ra
qqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqq
 
K

kiburkid


@huubinh17 Anh để thế em ko quote đc
Em chỉ hỏi nà bài ni thì tính [TEX]T_o[/TEX] theo g hay g'.
Dù đề bài ko cho nhưng mà đã chuyển động thì phải...
 
K

kiet321

Một con lắc đơn dao đông điều hào trong điện trường có đường sức hướng thẳng xuống dưới và khi con lắc không mang điện thì chu kỳ dao động là [tex]T[/tex], khi con lắc mang điện tích [tex]{q}_{1}[/tex] thì chu kỳ dao động là [tex]{T}_{1}=2T[/tex], khi con lắc mang điện tích [tex]{q}_{2}[/tex] thì chu kỳ dao động là [tex]{T}_{2}=\frac{T}{2}[/tex], tỉ số [tex]\frac{{q}_{1}}{{q}_{2}}[/tex] là:
 
K

kiburkid

Một con lắc đơn dao đông điều hào trong điện trường có đường sức hướng thẳng xuống dưới và khi con lắc không mang điện thì chu kỳ dao động là [tex]T[/tex], khi con lắc mang điện tích [tex]{q}_{1}[/tex] thì chu kỳ dao động là [tex]{T}_{1}=2T[/tex], khi con lắc mang điện tích [tex]{q}_{2}[/tex] thì chu kỳ dao động là [tex]{T}_{2}=\frac{T}{2}[/tex], tỉ số [tex]\frac{{q}_{1}}{{q}_{2}}[/tex] là:

[TEX]\frac{T_1}{T} = 4 \Rightarrow \alpha= 3g[/TEX]
[TEX]\frac{T_2}{T} = \frac{1}{4} \Rightarrow \beta=\frac{3}{4} [/TEX]
[TEX]\Rightarrow \frac{\alpha}{\beta} = 4[/TEX]

Cái ni = 4 lần cái tê. Còn cái ni và cái tê nà cái mô thì tự tìm ;))
 
H

huubinh17

Một con lắc đơn dao đông điều hào trong điện trường có đường sức hướng thẳng xuống dưới và khi con lắc không mang điện thì chu kỳ dao động là [tex]T[/tex], khi con lắc mang điện tích [tex]{q}_{1}[/tex] thì chu kỳ dao động là [tex]{T}_{1}=2T[/tex], khi con lắc mang điện tích [tex]{q}_{2}[/tex] thì chu kỳ dao động là [tex]{T}_{2}=\frac{T}{2}[/tex], tỉ số [tex]\frac{{q}_{1}}{{q}_{2}}[/tex] là:
giải như thế này nè em, anh sẽ chứng minh một dạng toán này cho em, tổng quát nha:Anh đặt [tex]T'= x. T[/TEX], [TEX]T', T[/tex] chu kỳ sau khi tích điên và chu kỳ lúc chưa tích điện.Ta có [tex]g' = \frac{g}{x^2}[/tex] (tới đây hiểu ko :D)

Vì đề nói vector cường độ điện trường hướng xuống, nên ta có gia tốc hiệu dụng của hệ này là

[tex] g' = \frac{qE}{m} + g[/tex], vì [tex] g' = \frac{g}{x^2}[/tex] nên anh có

[tex]( \frac{1}{x^2} - 1).g = \frac{qE}{m} [/tex]

Từ đó suy ra : [tex] q= \frac{mg}{E} ( \frac{1}{x^2} - 1 )[/tex]

Em có [tex]x_1=2[/tex], [tex]x_2= \frac{1}{2} [/tex]

Do đó thế zô công thức tính [tex]q[/tex] mà mới tìm ra đó, em lập tỉ số là ra đáp số

[tex] \frac{q_1}{q_2} = - \frac{1}{4} [/tex]
qqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqq
 
H

huubinh17

[TEX]\frac{T_1}{T} = 4 \Rightarrow \alpha= 3g[/TEX]
[TEX]\frac{T_2}{T} = \frac{1}{4} \Rightarrow \beta=\frac{3}{4} [/TEX]
[TEX]\Rightarrow \frac{\alpha}{\beta} = 4[/TEX]

Cái ni = 4 lần cái tê. Còn cái ni và cái tê nà cái mô thì tự tìm ;))
Chú ý khi hai giá trị [tex]x[/tex], một giá trị lớn hơn [tex]1[/tex], một giá trị nhỏ hơn [tex]1[/tex] thì tỉ số điện tích phải âm :D, mà em giải gì anh ko hiểu số 4 và 1/4 ở đâu hết
qqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqq
 
K

kiburkid

Đặt T' = xT thì [TEX]g'=\frac{g}{x^2}[/TEX] thôi mà
Bên dưới thì chia cho g rồi rút q ra
Cũng thế cả thôi, của em thì tính luôn, anh ấy làm tận cũng rồi mới thay số
@huubinh17 : Đề nghị anh ko viết trong qoute nhé. Mọi ng` ko qoute của anh đc :|
 
Top Bottom