[Nhóm Lý] Nơi hoạt động của nhóm Perpetuum Mobile(Động cơ vĩnh cữu)

D

duynhan1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

  1. Tên nhóm: Perpetuum Mobile
  2. Các thành viên trong nhóm:
    • duynhan1(Nam)-Nhân
    • kiet321(Nam)- Kiệt
    • nhocngo976(Nữ)-Dương
    • langtu_117(Nam)-An
    • KiburKid(Nam)- Anh Sơn (93)
    • fav_tn94(Nữ)-Nhàn
    • 11thanhkhoeo(Nam)-Thành
    • caothuv(Nam)- Minh
    • namphuong_2008 (Nữ)- Phương
    • huubinh17 (Nam)- Anh Bình (93)
Có gì mọi người vào đây trao đổi nhé.
Cái tên nhóm bạn nào có tên nào hay thì bảo để mình đổi nhé :p

Mở đầu bằng 1 bài lý nhé :D
Bài 1:
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa với chu kỳ T, biên độ A. Khi vật đi qua vị trí cân bằng thì người ta giữ cố định điểm chính giữa của lò xo lại. Bắt đầu từ thời điểm đó vật sẽ dao động điều hòa với biên độ là?
 
Last edited by a moderator:
T

thanh.hot

Bài 1:
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa với chu kỳ T, biên độ A. Khi vật đi qua vị trí cân bằng thì người ta giữ cố định điểm chính giữa của lò xo lại. Bắt đầu từ thời điểm đó vật sẽ dao động điều hòa với biên độ là?
[/QUOTE]
hì có quải A/2 không bạn
 
K

kiburkid

2. Một vật dao động điều hoà dọc theo trục Ox với biên độ A, tần số f . Chọn gốc tọa độ ở vị trí cân bằng của vật, gốc thời gian t0 = 0 là lúc vật ở vị trí x = A. Li độ của vật được tính theo biểu thức
A. x = A cos([TEX]2\pi ft[/TEX])
B. x = A cos([TEX]2\pi ft + \frac{\pi}{2}[/TEX] )
C. x = A cos([TEX]2\pi ft - \frac{\pi}{2}[/TEX] )
D. x = A cos([TEX]\pi ft[/TEX])

3.
Một chất điểm dao động điều hòa trên đoạn thẳng AB. Khi qua vị trí cân bằng, vectơ vận tốc của chất điểm
A. luôn có chiều hướng đến A.
B. có độ lớn cực đại.
C. bằng không.
D. luôn có chiều hướng đến B.

4.
Một con lắc lò xo gồm một lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k, một đầu cố định và một đầu gắn với một viên bi nhỏ khối lượng m. Con lắc này đang dao động điều hòa có cơ năng
A. tỉ lệ nghịch với khối lượng m của viên bi.
B.tỉ lệ với bình phương chu kì daođộng.
C. tỉ lệ với bình phương biên độ dao động.
D.tỉ lệ nghịch với độ cứng k của lò xo.
 
Last edited by a moderator:
D

duynhan1

Bài 1:
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa với chu kỳ T, biên độ A. Khi vật đi qua vị trí cân bằng thì người ta giữ cố định điểm chính giữa của lò xo lại. Bắt đầu từ thời điểm đó vật sẽ dao động điều hòa với biên độ là?
hì có quải A/2 không bạn

Bạn chưa đk nhé :p
Đáp số : [TEX]\frac{A}{\sqrt{2}}[/TEX]. Bảo toàn cơ năng !!!

2. Một vật dao động điều hoà dọc theo trục Ox với biên độ A, tần số f . Chọn gốc tọa độ ở vị trí cân bằng của vật, gốc thời gian t0 = 0 là lúc vật ở vị trí x = A. Li độ của vật được tính theo biểu thức
A. x = A cos([TEX]2\pi ft[/TEX])
B. x = A cos([TEX]2\pi ft + \frac{\pi}{2}[/TEX] )
C. x = A cos([TEX]2\pi ft - \frac{\pi}{2}[/TEX] )
D. x = A cos([TEX]\pi ft[/TEX])
Phương trình dao động:
[TEX]x = A cos( 2\pi f t + \varphi) [/TEX]
Tại thời điểm t=0 ta có :
[TEX] cos(\varphi)=1 \Leftrightarrow \varphi = 0[/TEX]
Đáp án: A
3.
Một chất điểm dao động điều hòa trên đoạn thẳng AB. Khi qua vị trí cân bằng, vectơ vận tốc của chất điểm
A. luôn có chiều hướng đến A.
B. có độ lớn cực đại.
C. bằng không.
D. luôn có chiều hướng đến B.

4.
Một con lắc lò xo gồm một lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k, một đầu cố định và một đầu gắn với một viên bi nhỏ khối lượng m. Con lắc này đang dao động điều hòa có cơ năng
A. tỉ lệ nghịch với khối lượng m của viên bi.
B.tỉ lệ với bình phương chu kì daođộng.
C. tỉ lệ với bình phương biên độ dao động.
D.tỉ lệ nghịch với độ cứng k của lò xo.~~~> Tỉ lệ với độ cứng k
 
1

11thanhkhoeo

bài 5
Một con lắc đơn dài l = 20cm treo tại một điểm cố định. Kéo con lắc ra khỏi phương thẳng đứng một góc bằng 0,1 rad về phía bên phải rồi truyền cho con lắc một vận tốc bằng 14cm/s theo phương vuông góc với dây về phía vị trí cân bằng. Coi con lắc dao động điều hòa, viết phương trình dao động đối với li độ dài của con lắc. Chọn gốc tọa độ của vị trí cân bằng, chiều dương hướng từ vị trí cân bằng sang phía bên phải, gốc thời gian là lúc con lắc đi qua vị trí cân bằng lần thức nhất. Cho gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2.
 
K

kiburkid

bài 5
Một con lắc đơn dài l = 20cm treo tại một điểm cố định. Kéo con lắc ra khỏi phương thẳng đứng một góc bằng 0,1 rad về phía bên phải rồi truyền cho con lắc một vận tốc bằng 14cm/s theo phương vuông góc với dây về phía vị trí cân bằng. Coi con lắc dao động điều hòa, viết phương trình dao động đối với li độ dài của con lắc. Chọn gốc tọa độ của vị trí cân bằng, chiều dương hướng từ vị trí cân bằng sang phía bên phải, gốc thời gian là lúc con lắc đi qua vị trí cân bằng lần thức nhất. Cho gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2.

Viết phương trình hả
[TEX]S=l.\alpha = 2[/TEX]
[TEX]\omega.s=v_{max} \Rightarrow \omega = 7[/TEX]
từ đề bài [TEX]\phi = \frac{\pi}{2}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow s = 2cos(7t+\frac{\pi}{2})[/TEX]
 
F

fav_tn94

Bài 1:
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa với chu kỳ T, biên độ A. Khi vật đi qua vị trí cân bằng thì người ta giữ cố định điểm chính giữa của lò xo lại. Bắt đầu từ thời điểm đó vật sẽ dao động điều hòa với biên độ là?

Có 2 cách: ta có k'=2k

Cách 1:
ta có v max= w.A=w'.A
=> [TEX]\sqrt{k/m}[/TEX] . A = [tex]\sqrt{k'/m}[/tex]. A'
=> A'= A.[TEX]\sqrt{2}[/TEX]/2

Cách 2: cơ năng bảo toàn=>1/2kA^2=1/2k'A'^2
=> A'= A.[TEX]\sqrt{2}[/TEX]/2
:)>-he he
 
F

fav_tn94

Ko thấy ai post bài, buồn hì, thui thì để tớ đố. hjhj

Câu 1. Trong dđđh của 1 vật thời gian ngắn nhất giữa 2 lần liên tiếp vật đi qua vị trí đọng năng bằng thế năng là 0,66s. Giả sử tại thời điểm vật đi qua vị trí có thế năng Wt, động năng Wđ và sau đó thời gian denlta t vật đi qua vtris có động năng tăng gấp 3 lần, thế năng giảm 3 lần. Xác định giá trị nhỏ nhất của denlta t?

Câu 2. 1 con lắc lò xo dao động điều hòa trong 1 chu kì T của dao động thì thời gian độ lớn vận tốc tức thời ko nhỏ hơn pi/4 lần tốc độ trung bình trong 1 chu kì là bao nhiêu? ;)

Hehe, mời các mem thử tài nào:)>-
 
Last edited by a moderator:
H

huubinh17

Ko thấy ai post bài, buồn hì, thui thì để tớ đố. hjhj

Câu 1. Trong dđđh của 1 vật thời gian ngắn nhất giữa 2 lần liên tiếp vật đi qua vị trí đọng năng bằng thế năng là 0,66s. Giả sử tại thời điểm vật đi qua vị trí có thế năng Wt, động năng Wđ và sau đó thời gian denlta t vật đi qua vtris có động năng tăng gấp 3 lần, thế năng giảm 3 lần. Xác định giá trị nhỏ nhất của denlta t?

Bài này thì thế này, em gọi động năng và thế năng tại thời điểm ban đầu là [tex]W_d, W_t[/tex], sau khoảng thời gian [tex]\delta_t[/tex] thì động năng và thế năng lúc này là [tex]3W_d[/tex][tex]W_t/3[/tex]
[tex]W[/tex] là cơ năng, bảo toàn, ta được
[tex]W_d + W_t =W[/tex]

[tex]3W_d + \frac{W_t}{3} = W[/tex]
giải hệ trên, ra suy ra [tex]W_d = \frac{W_t}{3}[/tex]

Vậy, tại thời điểm xét ban đầu thì [tex]W_d = W_t/3[/tex] hay [tex]W_d=W/4[/tex] và [tex]W_t= \frac{3W}{4}[/tex], đến thời điểm sau khoảng [tex]\delta_t[/tex] thì động năng tăng 3 lần, thế năng giảm 3 lần, tức khi đó,[tex]W_d= \frac{3W}{4}[/tex] còn [tex]W_t= \frac{W}{4}[/tex], từ đó suy ra sau khoảng [tex]\delta_t[/tex] thì từ thế năng bằng 3 lần động năng, chuyển thành động na8gn = 3 lần thế năng, từ đó sẽ thấy, vật đi từ vị trí [tex]\pm \frac{A \sqrt{3}}{2}[/tex] đến vị trí [tex]A/2[/tex], mất [tex]T/12[/tex]
Câu 2. 1 con lắc lò xo dao động điều hòa trong 1 chu kì T của dao động thì thời gian độ lớn vận tốc tức thời ko nhỏ hơn pi/4 lần tốc độ trung bình trong 1 chu kì là bao nhiêu? ;)
Hehe, mời các mem thử tài nào:)>-
Bài này thì em thấy, tốc độ turng bình torng 1 chu kỳ là [tex]\frac{4A}{T}[/tex]

hay [tex] \frac{2wA}{\pi}[/tex], đề nói là vận tốc tức là có dấu âm, dương, để vận tốc tức thời ko nhỏ hơn [tex]\pi/4[/tex] lần tốc độ trung bình của 1 chu kỳ(cần phân biệt tốc độ và vận tốc) thì vận tốc cần đạt được là [tex] \frac{\pi}{4}.\frac{2wA}{\pi} = \frac{wA}{2}[/tex], vậy đề yêu cầu chúng ta là tìm thời gian mà vật có vận tốc lớn hơn [tex] \frac{v_{max}}{2}[/tex], trên vòng tròn, tìm là ra nhé mấy nhóc :D[/QUOTE]
qqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqq
 
Last edited by a moderator:
H

huubinh17

Thôi, mấy nhóc cho anh gia nhập nhóm được không, chờ anh dc mod set để thành lập nhóm riêng chắc chết mất :D, anh là Bình, yahoo là changtraiitnoi_codon17, mem93, thi dh vừa xong :D, rất muốn hưởng thụ lại không khí còn đi học :)), thời đó rất đẹp, chủ nhóm đăng ký cho anh cái :))
qqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqq
 
D

duynhan1

Ko thấy ai post bài, buồn hì, thui thì để tớ đố. hjhj

Câu 1. Trong dđđh của 1 vật thời gian ngắn nhất giữa 2 lần liên tiếp vật đi qua vị trí đọng năng bằng thế năng là 0,66s. Giả sử tại thời điểm vật đi qua vị trí có thế năng Wt, động năng Wđ và sau đó thời gian denlta t vật đi qua vtris có động năng tăng gấp 3 lần, thế năng giảm 3 lần. Xác định giá trị nhỏ nhất của denlta t?
[TEX]Wt= Wd \\ \Leftrightarrow x= \pm \frac{A\sqrt{2}}{2} \Rightarrow \frac{T}{4} = 0,66 \Rightarrow T = 2,64(s)[/TEX]

Bảo toàn cơ năng tại 2 vị trí đó thì ta có:
[TEX]Wt + Wd = \frac{Wt}{3} + 3Wd \\ \Leftrightarrow Wt = 3 Wd = 3 (W- Wt) \\ \Leftrightarrow 4x^2 = 3A^2 \\ \Leftrightarrow x_1 = \pm \frac{A\sqrt{3}}{2}[/TEX]

Thế năng giảm 3 lần thì ta có :
[TEX]x_2 = \pm \frac{x_1}{\sqrt{3}} = \pm \frac{A}{2} [/TEX]
Bằng đường tròn thì ta xác định được:
[TEX]\Delta \varphi_{min} = \frac{\pi}{6} \Rightarrow T_{min} = \frac{T}{12} = 0,22(s)[/TEX]


Câu 2. 1 con lắc lò xo dao động điều hòa trong 1 chu kì T của dao động thì thời gian độ lớn vận tốc tức thời ko nhỏ hơn pi/4 lần tốc độ trung bình trong 1 chu kì là bao nhiêu? ;)

[TEX]|v_{tb}| = \frac{2A}{4T} = \frac{2A. \omega}{\pi} [/TEX]
Ta cần tìm khoảng thời gian con lắc lò xo có độ lớn vận tốc tức thời không nhỏ hơn : [TEX]\frac{\pi}{4} . \frac{2A \omega}{\pi} = \frac{A \omega}{2}[/TEX]

Bằng đường tròn lượng giác dễ dàng xác định trong 1 chu kỳ khi pha dao động từ [TEX][\frac{\pi}{6}; \frac{5\pi}{6}] \bigcup [\frac{7 \pi}{6};\frac{11 \pi}{6}][/TEX] thì vật có vận tốc không nhỏ hơn [TEX] \frac{A \omega}{2}[/TEX].
[TEX]t = \frac{\frac{4\pi}{3}}{2 \pi} . T = \frac23 T[/TEX]
 
F

fav_tn94

[TEX]Wt= Wd \\ \Leftrightarrow x= \pm \frac{A\sqrt{2}}{2} \Rightarrow \frac{T}{4} = 0,66 \Rightarrow T = 2,64(s)[/TEX]

Bảo toàn cơ năng tại 2 vị trí đó thì ta có:
[TEX]Wt + Wd = \frac{Wt}{3} + 3Wd \\ \Leftrightarrow Wt = 3 Wd = 3 (W- Wt) \\ \Leftrightarrow 4x^2 = 3A^2 \\ \Leftrightarrow x_1 = \pm \frac{A\sqrt{3}}{2}[/TEX]

Thế năng giảm 3 lần thì ta có :
[TEX]x_2 = \pm \frac{x_1}{\sqrt{3}} = \pm \frac{A}{2} [/TEX]
Bằng đường tròn thì ta xác định được:
[TEX]\Delta \varphi_{min} = \frac{\pi}{6} \Rightarrow T_{min} = \frac{T}{12} = 0,22(s)[/TEX]




[TEX]|v_{tb}| = \frac{2A}{4T} = \frac{2A. \omega}{\pi} [/TEX]
Ta cần tìm khoảng thời gian con lắc lò xo có độ lớn vận tốc tức thời không nhỏ hơn : [TEX]\frac{\pi}{4} . \frac{2A \omega}{\pi} = \frac{A \omega}{2}[/TEX]

Bằng đường tròn lượng giác dễ dàng xác định trong 1 chu kỳ khi pha dao động từ [TEX][\frac{\pi}{6}; \frac{5\pi}{6}] \bigcup [\frac{7 \pi}{6};\frac{11 \pi}{6}][/TEX] thì vật có vận tốc không nhỏ hơn [TEX] \frac{A \omega}{2}[/TEX].
[TEX]t = \frac{\frac{4\pi}{3}}{2 \pi} . T = \frac23 T[/TEX]

Hoan hô, đúng ùi, duynhana1 siêu nha, đúng là thủ lĩnh, hehe(nịnh tý:)))
 
C

caothuv

Tớ cũng rất hâm mộ duynhan1 ,bạn ấy giỏi cả Toán - Lý - Hóa -Sinh,ước gì mình được như anh ấy,hjhj
 
K

kiburkid

Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nặng khối lượng 100g và lò xo nhẹ có độ cứng 100N/m . Vật được kích thích dao động điều hòa dọc theo trục của lò xo, khoảng thời gian nhỏ nhất giữa hai lần động năng bằng ba lần thế năng là:
A. 1/20 s. B. 1/15 s. C. 1/30 s. D. 1/60 s.


Một con lắc đơn gồm vật nặng khối lượng 100g , dao động điều hoà với chu kỳ 2 s. Khi vật đi qua vị trí cân bằng lực căng của sợi dây là 1.0025N . Chọn mốc thế năng ở vị trí cân bằng, lấy g=10m/s^2 . Cơ năng dao động của vật là:
A. [TEX]25. 10^{-4} J[/TEX]
B. [TEX]25. 10^{-3} J[/TEX]
C. [TEX] 125.10^{-5}J[/TEX]
D. [TEX]125. 10{-4} J[/TEX]
 
N

nhocngo976

Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nặng khối lượng 100g và lò xo nhẹ có độ cứng 100N/m . Vật được kích thích dao động điều hòa dọc theo trục của lò xo, khoảng thời gian nhỏ nhất giữa hai lần động năng bằng ba lần thế năng là:
A. 1/20 s. B. 1/15 s. C. 1/30 s. D. 1/60 s.


[TEX]\omega = \sqrt{\frac{k}{m}}=10 \pi \\\\ T= \frac{1}{5} \\\\ Wd=3Wt ---> \left[\begin{ x= \frac{A}{2} \\ x=-\frac{A}{2} \right. \\\\ \left[\begin{ t= 2.\frac{T}{12} =\frac{T}{6}= \frac{1}{30}\\ t= 2. ( \frac{T}{4} -\frac{T}{12})= \frac{T}{3}= \frac{1}{15} \right. ---> C[/TEX]
 
N

nhocngo976



Một con lắc đơn gồm vật nặng khối lượng 100g , dao động điều hoà với chu kỳ 2 s. Khi vật đi qua vị trí cân bằng lực căng của sợi dây là 1.0025N . Chọn mốc thế năng ở vị trí cân bằng, lấy g=10m/s^2 . Cơ năng dao động của vật là:
A. [TEX]25. 10^{-4} J[/TEX]
B. [TEX]25. 10^{-3} J[/TEX]
C. [TEX] 125.10^{-5}J[/TEX]
D. [TEX]125. 10{-4} J[/TEX]

[TEX]T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}} ---> l =\frac{T^2g}{4 \pi^2}= 1 \\\\ \omega= \pi \\\\ Tmax= mg(3-2 cos \alpha_o)= 1,0025 ----> \alpha_o=0,05 rad \\\\ W= \frac{1}{2}m .\omega^2.l.\alpha_o^2=125.10^{-4} -----> D[/TEX]
 
D

duynhan1

1.
Tìm tần số góc và biên độ dao động của một vật dao động điều hòa nếu tại các khoảng cách [tex] x_1,\ x_2 [/tex] kể từ vị trí cần bằng, vật có vận tốc tương ứng là [tex]v_1,\ v_2 [/tex].

2.
Một vật khối lượng M đuợc treo trên trần nhà bở 1 sợi dây nhẹ không dãn, Phía dưới vật M có gắn một lò xo nhẹ độ cứng k, đầu còn lại của lò xo gắn vật m. BIên độ dao động thẳng đứng cuả m tối đa bằng bao nhiêu thì dây treo chưa bị chùng.

:D:D:D
 
H

huubinh17

1.
Tìm tần số góc và biên độ dao động của một vật dao động điều hòa nếu tại các khoảng cách [tex] x_1,\ x_2 [/tex] kể từ vị trí cần bằng, vật có vận tốc tương ứng là [tex]v_1,\ v_2 [/tex].

Ta có [tex]x=Acoswt[/tex] còn vận tốc thì [tex]v= - wAsinwt[/tex]
Và [tex]sin^2 + cos^2=1[/tex], dó đó ta giải hệ gồm 2 pt

[tex] \frac{x_1^2}{A^2} + (\frac{v_1}{wA} )^2 = 1[/tex][1]

[tex] \frac{x_2^2}{A^2} + ( \frac{v_2}{wA} ) ^2 = 1 [/tex] [2]

trừ [2] cho [1], ta được [tex] \frac{w^2 ( x_2^2 - x_1^2) + v_2^2 - v_1^2}{w^2 A^2} = 0[/tex] để nó bằng 0 thì tử bằng 0, tìm ra tần số, và từ đó là ra biên độ
qqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqq
 
Last edited by a moderator:
H

huubinh17

Một con lắc đơn gồm vật nặng khối lượng 100g , dao động điều hoà với chu kỳ 2 s. Khi vật đi qua vị trí cân bằng lực căng của sợi dây là 1.0025N . Chọn mốc thế năng ở vị trí cân bằng, lấy g=10m/s^2 . Cơ năng dao động của vật là?
Bài này mấy em có biết công thức thông dụng của con lắc đơn như sau

[tex] T = Pcos \alpha + \frac{mv^2}{l} [/tex]

mà cơ năng của vật khi vật ở cận bằng, và góc [tex]\alpha =0 [/tex] và [tex]cos \alpha =1 [/tex], do đó ta có [tex]T = P + \frac{mv^2}{l}[/tex], ta biến đổi [tex] \frac{mv^2}{l}[/tex] thành [tex] \frac{mv^2}{2}[/tex] là ra cơ năng thôi, biến đổi thì ra thế này [tex]\frac{mv^2}{2} = \frac{(T-P) l}{2}[/tex]
qqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqq
 
Top Bottom