[Vật lí 11]Tại sao?

D

dk305

Last edited by a moderator:
H

hungthanbongdem

Tớ nghĩ đó là do chiều của cường độ điện trường cùng chiều vs F hoặc cũng có thể do sự tương tác của 2 loại điện tích t/d lên F hút hoặc đẩy
nếu độ lớn điện tích điểm q càng lớn thì điện trường càng mạnh nên nó sẽ hướng ra xa vs q>0 và ngược lại với q<0
 
D

dk305

Tớ nghĩ đó là do chiều của cường độ điện trường cùng chiều vs F hoặc cũng có thể do sự tương tác của 2 loại điện tích t/d lên F hút hoặc đẩy
nếu độ lớn điện tích điểm q càng lớn thì điện trường càng mạnh nên nó sẽ hướng ra xa vs q>0 và ngược lại với q<0
Nhưng chỉ xét cường độ điện trường của 1 điểm M trong điện trường của 1 điện tích. vậy thì tại sao lại có hướng ra và hướng vào?
I94 giải thích cụ thể cho mình với! Mình học về phần điện trường mà có mỗi phần này không hiểu được bản chất của nó.
 
A

anhtrangcotich

Vì sao khi điện tích q<0 thỉ vector cường độ điện trường có chiều hướng vào điện tích, còn khi q>0 thì vector cường độ điện trường có chiều hướng ra so với điện tích?

Do biểu thức E = F/q mà thành. Nhưng bản chất sâu xa của nó là do quy ước thôi em ạ.

Đã là quy ước thì chúng ta không cần tìm hiểu đâu. Không cần biết vì sao 1+1 = 2 ;)
 
H

hoangnhi_95

Mình xin giải thích với bạn thế này:
Gọi Q và q là giá trị của điện tích và điện tích thử.
+ Với Q>0: - Nếu q>0: lực tương tác giữa Q và q là lực đẩy, [TEX]\vec{F}[/TEX] (tác dụng lên điện tích thử) sẽ hướng ra xa Q. Vì q>0 nên [TEX]\vec{E}=\frac{\vec{F}}{q}[/TEX] cũng hướng ra xa Q
- Nếu q<0: lực tương tác giữa Q và q là lực hút, [TEX]\vec{F}[/TEX] sẽ hướng về phía Q. Vì q<0 nên [TEX]\vec{E}=\frac{\vec{F}}{q}[/TEX] ngược chiều với [TEX]\vec{F}[/TEX], hướng ra xa Q

+ Với Q<0: - Nếu q>0: lực tương tác giữa Q và q là lực hút, [TEX]\vec{F}[/TEX] sẽ hướng về phía Q. Vì q>0 nên [TEX]\vec{E}=\frac{\vec{F}}{q}[/TEX] cũng hướng về phía Q
- Nếu q<0: lực tương tác giữa Q và q là lực đẩy, [TEX]\vec{F}[/TEX] sẽ hướng ra xa Q. Vì q<0 nên [TEX]\vec{E}=\frac{\vec{F}}{q}[/TEX] ngược chiều với [TEX]\vec{F}[/TEX], hướng về phía Q
 
D

dk305

Nếu vậy thì trong hệ 3 điện tích âm thì vector cường độ điện trường hướng vào trong so với nhau à? Đi ngược lại với định luật Coulomb về mối quan hệ giữa 2 điện tích?
 
H

hoangnhi_95

Bạn vẽ hình ra được không?? Mình không rõ ý bạn lắm. Nhưng mình chắc chắn là không mâu thuẫn với Định luật Colomb đâu ;)
Bạn xét 3 điện tích, mà lại cho rằng mâu thuẫn với ĐL Colomb giữa 2 điện tích????
 
K

keepyourheaddown

đây là điện trường chứ ko phải là lực điện. Mặc dù cường độ điện trường hướng vào nhưng lực điện vẫn hướng ra xa chúng vẫn đẩy nhau nên ko mâu thuẫn với định luật Colomd. Bạn chưa nghe đến nguyên lý chồng chất điện trường ah`
 
T

tumonobeo

Vì sao khi điện tích q<0 thỉ vector cường độ điện trường có chiều hướng vào điện tích, còn khi q>0 thì vector cường độ điện trường có chiều hướng ra so với điện tích?
Do phương và chiều của E tại 1 điểm trùng vs phương và chiều của lực điện tác dụng lên điện tích thử q dương nên ta giả sử đặt 1 điện tích q dương tại điểm M cần xét thì dĩ nhiên :chiều của vector E do q<0 tác dụng vào điểm M sẽ có hướng đi vào so vs điện tích thử (do trái dấu),còn chiều của vector E do q>0 tác dụng vào điểm M sẽ có hướng đi ra so vs điện tích thử(do cùng dấu)
còn vì sao phương và chiều của E tại 1 điểm trùng vs phương và chiều của lực điện tác dụng lên điện tích thử q dương thì đó là do nó có sẵn trong tự nhiên và từ thực nghiệm ta thấy đc :D
 
T

tumonobeo

Nếu vậy thì trong hệ 3 điện tích âm thì vector cường độ điện trường hướng vào trong so với nhau à? Đi ngược lại với định luật Coulomb về mối quan hệ giữa 2 điện tích?
cái ý bạn nói ở trên cùng là ứng dụng trong TH điện trường có 1 điện tích (hay là 1 điện tích tác dụng vào 1 điểm)
còn trong TH này :khi có 3 điện tích âm thì vs 2 điện tích âm bất kì thì vector E cũng đều phải hướng ra ngoài (tuân thủ đúng định luật Cu-long)
 
P

phuong95_online

Nếu vậy thì trong hệ 3 điện tích âm thì vector cường độ điện trường hướng vào trong so với nhau à? Đi ngược lại với định luật Coulomb về mối quan hệ giữa 2 điện tích?
cái mà cậu hỏi đấy là tương tác giưũa điện tích thử q dương đặt tại điểm M và điện tích Q thôi.vì thế nên Q>0 cùng dấu thì đẩy nhau vectow cường độ điện trường hướng ra ngoài.cpnf Q<) thì hướng vào trong là vậy
nếu ba cái đều là điện tích âm thì nó đẩy lẫn nhau.cùng dấu đẩy nhau còn trái dấu hút nhau
 
Top Bottom