[Văn 9 ] Bài viết số 6

P

phiphikhanh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Thứ 4 < tức này mốt > em phải nộp bài viết số 6 , mong mọi người giúp em cái dàn ý với ạ em cảm ơn. Lập dàn ý thôi ạ:D
Đề : Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
TKs mọi người trước
 
D

dungmaprose

kiểm tra muộn thế? mình phát bài lun rùi!
A, MB: tác giả---> tác phẩm---> khái quát nội dung của bài thơ
B, TB
1, tình cha con dc thể hiện wa thái độ, suy nghĩ của bé thu trc khi nhận anh 6 là cha
+ lí giải( đi lúc con 1 tuổi......................)
+ hành động , suy nghĩ: bỏ chạy, kêu thét lên.................
+ lúc anh ở nhà, thờ ơ, lạnh nhạt, nói trống ko( mẹ dặn ở nhà nấu cơm.......nhão, bữa ăn mời a 6 vô ăn cơm)
+ anh 6 gắp trứng cá . hất tung
-------------> bướng bỉnh, ưa ngạnh=> yêu thương cha
2, tc của bé thu khi nhận a 6 là cha
- khi sang bà ngoại:
+ nghe bà kể chuyện, giải thích-> nó trằn trọc nghĩ ngợi, thở dài
+ cảm thấy ân hận ntn?
- khi chia tay:
+ lặng lẽ đứng sau cửa, mắt to, suy nghĩ..............
+ kêu tiếng" ba"
+ ôm ba, hôn khắp ba...........
------------> rạch ròi, dứt khoát, ngây thơ, hồn nhiên
=====>> YÊU THƯƠNG BA
3, tc của anh 6 dv bé thu trên đường về và những ngày ở nhà:
- trên đường về nhà: mong ngóng, nôn nao, mong gặp con
khi đến nhà: nhảy lên bờ......kêu thu....con.............
- ở nhà:
+ ko đi đâu, tìm cách vỗ về con
+ mong con gọi ba
+ con ko gọi---> đau xót
---------> yêu thương con
===>> yêu thương con sâu nặng
4, c của a 6 dv bé thu khi trở lại căn cứ:
- ân hận khi đánh con( lần gắp miếng trứng cá)
- làm chiếc lược
5, tc cha con trong hoàn chản éo le của chiến tranh
- tc cha con trong ctranh giống tc cha con trong đời thường: thiêng liêng, bất diệt, nhưng chịu nhiều thiệt thòi do ctranh
+ vì ctranh mà a 6 phải đi linh--> vết thẹo--> con ko nhận cha---> tỉnh cảnh đau lòng, trớ trêu
+ vì ctranh mà khi cha con nhận ra nhau---> phải chia tay ra chiến trường
+ vì ctranh mà khi làm chiếc lược tặng con-----> ko kịp trao tay-> hi sinh
===>> chiến tranh ko chỉ là 1 nỗi đau về thể xác, vật chất mà cái lớn hơn đó là tinh thần, đặc biệt là tình cha con
C, KB
-khẳng định lãi nội dung+ nghệ thuật( ghi nhớ)
- liên hệ bản thân
 
P

phiphikhanh


Mình làm thử , bà xem rồi sửa + cho ý kiến vs nhá . TKs trước:D

--

Nguyễn Quang Sáng
sinh năm 1933 ở An Giang.Thời kỳ kháng chiến chống Pháp ông tham gia bộ đội và hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.Sau năm 1945, ông tập kết ra Bắc và bắt đầu viết vănn.Có lẽ vì sinh ra va hoạt động chủ yếu ở miền Nam nên các tác phẩm của ông hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ.Các tác phẩm chính là Chiếc lược ngà(1968),Mùa gió chướng(1975),Dòng sông thơ ấu(1985),…Nguyễn Quang Sáng có lỗi viết văn giản dị,mộc mạc nhưng sâu sắc,xoay quanh những câu truyện đời thường nhưng ý nghĩa.Chiếc lược ngà viết năm 1966 tại chiến trường Nam Bộ chống Mỹ ,là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Quang Sáng, khẳng định nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc,xây dựng tình huống bất ngờ và ca ngợi tình cha con thắm thiết.Vẫn viết về một đề tài dường như đã cũ song truyện mang nhiều giá trị nhân văn sâu sắc.

Gặp con sau nhiều năm xa cách với bao nỗi nhớ thương nên ông Sáu không kìm được nỗi xúc động trong giây phút đầu tiên khi nhìn thấy con . Nhưng thật trớ trêu , anh dang tay ra đón con thì bé Thu lại ngờ vực , lảng tránh . Bé Thu tái mặt , chớp chớp mắt nhìn ông Sáu rồi vụt chạy và kêu thét lên gọi mẹ : Con bé quá ngạc nhiên khi một người đàn ông chạy tới gọi nó rồi dang tay , bất ngờ , nó đâm ra sợ hãi . Nó sợ bị lừa , bị bắt và tâm lý sợ hãi ấy của bé Thu đã được diễn tả bằng tiếng kêu thét gọi mẹ và chạy vụt đi ... Cũng phải thôi , tám năm trôi qua rồi , nó có biết mặt cha nó đâu , chỉ qua tấm ảnh chụp cha hồi cưới với mẹ thôi . Hồi đó ông Sáu còn trẻ , bây giờ có lẽ đã chục năm trôi qua , những dấu hiệu của thời gian , lo lắng , chiến tranh ,... đã in hằn sâu trên khuôn mặt ông bảo sao bé Thu nhận ra được , nó chỉ mới tám tuổi thôi mà...Chính ở chi tiết này đã gây ra cho chúng ta sự cảm thương , xúc động cùng với ông Sáu.

Mấy ngày ông Sáu ở nhà , bé Thu nhất định không chịu gọi ông Sáu là cha . Mặc kệ những lời nói âu yếm , làm thân của ông Sáu , bé Thu vẫn một mực thờ ơ , lạnh lùng , bướng bỉnh , ngang ngạnh khó hiểu . Không một lần gọi tiếng " ba " , rồi đến khi bị doạ dánh , bị buộc phải gọi thì nó chỉ nói trống không tỏ vẻ không có gì là lễ phép , ngoan ngoãn như bản tính thường ngày của nó . Có người bảo bé Thu hỗn , mẹ nó bảo gọi thì cứ gọi đi , nó còn nhỏ , cũng đâu có thấy bố nó bao giờ đâu. Nhưng thật sự , bé Thu rất yêu cha của nó , nó không chịu gọi ông Sáu là ba vì trong thâm tâm của nó , nó nghĩ ông Sáu không phải là cha của nó , nó chỉ dành tiếng ba cho người giống như trong bức ảnh của ba mẹ nó trong ngày cưới...Rồi thậm chí nó cũng không thèm nhờ ông Sáu chắt nước hộ , còn hất cá ông gắp . Ông tức quá đánh nó một cái . Nó liền về ngoại .

Ngoại nó hỏi nó sao không gọi ông Sáu là cha . Nó cuối cùng cũng thổ lộ , lí do nó không gọi ông Sáu là cha chỉ vì ông có vết thẹo trên mặt . Ngoại nó kể cho nó nghe , nó chẳng nói gì ... Sáng ngày hôm sau , buổi sáng cuối cùng , trước khi ông Sáu phải lên đường , bé Thu tháy đổi rõ rệt . Nó chạy đến ôm ba nó , khóc lên chứng kiến cảnh ấy không ai kìm được nước mắt , cái cảm giác như ai đó đang cầm lấy trái tim mình . Nhưng rồi nó đã để cho ba nó đi với điều kiện ba nó mua cho nó chiếc lược ngà . Không ngờ đây là lần cuối cùng ba con nó gặp nhau...Lúc quay trở về căn cứ , ông Sáu đã cặm cụi làm chiếc lược ngà cho con . Lúc nào ông cũng ân hận vì đã đánh con nhưng cuộc đời thật trớ trêu , ông lại ra đi khi chưa trao lại chiếc lược ngà cho bé Thu...

Tình cảm cha con lúc chiến tranh cũng giống như tình cảm đời thường , vẫn thiêng liêng , bất diệt nhưng chịu nhiều thiệt thòi trong chiến tranh. Nút thắt của toàn bộ câu chuyện này là vết thẹo . Chỉ vì vết thẹo mà bé Thu không chịu gọi ông Sáu là cha , chỉ vì vết thẹo mà ông Sáu phải chua xót rơi trong tình cảnh trớ trêu , đầy éo le . Vì vết thẹo mà bé Thu không chịu nhận ông Sáu là cha khiến ông Sau chỉ được nghe bé Thu gọi khi sắp ra chiến trường . Chỉ vì vết thẹo , cha con ông Sáu không thể vun đắp tình cảm với nhau . Để ông Sáu làm chiếc lược ngà và hi sinh trước khi trao lược cho em .

Chiến tranh không chỉ là một nỗi đau vật chất , thân thể mà còn là nỗi đau tinh thần , nỗi đau cho những gia đình như ông Sáu...Nhưng từ chính sự khốc liệt của chiến tranh , đã chớm lên bông hoa đẹp , những tình cảm gia đình cha con , tình yêu đôi lứa,... Tịt ngòi roài @-), mọi người giúp em với mai em phải nộp roài , hình như lạc đề rồi thì phải . Vẫn chưa nêu được suy nghĩ:((



 
T

tomcangxanh

Bài của em còn thiếu nhiều ý, mà căn bản là lạc đề. Chị thấy dàn ý của Dungmaprose có vẻ đầy đủ (chưa đọc kĩ), triển khai theo các ý đấy xong bám vào, cho thêm dẫn chứng là ok ^^
 
T

thao_won

Ck làm thế này là chưa ổn :|

Ck quên mất tình cha của ông Sáu hay sao mà chỉ phân tích bé Thu.

___

Phân tích dc hai luận điểm sau:

+ Tình cảm bé thu dành cho 3:

- Bé Thu là một cô bé ương ngạnh ,bướng bỉnh nhưng thật đáng yêu : Thu ko chịu nhận ông Sáu là cha,sợ hãi bỏ chạy khi ông đg định ôm em ,quyết ko chịu mời ông là ba khi ăn cơm và khi nhờ ông chắt nước cơm dùm, bị ba mắng nó im rồi bỏ sang nhà ngoạt . Đó là sự p/ư tự nhiên của đứa trẻ khi gần 8 năm xa ba. Ng` đàn ông xuất hiện vs hình hài khác khiến nó ko chịu nhận vì nó đang tôn thờ và nâng niu hình ảnh ng` cha trong bức ảnh.Tỉnh cảm đó khiến ng` đọc càng thêm đau xót và day dứt cho bao gia đình vì chiến tranh phải chia lìa ,yêu vé Thu vì nó đang dành cho cha nó 1 tình cảm chân thành và đầy kiêu hãnh.

- Khi chia tay ,phút giây nó kịp nhận ra ông Sáu là cha trong bức ảnh ,nó òa khóc tức tưởi cùng tiếng gọi như xé tan ruột gan mọi ng` khiến chúng ta cảm động .Những hành động ôm hôn 3 của bé Thu gây xúc động mạnh cho ng` đọc.

+ Tình cảm ng` lính dành cho con:

- Ông Sáu yêu con ,ở chiến thường với nối nhớ con luôn giày vò ông ,chính vì vậy về tới quê ,nhìn thấy Thu ,ông đã nhảy vội lên bờ khi thuyền chưa kịp bến và định ôm hôn con cho thỏa nỗi nhớ mong .Sự p/ư của Thu khiến ông khựng lại ,đau tê tái.

- Mấy ngày về phép ,ông luôn tìm cách gần gũi con mong bù lại cho con những ngày tháng xa cách nhưng con bé bưởng bỉnh khiến ông chạnh lòng. Bực phải đánh con song vẫn kiên trì thuyết phục nó .Sự hụt hững khiến ta càng cảm thông và chia sẻ nhứng thiệt thòi mà ng` lính phải chịu đựng, nhận thấy sự hy sinh của các anh thật lớn lao.

-Phút giây ông dc hưởng hạnh phúc thật ngắn ngủi và éo le : Lúc ông đi bé Thu mới nhận ba và để ba ôm ,trao cho nó tình thương ông hằng ấp ủ mấy năm trời .
>.<

Mỏi tay :((
 
P

phiphikhanh

Bài của em còn thiếu nhiều ý, mà căn bản là lạc đề. Chị thấy dàn ý của Dungmaprose có vẻ đầy đủ (chưa đọc kĩ), triển khai theo các ý đấy xong bám vào, cho thêm dẫn chứng là ok ^^
Bám vào nhưng căn bản chưa nói lên suy nghĩ của bản thân , thấy toàn lạc đề:((
 
T

tomcangxanh

Bám vào nhưng căn bản chưa nói lên suy nghĩ của bản thân , thấy toàn lạc đề:((

Thế thì cứ bám đi đã, đề hỏi suy nghĩ tức là nêu ý kiến, nhận định ~> dẫn chứng, còn cảm xúc hay cảm nhận thì lồng vào từng phần. Đâu cứ phải "tôi cảm thấy...", "tôi nghĩ rằng..." mới là suy nghĩ :)
 
B

bengoc5

bài này theo mình chỉ cần 2 luận điểm là đủ không cần nhiều


CHIẾC LƯỢC NGÀ ( NQS )
I. MB:
- Nguyễn Quang Sáng nhà văn Nam Bộ viết về tình cảm con người trong chiến tranh qua truyện “Chiếc lược ngà”.
- Truyện viết về hai cha con anh Sáu và bé Thu vì chiến tranh nên chia cắt nhau.
II. TB:
1. Hoàn cảnh - Nguyên nhân : (nói nôm na là tóm tắt)
- Anh Sáu là người cha thương con.Vì chiến tranh anh thoát li đi kháng chiến.
- Vì vậy khi anh về phép,bé Thu không nhận anh là cha.Anh đau khổ tột cùng.
-Nghe bà ngoại giải, bé hiểu ra chạy đến ôm cha thì cha nó phải ra đi. Anh hi sinh và nhờ người bạn đưa cây lược về cho con.
2. Tình cảm người cha :
- Anh Sáu thương nhớ con xiết bao. Ngày về phép anh chỉ mong được ôm con vào lòng và gọi một tiếng “BA”.Nhưng nó không chịu gọi...
- Những ngày ở bên con,anh chăm sóc chiều chuộng con.Nhưng nó vẫn lạnh nhạt với anh...
- Ngày anh ra đi, bé Thu hiểu ra mọi việc. Nó ôm chầm lấy cha muốn rời...
- Ở chiến khu, anh làm cho con chiếc lược bằng ngà. Mỗi chiếc răng lược là bao nhiêu tình cảm thương nhớ mà anh dành cho con.
3. Tình cảm đứa con :
- Bé Thu cũng rất thương yêu cha. Em tôn thờ và giữ trọn lòng thương nhớ cha qua bức ảnh.
- Em ương bướng và chống đối anh Sáu, nhất định không chịu gọi anh một tiếng “BA” chỉ vì em dành tình thương yêu đó cho người cha mà em thương nhớ.
- Khi nhận ra cha “hai tay em ôm chặt cổ ba...” như muốn giữ anh Sáu ở mãi bên cạnh.
-Sự thông minh và sự ương ngạnh của bé Thu làm người đọc thương em hơn trách em.
4. Đánh giá - nghệ thuật :
- Nhà văn Nguyễn Quang Sáng thành công khi đưa vào tình huống bất ngờ: con không nhận cha, đến khi hai cha con nhận ra nhau phải chia tay...
- Chi tiết “Chiếc lược ngà” là cầu nói tình cảm hai cha con bị chiến tranh chia cắt.
III. KB:
- Nguyễn Quang Sáng đã khai thác tình cảm thiêng liêng của con người qua truyện “Chiếc lược ngà”. Đó là tình cảm đẹp đáng trân trọng lại bị chia cắt bởi chiến tranh.- Người đọc đồng cảm với nỗi đau của họ.
 
P

phiphikhanh

bài này theo mình chỉ cần 2 luận điểm là đủ không cần nhiều


CHIẾC LƯỢC NGÀ ( NQS )
I. MB:
- Nguyễn Quang Sáng nhà văn Nam Bộ viết về tình cảm con người trong chiến tranh qua truyện “Chiếc lược ngà”.
- Truyện viết về hai cha con anh Sáu và bé Thu vì chiến tranh nên chia cắt nhau.
II. TB:
1. Hoàn cảnh - Nguyên nhân : (nói nôm na là tóm tắt)
- Anh Sáu là người cha thương con.Vì chiến tranh anh thoát li đi kháng chiến.
- Vì vậy khi anh về phép,bé Thu không nhận anh là cha.Anh đau khổ tột cùng.
-Nghe bà ngoại giải, bé hiểu ra chạy đến ôm cha thì cha nó phải ra đi. Anh hi sinh và nhờ người bạn đưa cây lược về cho con.
2. Tình cảm người cha :
- Anh Sáu thương nhớ con xiết bao. Ngày về phép anh chỉ mong được ôm con vào lòng và gọi một tiếng “BA”.Nhưng nó không chịu gọi...
- Những ngày ở bên con,anh chăm sóc chiều chuộng con.Nhưng nó vẫn lạnh nhạt với anh...
- Ngày anh ra đi, bé Thu hiểu ra mọi việc. Nó ôm chầm lấy cha muốn rời...
- Ở chiến khu, anh làm cho con chiếc lược bằng ngà. Mỗi chiếc răng lược là bao nhiêu tình cảm thương nhớ mà anh dành cho con.
3. Tình cảm đứa con :
- Bé Thu cũng rất thương yêu cha. Em tôn thờ và giữ trọn lòng thương nhớ cha qua bức ảnh.
- Em ương bướng và chống đối anh Sáu, nhất định không chịu gọi anh một tiếng “BA” chỉ vì em dành tình thương yêu đó cho người cha mà em thương nhớ.
- Khi nhận ra cha “hai tay em ôm chặt cổ ba...” như muốn giữ anh Sáu ở mãi bên cạnh.
-Sự thông minh và sự ương ngạnh của bé Thu làm người đọc thương em hơn trách em.
4. Đánh giá - nghệ thuật :
- Nhà văn Nguyễn Quang Sáng thành công khi đưa vào tình huống bất ngờ: con không nhận cha, đến khi hai cha con nhận ra nhau phải chia tay...
- Chi tiết “Chiếc lược ngà” là cầu nói tình cảm hai cha con bị chiến tranh chia cắt.
III. KB:
- Nguyễn Quang Sáng đã khai thác tình cảm thiêng liêng của con người qua truyện “Chiếc lược ngà”. Đó là tình cảm đẹp đáng trân trọng lại bị chia cắt bởi chiến tranh.- Người đọc đồng cảm với nỗi đau của họ.
Nhưng em thấy nó cứ làm sao ếy , dạng như là chỉ phân tích câu chuyện , hình ảnh hai cha con chứ ko nổi bật lên suy nghĩ bản thân :((
 
T

thao_won

Nhưng em thấy nó cứ làm sao ếy , dạng như là chỉ phân tích câu chuyện , hình ảnh hai cha con chứ ko nổi bật lên suy nghĩ bản thân :((

Suy nghĩ : Tức là từ những điều đã phân tích mà đề xuất nhận xét

Đã có sườn để phân tích oài , ck chỉ từ đó mà nêu lên thôi
 
B

bengoc5

èo nhiều người hay nhằm lẫn mấy dạng bài này nhỉ
suy nghĩ, phân tích, cảm nhận, phát biểu...đều chỉ là một dạng nghị luận văn học / xã hội thui. Chứ đâu phải đề kêu suy nghĩ thì ta suy nghĩ mà trong khi đó không phân tích đưa luận điểm, dẫn chứng và lí lẽ phải không nè.
 
T

thuyhoa17


Dường như là kể lại câu chuyện .
Chưa nêu được tình cảm cha con ở trong những điều mà em nói.
Em cứ giữ lại cái bài đấy của em, rồi làm sao để từ những điều mà em đã làm, em đưa vào tình cảm cha con.

- Những cảm xúc của ông Sáu.
- Những diễn biến tâm lý của bé Thu.
=> em có thể khai thác để nói rõ cái tình cảm cha con ở trong đó.

- Em có đang cầm quyển sách Ngữ Văn 9 đó ko, đừng nhìn vào đó, mà hãy cố nhớ lại những chi tiết trong bài đó, rồi sẽ dễ hơn để đưa vào những suy nghĩ của em về tình cảm gia đình hơn. ^^

 
P

phiphikhanh


Dường như là kể lại câu chuyện .
Chưa nêu được tình cảm cha con ở trong những điều mà em nói.
Em cứ giữ lại cái bài đấy của em, rồi làm sao để từ những điều mà em đã làm, em đưa vào tình cảm cha con.

- Những cảm xúc của ông Sáu.
- Những diễn biến tâm lý của bé Thu.
=> em có thể khai thác để nói rõ cái tình cảm cha con ở trong đó.

- Em có đang cầm quyển sách Ngữ Văn 9 đó ko, đừng nhìn vào đó, mà hãy cố nhớ lại những chi tiết trong bài đó, rồi sẽ dễ hơn để đưa vào những suy nghĩ của em về tình cảm gia đình hơn. ^^

Sách em cũng chả biết vứt đâu nữa , nhưng em suy nghĩ hết mức roài mới nghĩ được chừng ếy thôi. Tình cảm cha con thắm thiết ,...nhưng hình như thiếu một cái gì quan trọng nhất ếy nên em ko thể nào suy nghĩ từ câu chuyện làm nổi bật lên tình yêu cha con mãnh liệt của bé Thu vs ông 6:(
 
M

meobachan

- Bài làm của Khanh đúng là thiếu ý, không lạc đề mà chỉ thiếu ý.
" Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng"
Thật ra yêu cầu đề bài là "suy nghĩ" cũng chỉ là 1 dạng của phân tích trong nghị luận văn học mà thôi. Chỉ khác là sau khi phân tích làm rõ đời sống tình cảm gia đình trong truyện ngắn Chiếc lược ngà, ta phải thêm phần suy nghĩ, đánh giá riêng của bản thân.

Về bài làm của Khanh:
- Mở bài: em chưa nêu ra được vấn đề mà đề muốn hỏi : Đời sống tình cảm gia đình, mà chỉ giới thiệu chung chung về tác giả và tác phẩm ~> lạc đề.
- Thân bài: Đầu tiên em không nên trực tiếp đi vào phân tích như thế, phải có câu dẫn dắt, nêu khái quát về tình cảnh gia đình trong truyện sau đó mới dẫn vào phân tích truyện ngắn. Em phân tích cũng chưa được sâu, cần dẫn ra dẫn chứng nữa, như thế mới thuyết phục người đọc (nếu đây là bài về nhà thì nên tận dụng cuốn sách, nếu không thì học thuộc các dẫn chứng, đó là phần quan trọng không thể thiếu khi phân tích 1 truyện ngắn). Khi phân tích xong thì em nêu suy nghĩ của mình, tức là (theo ý kiến của chị) từ gia đình của ông Sáu trong truyện ngắn có thề suy ra ngoài thực tế cũng có bao gia đình khác cũng rơi vào hoàn cảnh bi kịch như vậy (mất mát, chia lìa ...) => phê phán, tố cáo chiến tranh xâm lược phi nghĩa. Và sống trong thời bình như hiện nay, em cảm thấy như thế nào (nêu suy nghĩ mình ra).
 
Last edited by a moderator:
M

meocon_dangiu_96

Oài, mình hem bik làm đúng ko nữa
MB: - Giới thiệu NQS và truyện ngắn CLN
- Vì hoàn cảnh chiến tranh mà gđ phải xa cách.
TB:
a) Hoàn cảnh của câu chuyện : Ông Sáu xa nhà 8 năm chưa bik mặt con gái - bé Thu
1 lần về thăm nhà trước khi đi nhận công tác mới, ông đc gặp con nhưng con ko nhận cha
b) Đúng vậy, bé Thu là 1 em bé còn rất ít tuổi nhưng đã có tình cảm, tình yêu thương sâu nặng vs cha của mình.
* Lúc đầu, khi nhìn thấy ông Sáu : chạy đi kêu má.. má..
Mấy ngày sau đó, Thu tỏ ra ngờ vực lẩn tránh, lạnh nhạt, xa cách
* Cô bé có thái độ ương ngạnh, bướng bỉnh, thậm chí còn hỗn xược vs ông Sáu
* Đc bà ngoại trò chuyện, tìm ra lí do Thu ko nhận ông Sáu là ba, bà đã khuyên nhủ, giải thích, cô bé đã hiểu ra.
* Trước khi ba lên đường, cô bé đã cất tiếng gọi ba, cô khóc, ân hận, thương ba, thể hiện tình cảm yêu quý, mãnh liệt vs ba.
---> sự ương ngạnh và hành động của Thu ko đáng trách, cô bé không nhận ông Sáu là cha vì cô chỉ có 1 người cha duy nhất chụp chung ảnh với má. Ông Sáu có vết thẹo trên má khi bị thương nên # vs người trong ảnh, đó thực sự là tình yêu thương sâu sắc và cảm động mà Thu dành cho người cha của mình
c) Không chỉ có tình cảm của bé thu mà truyện ngắn CLN còn thể hiện tình cảm sâu sắc mãnh liệt của người cha - ông Sáu
* Gặp lại con sau bao năm xa cách, ông sáu hết sức vui mừng
* Trước thái độ lạnh nhạt, ông đã đau khổ và cảm thấy bất lực. Có lúc ông sau giận quá, ko kìm nỏi đc, đánh con, ông ân hận mãi về diều đó
* Xa con,ông dồn hết hình yêu thương con vào việc làm chiếc lược cho con
* Trước khi hi sinh, ông dồn hết sức lực còn lại gửi người bạn để mang về cho con gái.
Tình yêu con tha thiết, sâu nặng
KB :
Câu chuyện cảm động về tình cha con làm cho người đọc xúc động, thấm thía nỗi đau xa cách gia đình mà chiến tranh gây ra
( hem bik làm đúng ko nữa........mỏi cả tay....có j nhấn thank cho mình naz)
 
D

dungmaprose

BÀI LÀM HOÀN CHỈNH:
Tình cha con nói riêng và tình cảm gai đình nói chung là 1 thứ tình cảm thiêng liêng, cao cả. Vì vậy tình cảm ấy đã trở thành đề tài sáng tác của nhiều nhà văn, nhà thơ. Nguyễn Quang Sáng cũng là 1 nhà văn như thế. Sáng tác thể hiện rõ nhất chủ đề ấy của ông là " CHiếc lược ngà". Tác phẩm dc viết năm 1966- trong thời kì kháng chiến chống MỸ. NỘi dung dc đề cạp đến trong tác phẩm là tình cảm cha con sâu nặng trong tình cảnh éo le của chiến tranh
..................... maj viết tiếp.......................
 
Last edited by a moderator:
M

meocon_dangiu_96

BÀI LÀM HOÀN CHỈNH:
Tình cha con nói riêng và tình cảm gai đình nói chung là 1 thứ tình cảm thiêng liêng, cao cả. Vì vậy tình cảm ấy đã trở thành đề tài sáng tác của nhiều nhà văn, nhà thơ. Nguyễn Quang Sáng cũng là 1 nhà văn như thế. Sáng tác thể hiện rõ nhất chủ đề ấy của ông là " CHiếc lược ngà". Tác phẩm dc viết năm 1966- trong thời kì kháng chiến chống MỸ. NỘi dung dc đề cạp đến trong tác phẩm là tình cảm cha con sâu nặng trong tình cảnh éo le của chiến tranh
..................... maj viết tiếp.......................

sax, sao bạn ko làm nốt đi, lại còn mai viết tiếp nữa :-SS:-SS:-SS
 
D

dungmaprose

tình cha con sâu nặng chính là nộ dung tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Tình cảm ấy dc thể hiện thật rõ rệt và sâu sắc qua nhân vật anh 6 và bé thu. Trc hết tìm hiểu về tình cảm của bé thu. Tình cảm y thương sâu nặng của bé thu đối vs cha của mình dc biểu hiện trong 2 hoàn cảnh. Hoàn cảnh thứ nhất là khi em chưa nhận ra anh 6 là cha. Tình cảm cha con, ng cha ko aj mà ko nhớ , ko y thương, ko yêu quý, tôn thờ. Đặc biệt ở đây lại là bé thu rơi vào hoàn cảnh cách xa ng cha thân thương của mình biền biệt 8 năm trời. Nỗi nhớ nhung chờ đợi bé bỏng ấy đã chính là mong ước luôn ấp ủ trong lòng bé thu. Và hôm nay niềm mong ước ấy đã trở thành sự thật đó là anh 6 đã về. trớ trêu thay ng cha đích thực của mjh mà trong lòng con sao lại trở thành 1 kẻ xa lạ. có đáng trách ko? trong lòng bé thu ng cha đích thực của bé phải là ng giống trong hình chụp vs má của nó. thế nhưng anh 6 lại khác vs tấm hình đó bởi do vết thẹo của chiến tranh. Vì thế mà khi đối mặt vs ng cha, bé thu lại hốt hoảng, sợ hãi, né tránh và bỏ chạy . bé kêu thét lên và bỏ chạy vì trong lòng bé đó ko phải là cha của mình. sự ngộ nhận của bé đã dẫn đến tình cảnh trớ trêu khác nữa. đó là trong những ngày ở nhà khi a 6 tìm mọi cách để gần gũi, vỗ về con thì nó lại hoàn toàn xa lánh. anh 6 chỉ tha theit61 dc nghe 1 tiếng 3 nhưng nó nhất định ko chịu gọi mà ngc lại còn tỏ ra gắt gỏng, khó chịu. đặc biệt nó luôn nói trống ko vs anh 6. khi mẹ nó bảo mời 3 vô ăn cơm thì bé thu chỉ nói" cơm chín rồi", "vô ăn cơm". chứ nhất dịnh ko chịu gọi 1 tiếng ba. thậm chí khi anh gắp cho nó miếng trướng cá thì nó lại còn hất tung cả bát cơm.
........... mỏi tay wa mai viết típ nha!:D:D
 
Top Bottom