Địa 12 [Địa lí 12]kĩ năng xem atlat địa lí

J

jan_ngoc232

Last edited by a moderator:
B

barbie_girl_1996

giúp e với,e không biết xem atlat,thầy em dạy không hiểu gì hết,có ai giúp e cách xe atlat dễ nhất không?!
em không muốn mất 5đ oan mạg!:-SS:-SS:-SS:-SS

thế ạk.:khi (102)::khi (5):..xem atlat phụ thuộc vào kĩ năng nghe, nhìn, hiểu:M_nhoc2_16::M012: Nhìn vào các chú thích, các mục đề chú dẫn đặc biệt nghe hiểu lời thầy cô gjáo chỉ :khi (38)::khi (114)::khi (189): bảo cho là unki thui ma`................hok hiểu thì bảo thầy cô chỉ cho hiểu......:Mloa_loa:
e biết thế thui :khi (135)::khi (200)::khi (160):
 
Last edited by a moderator:
T

thuylona

giúp e với,e không biết xem atlat,thầy em dạy không hiểu gì hết,có ai giúp e cách xe atlat dễ nhất không?!
em không muốn mất 5đ oan mạg!:-SS:-SS:-SS:-SS
=> Bạn chú ý cách đặt tên tiêu đề nhé !

I-/ Những vấn đề yêu cầu chung:

Atlat địa lý Việt Nam là một cuốn sách giáo khoa đối với học sinh trong khi học địa lý, nhằm giúp học sinh nhớ lại kiến thức đã học trong sách giáo khoa, để làm bài kiểm tra. Mặc khác, Atlat còn giúp học sinh biết khai thác trực tiếp kiến thức từ bản đồ, bổ sung và cập nhật kiến thức nhằm phân tích sâu hơn, tổng hợp tốt hơn.
Muốn đọc và phân tích Atlat tốt cần phải:
- Nắm được phương pháp thể hiện bản đồ sử dụng trong Atlat.

- Nắm được các ký hiệu trong chú giải của bản đồ.

- Nắm được mục đích yêu cầu khi đọc để tìm kiếm và rút ra các thông tin cần thiết, nhanh.

- Biết huy động kết hợp các kiến thức đã học trong sách giáo khoa hay tài liệu vào việc cắt nghĩa sự phát triển và phân bố của các hiện tượng địa lý cần tìm hiểu qua Atlat. Hoặc biết tìm ra mối liên hệ giữa các trang Atlat để khai thác một cách có hiệu quả nhất.

- Biết đọc Atlat theo trình tự khoa học:
1. Nắm được vấn đề chung nhất của trang Atlat.
2. Tìm ra các nội dung chủ yếu của trang.
3. Tìm ra mối liên hệ các trang Atlat để khai thác nội dung chủ yếu trên.
4. Phân tích và giải thích được nội dung chủ yếu trang Atlat.
5. Rút ra được các nhận xét chung.

- Biết cách trả lời có hiệu quả nhất.
1. Đọc kỹ đề để tìm ra yêu cầu chính của bài.
2. Tìm ra mối liên hệ liên quan của các yêu cầu trên với các trang Atlat.
3. Sử dụng dữ kiện nào để trả lời tốt các yêu cầu chính của đề bài: màu, ký hiệu, số liệu qua các biểu đồ-bản đồ, địa điểm phân bố, phân tích nhận xét, giải thích thông qua các yếu tố trên.

II-/ Đọc một bản đồ:
Trước hết phải đọc bảng chú giải. Cho phép ta nắm được chìa khoá để hiểu nội dung được thể hiện trên bản đồ. Không những thế, còn rút ra được các kiến thức nhất định có tính tổng quát.

Đọc bản đồ phải đi từ nhận định khái quát đến chi tiết.
Ví dụ: đọc bản đồ công nghiệp chung, trước hết cần thấy quy luật chung phân bố công nghiệp ở nước ta là:
1. Các trung tâm công nghiệp lớn và trung bình chủ yếu phân bố ở đồng bằng sông Hồng và phụ cận, Đông Nam Bộ, rải rác ở duyên hải miền Trung.
2. Các trung tâm công nghiệp lớn có cơ cấu ngành đa dạng, các trung tâm công nghiệp nhỏ thì có cơ cấu ngành đơn giản hơn, còn các điểm công nghiệp thậm chí chỉ có một hoặc hai ngành chủ yếu.
3. Sau đó đi sâu vào một số trung tâm công nghiệp, cơ cấu ngành của các trung tâm này…

Rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ cần thiết đi từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao. Có thể qua 5 bước sau đây:
1. Rèn luyện kỹ năng nhận biết, chỉ và đọc tên các đối tượng địa lý trên bản đồ.
2. Rèn luyện kỹ năng xác định phương hướng, đo đạc tính toán trên bản đồ.
3. Rèn luyện kỹ năng xác định vị trí địa lý, mô tả từng yếu tố thành phần của tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính trị được biểu hiện trên bản đồ.
4. Rèn luyện kỹ năng xác định các mối liên hệ địa lý trên bản đồ.
5. Rèn luyện kỹ năng mô tả tổng hợp địa lý một khu vực, tức mô tả khu vực đó về nhiều mặt: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thực vật, động vật, dân cư, kinh tế.

III-/ Đọc một số bản đồ theo chủ đề cho trước:
Khi phân tích một vấn đề kinh tế-xã hội của một ngành hay một vùng trên cơ sở đọc và phân tích Atlat, trước hết phải căn cứ vào các kiến thức đã học trong sách giáo khoa về vấn đề liên quan để định hướng phân tích Atlat và biết chọn ra những bản đồ chính và những bản đồ bổ sung.
Trước hết, phải biết phân tích vị trí địa lý. Vị trí địa lý toán học thể hiện ở tọa độ địa lý của đối tượng địa lý trong không gian: kinh độ và vĩ độ. Đối với một số vùng cũng như nước ta nói chung, vị trí này có thể xác định bằng các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây. Đối với vị trí theo điểm, ví dụ như thành phố, một trạm khí hậu thì bên cạnh kinh, vĩ độ cần xác địnhcả độ cao. Vị trí địa lý tự nhiên thể hiện ở quan hệ không gian giữa các đối tượng địa lý tự nhiên. Cần chú ý điều này nhất là khi phân tích ảnh hưởng địa hình đối với sự phân hóa khí hậu. Mặc khác, phải chú ý phân tích sâu vị trí địa lý kinh tế.
Sau đó, để phân tích các nguồn lực phát triển (tài nguyên thiên nhiên, dân cư và nguồn lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật) cần sử dụng bản đồ tương ứng về địa hình, địa chất-khoáng sản, đất, thực và động vật, dân cư và dân tộc và các bản đồ về ngành kinh tế. Chú ý quan hệ không gian giữa các yếu tố đọc được từ từ bản đồ riêng lẻ (ta thường gọi là chồng xếp bản đồ).

Cuối cùng, các bản đồ kinh tế tương ứng sẽ cho biết hiện trạng phân bố của ngành kinh tế (toàn ngành hay trong vùng nói riêng). Còn các biểu đồ có thể cho biết về cơ cấu hay động thái phát triển của toàn ngành.
IV-/ Viết báo cáo về một ngành hay một vùng trên cơ sở phân tích Atlat và bảng số liệu:
Là một dạng bài tập tổng hợp các kiến thức cơ bản và lỹ năng đã nêu ở phần trên. Các bản đồ là cơ sở để phát triển các kiến thức cơ bản về các nguồn lực phát triển, hiện trạng phân bố, còn các bảng số liệu sẽ cho biết thêm về ý nghĩa của vùng trong cả nước, của ngành trong cơ cấu kinh tế, cũng như về hiện trạng phát triển của vùng hay của ngành.


=> google.com:)
 
Top Bottom