[Hóa 12]: Chuyên Đề Lý Thuyết Ôn Thi ĐH

G

gaodenvang

Thi đại học thì nó chỉ hỏi lưỡng tính hay không thôi chứ nó có hỏi lưỡng tính theo thuyết gì đâu.
Tiện thể cho mình hỏi luôn Fructozo có phản ứng tráng bạc ở điều kiện thường hay phải đun nóng nó chuyển thành glucozo mới có phản ứng tráng bạc.
 
Last edited by a moderator:
P

phamminhkhoi

câu 4 bạn phải nói NaHS lưỡng tính theo thuyết Bronstet thì đúng hơn chứ theo areniut thì nhiều chất mặc dù td với axit và bazo vẫn hok phải là lưỡng tính đâu bạn ạ
Ông nào đúng hơn thì ta theo ( & sách cũng theo)
Lưỡng tính là chất vưa cho vừa nhận proton
Tiện thể cho mình hỏi luôn Fructozo có phản ứng tráng bạc ở điều kiện thường hay phải đun nóng nó chuyển thành glucozo mới có phản ứng tráng bạc.
Trong cấu trúc của đuờng fruc không có nhóm -CHO nên không có khả năng tráng bạc.
 
T

thietthui

các bạn giúp mình với, câu này quen thuộc nhưng mình không hiểu lắm:
Nhúng thanh sắt nguyên chất vào 4 dd FeCl3, CuCl2, HCl, HCl+CuCl2. có mấy TH xuất hiện ăn mòn điện hoá? tại sao(câu này mình cho thêm)? cám ơn các bạn nhé
 
S

sonltt

các bạn giúp mình với, câu này quen thuộc nhưng mình không hiểu lắm:
Nhúng thanh sắt nguyên chất vào 4 dd FeCl3, CuCl2, HCl, HCl+CuCl2. có mấy TH xuất hiện ăn mòn điện hoá? tại sao(câu này mình cho thêm)? cám ơn các bạn nhé

Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa là

1. Có 2 chất khác bản chất (2 KL hoặc KL+PK) được đặt sát nhau hoặc nối với nhau
2. Được nhúng trong 1 dd chất điện li

Từ đó suy ra có 2 TH là:
1. Nhúng Fe và CuCl2
(lưu ý là trường hợp nhúng Cu vào FeCl3 thì lại ko phải vì Cu+FeCl3->CuCl2+FeCl2 ko thỏa mãn đk)
2. Nhúng Fe và HCl+CuCl2
 
Last edited by a moderator:
S

sonltt

Mình có câu hỏi sau, mọi người giải đáp giúp luôn nhé

Câu 1:
Phân biệt (chỉ dùng 1 chất)
1. Glucozo, tinh bột, glixerol
2. NaHCO3, NaHSO4, Na2SO4
3. Fe2O3, Fe, Fe3O4
4. FeCl3, CuCl2

Câu 2:
1. Nói rõ về sự thụ động hóa, những KL nào bị thụ động hóa
2. NH3 tạo phức với những chất gì (trong CT THPT)

Cẩu 3:
Đk để có đồng phân hình học
 
Last edited by a moderator:
P

phamminhkhoi

1. Glucozo, tinh bột, glixerol

Glucozo +[TEX] Cu(OH)_2[/TEX] nung nóng, mt kiềm ---> kết tủa đỏ gạch do nhóm chức anđêhit)
Gryxerol + [TEX]Cu(OH)_2[/TEX] (đk thường)------> dung dịch xanh thẫm
Tinh bột không pứng (do các chức ancol bị khoá)


Quỳ tím: 1 xanh, 2 đỏ, 3 tím


[TEX]HNO_3[/TEX]: tan và không tạo khí là [TEX]Fe_2O_3[/TEX]
Cho 2 cái còn lại vào [TEX]Fe(NO_3)_3[/TEX], cái nào tan là Fe

Bột Al:
Tan và tạo kết tủa dỏ gạch là [TEX]CuCl_2[/TEX]
Tan hết là [TEX]FeCl_3[/TEX]

1. Nói rõ về sự thụ động hóa, những KL nào bị thụ động hóa

Là quá trình tạo ra lớp màng bảo vệ trên bê mặt KL ngăn không cho phản ứng tiếp tục (lớp màng này có thể là oxit, cacbua hay, nỉtrit
Các KL là (cr, Al, Fe... thường là khi tác dụng Với [TEX]HNO_3[/TEX] đặc nguội)


2. NH3 tạo phức với những chất gì (trong CT THPT)
Các ion [TEX]Cu^{2+}[/TEX] ,[TEX] Ag ^{+} [/TEX], [TEX]Zn^{2+}[/TEX]

Đk để có đồng phân hình học
Có lk đôi và cacbon ở 2 đầu lk đôi đính vào những nhóm khác nhau.
 
Last edited by a moderator:
G

gaodenvang

Chỉ giúp mình câu này với.
NaHCO3 có thể tác dụng với những chất hữu cơ nào, ancol, axit...

Chỉ bazo, axit, muối mới có khả năng điện li còn chất hữu cơ thì không. Vậy ví dụ như chất CH3CH2COONH4, C2H4CL2 thì gọi là muối hay gọi là chất hữu cơ vậy.
 
G

giotbuonkhongten

Chỉ giúp mình câu này với.
NaHCO3 có thể tác dụng với những chất hữu cơ nào, ancol, axit....
NaHCO3 tác dụng vs những chất có nhóm -COOH

Chỉ bazo, axit, muối mới có khả năng điện li còn chất hữu cơ thì không. Vậy ví dụ như chất CH3CH2COONH4, C2H4CL2 thì gọi là muối hay gọi là chất hữu cơ vậy
CH3COOH cũng là chất hữu cơ, cũng có khả năng điện li mà bạn =.=
SGK 11 said:
Muối là hợp chất, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit
Cả hai đều được gọi là chất hứu cơ, chỉ CH3CH2COONH4 được gọi là muối vì khi cho vào nc nó phân li thành cation NH4+ và CH3CH2COO - gốc axit
 
G

gaodenvang

CH3COOH thì cũng là axit rồi. Còn những chất như ancol andehit gì đó thì không điện phân được phải không.
 
Top Bottom