Văn Các đề thi Tuyển sinh vào lớp 10 THPT mới trên hocmai.vn

M

myph

1 hình như ko có từ nào theo nghĩa chuyển neu có thì là từ "miệng"
2 do it yourself
3 tình huống đắc sắc là : ông 2 nghe tin làng dầu là là việt gian theo tây
mục đính: đặt nvật này vào tình huờng thử thách, sự lựa chọn giữa long yêu làng và tình yêu kc yêu đất nc
 
T

tuvum293

Nghĩ gì viết nấy, chắt lọc ngôn từ sao cho đẹp nhất,
tàm tạm thế cũg đc khoảng 7, 8 điểm
hok cần phải vắt óc nghĩ từ độc đáo chi cho đau đầu
nhưng nếu đc thì càng tốt
thoải mái tâm lí thì viết văn ra ào ào:D

Oi dao` .. vừa mới thi văn xong ... đề hơi bịi khó ... bóp méo trán mà chẳng viết đc cái j` ... hjx mà nó còn ra cả văn bản nứoc ngoài nữa mới bực chứ ... chán thôi rồi ... :)|
 
P

pinkgerm

đề văn này hay hơpn đề xứ nghệ, vừa pải ko quá dễ cũng hok quá khó!!!
________
Cố lên các em náh!!! try and try!!!
 
P

pe_nobita

tại sao trong trường từ vựng QA lại có từ "vai" ? vai chẳng có liên quan j đến quần áo cả? liên quan đến bộ phận cơ thể người thì đúng đấy.^^
nè bạn chú ý tới câu này nhé " Áo anh rách vai"
từ vai ở đây là chỉ "vai áo" chứ vai ng` rách sao đc hả bạn?????^^
bạn nên chú ý tới văn cảnh của câu thơ, nếu đề ko cho là xét tới yếu tố văn cảnh thì bạn có thể cho nso vào trường "chỉ bộ phận cơ thể ng`", nhưng vì đề yêu cầu có cả yếu tố văn cảnh nữa, nen bạn cần chú ý hơn!!!
 
T

toi0bix

Câu 2: (2 điểm)
2.2 Nêu tình huống đặc sắc trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân và mục đích cách xây dựng tình huống ấy.

__ Kim Lân đã xây dựng được tình huống bất ngờ làm cho nội tâm Nv phát triển ,đó là tình huống ông Hai đột nhiên nghe tin làng theo giặc lập tề ,ông lặng người đi ,tưởng như đến không thở đc,ông sửng sốt bàng hoàng khi nghe tin dữ đó....Niềm tự hào về làng trong ông đã sụp đổ tan tành,ông đau khổ ,xấu hổ ,tủi nhục về làng...Đau khổ thể xác chưa đủ ,ông Hai còn rơi vào tình trạng bế tắc không lối thoát là mụ chủ nhà thông báo không cho ở trọ nữa.Lúc này ,trong nội tâm ông có cuộc đấu tranh dữ dội giữa về làng hay ở lại.Đây là lần đầu tiên ông Hai phải dùng đến lí trí để suy nghĩ về làng . Kim Lân đã miêu tả sâu sắc những biến động dữ dội ,những đau đớn hổ thẹn đến tột cùng của ông Hai khi phải lựa chọn giữa làng & nước . Cuối cùng ,ông đã chọn phải trung thành với Tổ quốc .Người nông dân ấy có quan điểm rõ ràng dứt khoát trong tình cảm .Ông yêu ghét rạch ròi ,ông ngay thẳng ,trọng danh dự .Tình yêu của ông thật cao đẹp & ngời sáng.Ông Hai chính là tiêu biểu cho hàng ngàn hàng vạn nông dân VN giàu lòng yêu làng yêu nước hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp .
 
P

p3s0ck_kut3_9x

này bạn bạn cũng ohải chú ý lại chứ từ "vai"ở đây dùng thao nghĩa chuyển mà !!hi************************
 
H

hoabattu1072000

Đề thi tuyển sinh vào trường Chuyên Quang Trung - BÌnh Phước nà.
Đề thi văn chung trước nhá!!!!!!!!!!!

Câu 1: (2 điểm) Chỉ ra sự liên kết về hình thức giữa các câu trong đoạn trích sau:
" Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại những cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh."

Câu 2 (3 điểm) :
Hình ảnh chiếc xe trong văn bản Bài thơ về tiểu đội xa không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật ở phần đầu và phần kết có gì thay đổi? Thuộc tính nào vẫn được giữ nguyên? Qua những điều vừa nêu, em có suy nghĩ gì?

Câu 3: (5 điểm).
Cảm nhận của em về vẻ nên thơ trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
 
B

baby_playgirl_26

mấy đề này thì nhầm nhò ji` so với đề thi của TPHCM, khó dã man lun, chit' là cái chắc
 
P

p3s0ck_kut3_9x

tất nhiên là "thiện phúc" rùi ! sr hen tính tui thích lau tau từ nhỏ, khó sửa hj hj ^^!!
 
T

tonghia

Bạn post đề TPHCM lên cho mọi người tham khảo đc chứ :);)

tui có nè :rolleyes:

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NĂM HỌC 2009-2010, KHÓA NGÀY 24-6-2009
MÔN THI: NGỮ VĂN

(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề)​
Câu 1 (1 điểm): Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái và Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du là những tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam. Hãy giải thích nhan đề hai tác phẩm trên.

Câu 2 (1 điểm): Giải thích ý nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ có liên quan đến phương châm hội thoại nào:
a. Ông nói gà, bà nói vịt
b. Nói như đấm vào tai

Câu 3 (3 điểm): Viết văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) về chủ đề quê hương.

Câu 4 (5 điểm): Phẩm chất và số phận người phụ nữ thời phong kiến qua nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
 
T

tonghia

Mình cảm ơn các bạn đã giúp mình
thêm câu nữa:
Phân tích đoạn thơ
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhòm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng - Bếp lửa!​
 
R

ruoi_vip

Nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm”
Một lấn nữa, hình ảnh bếp lửa “ ấp iu”, “nồng đượm” đã được nhắc lại ở cuối bài thơ như một lần nữa khẳng định lại cái tình cảm sâu sắc của hai bà cháu.
“Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi”
Nhóm lên bếp lửa ấy, người bà đã truyền cho đứa cháu một tình yêu thương những người ruột thịt và nhắc cháu rằng không bao giờ được quên đi những năm tháng nghĩ tình, những năm tháng khó khăn mà hai bà cháu đã sống vơi nhau, những năm tháng mà hai bà cháu mình cùng chia nhau từng củ sắn, củ mì.
“Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui”
“Nồi xôi gạo mới sẻ chung vui” của bà hay là lời răng dạy cháu luôn phải mở lòng ra với mọi người xung quanh, phải gắn bó với xóm làng, đừng bao giờ có một lối sống ích kỉ.
“Nhóm dậy cả những tâm tinh tuổi nhỏ”.
Bà không chỉ là người chăm lo cho cháu đấy đủ về vật chất mà c2n là người làm cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp. th6m huyền ảo như trong truyện. Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn đứa cháu để mai này cháu khôn lớn thành người
 
T

tonghia

Nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm”
Một lấn nữa, hình ảnh bếp lửa “ ấp iu”, “nồng đượm” đã được nhắc lại ở cuối bài thơ như một lần nữa khẳng định lại cái tình cảm sâu sắc của hai bà cháu.
“Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi”
Nhóm lên bếp lửa ấy, người bà đã truyền cho đứa cháu một tình yêu thương những người ruột thịt và nhắc cháu rằng không bao giờ được quên đi những năm tháng nghĩ tình, những năm tháng khó khăn mà hai bà cháu đã sống vơi nhau, những năm tháng mà hai bà cháu mình cùng chia nhau từng củ sắn, củ mì.
“Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui”
“Nồi xôi gạo mới sẻ chung vui” của bà hay là lời răng dạy cháu luôn phải mở lòng ra với mọi người xung quanh, phải gắn bó với xóm làng, đừng bao giờ có một lối sống ích kỉ.
“Nhóm dậy cả những tâm tinh tuổi nhỏ”.
Bà không chỉ là người chăm lo cho cháu đấy đủ về vật chất mà c2n là người làm cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp. th6m huyền ảo như trong truyện. Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn đứa cháu để mai này cháu khôn lớn thành người

Bạn chỉ nhấn mạnh những ý Nhóm... thôi chứ chưa đầy đủ đề bài của mình yêu cầu ( cảm ơn cậu)
 
B

betot00

Từ cảm xúc nhớ thương của đứa cháu nhỏ với bà, tác giả đã chuyển sang bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của 1 thanh niên đã trường thành đối với người bà trong hiện tại.

"Lận đận ....
....bếp lửa!"​

Chiến tranh đã đi wa, những gian khổ đã vơi bớt, cuôc sống đã đổi thay nhưng bà vẫn giữ thói quen "thói quen dậy sớm", bếp lửa của bà vẫn "ấp iu nồng đượm" nhuw ngày nào. Điệp từ nhóm đc nhắn lại 4 lần mang bốn nghĩa khác nhau, tỏa sáng dần nét "kỳ lạ", thiêng liêng và nhất là tình nghĩa của bà. Nếu trc đây, đó là ngọn lửa nồng đươm nhóm niềm tin trong những ngày gian khổ, khó khăn vì vật vã đói kém., thì bây giờ ngọn lửa ấy còn nhóm lên trong lòng tác giả bao vẻ đẹp khác nữa. "Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm" ấy là bếp lửa có thật, có ánh sáng và hơi ấm. "Nhóm niềm yêu thương" có nghĩa là bà truyền cho cháu tình ruột thịt nồng đượm, ngọt ngào. "Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui" hay cũng chính là bà mở rộng tấm lòng đoàn kết, gắn bó với làng xóm quê hương. Và cuối cùng, người bà kỳ diệu ấy "nhóm dậy", thức tỉnh và bồi đắp cho đứa cháu về tâm hồn và cách sống. Âm đệiu trong đạon thơ này dạt dào như sóng dồi, lan tỏa như lửa ấm hay đây chính là cảm xúc đang dâng trào, đang tỏa ấm trong trái tim nhà thơ?Mỗi câu, mỗi chữ cứ hồng lên, nồng ấm biết bao tình cam nhớ thương nhân nghĩa! Có thể nói câu thơ cuối bộc lộ rõ nhất thái độ kính trọng và cảm xúc đang dâng trào ào ạt trong tâm hồn BV. Câu thơ chỉ có 8 chữ mà có sức khái quát cả suy nghĩ lẫn tình cảm của tác giả đối với bếp lửa gắn liền hình ảnh người bà, với cách ngắt nhịp là 1 dấu lặng đầy nghệ thuật chứa đựng bao cảm xúc và suy nghĩ ko thể diễn tả hết bằng ngôn từ.

"Bếp lủa ấp iu nồng đượm" đã trở thành biểu tượng của tấm lòng người bà, mãi mãi sưởi ấm tâm hồn nhà thơ. Thật ko ngờ, một bếp lửa bình thường như trăm ngàn bếp lửa khác lại có tác dụng xúc động đến như vậy. Người bà trong "Bếp lửa" đã nuôi con nuôi cháu, đã đi wa đói khát và chiến tranh, đã cho cho con mình đi kháng chiến vì đất nước, đã âm tầhm ở lại nhà giữ mảnh đất tổ tiên để lại, âm thầm chờ đợi và hy vọng... Đó chẳng phải là biểu tượng về sự sống lớn lao và cao cả của con người sao? Bà là người phụ nữ VN, như ngọn lửa cháy sáng và ấm mãi.

Trong hành trình cuộc đời của mỗi con người có những ngày tháng, những kỷ niệm và những con người ko thể nào quên đc. BV đã có đc 1 tuổi thơ gắn bó với người bà mà ông yêu quý, kính trọng. Ông đã gửi gắm tâm sự trong bài thơ và thể hiện nó bằng giọng điệu tâm tình, sâu lắng, hình ảnh thơ gợi cảm & giàu sức liên tưởng, suy ngẫm. Bài thơ chính là món quà quý giá mà BV gửi đến cho người đọc. Tác phẩm có tác dụng giáo dục rất tốt về tình nghĩa thủy chung với gia đình, quê hương, đối với những gì đã nhen nhóm và nuôi dưỡng ngọn lửa thiêng liêng trong tâm hồn mỗi con người.


Chúc thi tốt :)>-:)>- .
 
Top Bottom