Bài qua đèo ngang đây
kô bik hay kô nếu được cứ thanhks
Qua đèo ngang:
Bà Huyện Thanh Quan là 1 nữ thi sĩ nổi tiếng trong thời kì cuối thế kỉ XiX.Bà sáng tác thơ rất ít nhưng hầu hết các tác phẩm của bà đều có giá trị to lớn.Đặc biệt qua bài thơ "Qua Đèo Ngang" bà đã bộc lộ tài năng độc đáo của mình thật sâu lắng , thật trang nhã ,đầy hình tựơng.
Mở đầu bài thơ,ta bắt gặp 1 quang cảnh đựơm buồn ,hoang vắng.cô tịch .Đó là cảnh buổi hoàng hôn tím sẫm,cái khoảng thời gian, kô gian gợi buồn , gợi nhớ nhất trong 1 ngày.Cảnh đèo Ngang bóng xế tà tịch mịch rất dễ gợi buồn trong lòng ngừơi,nhất là đối với kẻ lữ thứ tha hương.
Tuy vậy ,trời vẫn còn đủ sáng để nhà thơ nhận ra vẻ đẹp thiên nhiên như 1 bức tranh "Cỏ cây chen lá,lá chen hoa".Điệp từ chen các vế đối :cây chen lá,lá chen hoa tạo nên sức sống mãnh liệt của 1 vùng núi hoang dã, chưa có hơi ấm con ngùơi.Cảnh tuy đẹp nhưng nhuộm màu buồn tẻ,quạnh hiu. Những bông hoa rừng đây đó kô đủ làm sáng bức tranh núi non lúc ngày tàn,đêm xuống.Trên bối cảnh thiên nhiên bao la ấy chỉ thoáng bóng hình ảnh con ngừơi.Đó là những ngừơi dân lao động nghèo,vất vả làm ăn,sinh hoạt của họ thật tẻ nhạt, thiếu sinh động.
"Lom khom dứơi núi tiều vài chú
Lác Đác bên sông chợ mấy nhà "
Tác giả đã sử dụng biện fáp đảo ngữ ở mức cao nhất nhằm làm nổi bật dáng con ngừơi trong cảnh,nhưng cảnh vẫn buồn,vẫn cô tịch, đìu hiu.Bởi vì buổi hoàng hôn là lúc mọi họat động con ngừoi đã lắng xuống.Vả lại,ở đây vắng vẻ quá chỉ có "tiều vài chú","Chợ mấy nhà".Vì thế ,bà Huyện Thanh Quan ko thể vui đựơc,kô thể hững hờ trứoc cảnh được nên bà đã bộc lộ nỗi niềm mãnh liệt nhất và sâu kính nhất trong tâm hồn bà.Nhưng nổi niềm tâm sự đó là gì ?Đó là nỗi y hoài,nỗi nhớ sâu lắng ẩn trong tâm hồn bà,nỗi nhớ nứơc,nhớ nhà bà luôn giấu kín trong lòng.Trứoc cảnh vật quá phù hợp với tâm trạng mình,bà đã bộc lộ:
"Nhớ nứơc đau lòng con quốc quốc
Thưong nhà mỏi miệng cái gia gia"
Bứoc qua Đèo Ngang,vào buổi chìêu tịch mịch,bà nghe được tiếng cuốc kêu và cảm nhận nó ứng với tâm trạng mình. phải chăng bà cũng như ông vua nứoc Thục đã mất nuớc,luôn nuôi giữ những hoài niệm xưa.Tiếng chim kêu ko làm cho cảnh vui lên mà còn làm tăng phần quạnh quẽ,cô liêu.Tiếng cuốc kêu như cũng ứng với tiếng gọi tha thiết, mãnh liệt nhất trong tâm tư tình cảm của bà,tiếng gọi gửi về đất nứơc? Còn tiếng "gia gia" như gợi nỗi nhớ niềm thương gửi về cố hương xa xôi.
Bà xa cách với quê hưong qua. cũng như xa cách với thời đại ngày xưa.Thế nên khi dừng chân lại ngắm cảnh Đèo Ngang bà đã thổ lộ :
"Dừng chân đứng lại trời non,nứơc
Một mảnh tình riêng,tavớita"
Mảnh tình riêng đó chỉ riêng bà với cảnh biết thôi.Bà và cảnh tuy 2 mà 1 bởi vì có chung 1 tâm trạng.Quả là 1 nỗi buồn lớn lao,thấm thía,khó san sẻ, giải bày.Nó như kết thành hình,thành khối,thành mảnh tình riêng khiến nhà thơ phải thốt lên chua xót:ta với ta.Chỉ có ta hiểu lòng ta mà thôi!Vì thế sự cô đơn càng tăng lên gấp bội.
Qua bài thơ:"Qua Đèo Ngang" tuy ra đời cách đây hơn 1 thế kỉ nhưng tác phẩm bà vẫn đựoc xếp vào hàng ngũ những thi sĩ tài hoa nhất thời đại phong kiến và cho đến nay, thơ bà vân lắng đọng mãi trong lòng ngừoi đọc.Đọc bài thơ,em càng thêm yêu tổ quốc với bao phong cảnh tuyệt vời và càng trân trọng những tấm lòng ưu ái non sông đất nứơc
Phù,mệt quá
|