Ý vị cổ điển và sắc màu hiện đại trong " Tràng Giang"

  • Thread starter nhomotmuahoathachthao_tranhoaiduong
  • Ngày gửi
  • Replies 3
  • Views 11,541

N

nhomotmuahoathachthao_tranhoaiduong

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài thơ có ý vị cổ điển , tạo được những vang hưởng kì lạ , điều đó được thể hiện ở nhiều phương diện .Từ đề tài _ sơn thuỷ đến tên gọi _ Tràng Giang . Cốt cách truyền thống của thi ca phương Đông hiện ra ở thi liệu : con thuyền , dòng sông , cách bèo , mặt nước . Có những hình ảnh tượng trưng thường gặp trong thơ cổ : Tràng giang, sông dài , trời rộng, bến cô liêu , mây cao , núi bạc , cánh chim nhỏ , bóng chiều sa , khói hoàng hôn ...Toàn bài thơ luôn duy trì một âm điệu trầm buồn , sâu lắng , rất thích hợp để diễn tả sự chảy trôi của Tràng Giang cùng nỗi buồn triền miên vô định .Âm điệu này được tạo nên bởi nhịp điệu đều đều chậm rãi của thể thơ thất ngôn : 2/2/3 hoặc 4/3 với rất nhiều thanh bằng nằm ở vần thơ .Đặc biệt vẻ đẹp cổ điển còn toát lên ở cách thức xây dựng hình ảnh đối lập _ đó cũng chính là cách vận dụng tự nhiên lối đối của bài thơ :
Nắng xuống _ trời lên , thuyền về _ nước lại , sông dài _ trời rộng , ... , cái bao la, vô cùng vô tận của vũ trụ _ cái nhỏ bé , hữu hạn của con người. Huy Cận còn sử dụng có hiệu quả với tần số cao hệ thống từ láy : 10 lần trong 16 dòng thơ .Cách thức miêu tả những bức tranh thiên nhiên cũng mang âm điệu Đường thi , chỉ miêu tả một vài nét đơn sơ mà ghi lại được hồn cốt của tạo vật .Chất cổ điển của bài thơ đặc biệt rõ nét ở câu kết : " Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà " Thôi Hiệu xưa kia nhìn khói hoàng hôn trên sông nước mà nhớ đến quê hương : "Quê hương khuất bóng hoàng hôn _ Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai ". Huy Cận không cần có khói sóng , tức là không cần có cái gợi nhớ mà vẫn dờn dợn nhớ nhà .Và cũng chính ở câu thơ cuối này nó đã khắc sâu hơn cái sắc màu hiện đại của Tràng Giang .Mượn tứ thơ cổ , Huy Cận đẩy cảm giác lên một tầm cao mới với cấp độ mạnh hơn .Nỗi nhớ của con người hiện đại được thể hiện một cách cháy bỏng hơn , thường trực hơn , da diết nhiều hơn .Vì thế nó hiện đại hơn.
Nhưng Tràng Giang cũng là một bài thơ rất gần gũi , thân thuộc .Bài thơ hiện đại và là một bài thơ mới . Có cái mới của hồn thơ , có cái mới của chủ thể trữ tình .Khác với thơ xưa , tâm trạng của chủ thể trữ tình _ cảm hứng cá nhân của nhà thơ chạy suốt toàn bài mới là nhất quán .Nó khác hẳn với kết cấu đề - thực - luận - kết , hay tiền giải - hậu giải của thơ Đường .Bài thơ hiện đại trong cách cảm nhận sự vật , trong cách sử dụng thi liệu hình ảnh : củi , sông , nắng , bèo , cát , cây xanh , cách chim , ... .Tất cả làm nên một bức tranh thiên nhiên quê hương gần gũi , quen thuộc . Bởi nó đã in dấu , đã hằn sâu ,đã hoà cùng dòng chảy và đã lẫn vào những cảnh quê hương sông nước trên khắp đất nước Việt Nam yêu dấu của chúng ta .
Viết xong đoạn văn này , mình cảm thấy nó cứ dở dở ương ương thế nào vậy .Văn của mình thời kì này xuống dốc trầm trọng các bạn ạ .Dù sao câu hỏi mà mình đưa ra thảo luận : " Ý vị cổ điển và sắc màu hiện đại trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận " cũng không đáng để mọi người phải nhàm chán đâu nhỉ.Hi vọng mọi người sẽ tham khảo và góp ý cho mình nhé !
 
H

hailan747

"linh hồn HUY CẬN là linh hồn trời đất"
và cảm giác không gian được thể hiện ngay trong nhan đè của tác phẩm "tràng giang"nghĩa là"sông dài". Hai âm hán việt mang sắc thái trang trọng ,cổ kính . Tác giả cũng không dùng "trường giang" bởi hai âm "a" liên tiếp đều là những âm mở gợi âm hưởng vang xa khiến con sông như dài hơn ,xa hơn .Cảm trước không gian tiếp tục được tô đậm bởi không gian đề từ "bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài "chỉ một câu thơ tác giả đã thâu tóm được cảm hứng chủ đạo của cả tác phẩm .Nỗi bâng khuâng nhớ thương trước cảnh sông dài , trời rộng . Cảm nhận sâu xa của một cái tôi cô đơn bé nhỏ trước vũ trụ vô thuỷ , vô chung đó cũng là tâm lí tự nhiên của con người
"ai người trước đã qua
ai người sau chưa tới
nghĩ trời đất vô cùng
một mình tuân giọt lệ
(trần tử ngang)
 
H

hailan747

_MAUF SẮC CỔ ĐIỂN
-NHAN ĐỀ: hai âm hán việt mang sắc thái trang trọng cổ kính
CÂU THƠ ĐỀ TỪ:"bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài"mang cảm nhận sâu xa của một cái tôi cá nhân cô đơn bé nhỏ trước vũ trụ vô thuỷ , vô chung mang sắc vị cổ điển
-HAI CHỮ "ĐÌU HIU" :"lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu":tác giả đã từng tâm sự ông mượn hai chữ "đìu hiu" trong câu thơ của "chinh phụ ngâm"
"non kì quạnh quoẽ trăng treo
bến phì gió thổi đìu hiu mấy gò"
-NGHỆ THUẬT TRONG THƠ CÓ CẢNH , TRONG CẢNH CÓ TÌNH
-HUY CẬN MƯỢN CHỮ " ĐÙN " trong thơ ĐỖ PHỦ
" mặt đất mây đùn cửa ải xa"
vào trong câu " lớp lớp mây cao dùn núi bạc"
-HÌNH ẢNH CÁNH CHIM CHIỀU
cánh chim đã đi vào trong thơ cổ như một hình ảnh trữ tình
"chim bay về núi tối rồi"(ca dao)
"chim hôm thoi thót về rừng
đoá trà mi đã ngậm trăng nửa vành"(truyện kiều _nguyễn du)
"ngàn mây gió cuốn chim bay mỏi"(chiều hôm nhớ nhà _bà huyện thanh quan)
-NỖI NHỚ QUÊ HƯƠNG CUẢ HUY CẬN LÀM TA NHỚ ĐẾN @ CÂU THƠ CUẢ THÔI HIỆU
"quê hương khuất bóng hoàng hôn
trên sông khói sóng cho buồn lòng ai"
đó là tất cả những nét cổ điển mình biết trong bài tràng giang của huy cận
chúc các bạn học văn thật tốt
 
Top Bottom