1. Bến quê gợi về trong dĩ vãng một bờ neo đậu từ quá khứ, nơi con thuyền cuộc đời cập bến mang theo cả những năm tháng bôn ba. Ông Nhĩ sau bao năm xa nhà, không để ý đến quê hương, khi trở vê bỗng nhận ra, có những thứ ra đi không trở lại, nhưng cũng có những thứ không bao giờ chết. Cánh cửa sổ bên chiếc giường đã ngăn ông với thế giưói bên ngoài, thế giới của nắng, của hoa, và của sông hồng cuộn đỏ, nơi ông khao khát được đặt chân qua đấy, nơi mà ông chưa bao giờ đi qua. bén quê là quá khư, là tuổi thơ, là thân quen nhưng cũng là huyền hoặc, bí ẩn, khi con thuyền trở về thả mũi neo trong một màng sương lãng đãng... Nhĩ từ một bờ nào đấy nhìn về bến que, nhìn về dĩ vãng, mà thương mà tiếc cho một tuổi thơ đã đi qua và đã không trở lại, một tuổi thơ ông đã quên đi va ông chợt nhận ra mình không còn có thể bước qua con sông ngăn cách. Một ký ức vụn vỡ nửa ảo nửa thực, mơ hồ, quyến luyến, rồi chợt nghẹn lên thành những tiếng nức nở trong tâm trí. nhan dề có tính mở, đột ngột khép lại hiện thức và mở ra một khaỏng không gian trống trải và rộng đến bao la.
2. Sa Pa lặng lẽ như những con người thầm lặng, nơi mà vẻ đẹp của rừng núi, cũng như vẻ đẹp cua những con người âm thầm hi sinh cho đất nước, vẫn ẩn sau những làn mây làn sương. Sa Pa nửa như thân thuộc, nửa mơ hồ, nhan đê fgợi lên một cái gì tịch mịch, bầu không khí trong lành, mát rượi và chừng như sắp vỡ. Cả truyện tràn mọt màu sáng và tĩnh mịch, thưa tiếng người cười nói, thưa đến cả tiếng động. Từ đầu đến cuối truyện chỉ có hai nhân vật, một người hỏi và một người bộc bạch. nguyễn Thành Long đã mở ra sau trang viết một không gian thoáng đãng, cuốn người đọc vào đó, bên trong một bức tranh phong cảnh, rồi phả vào trong đó sự sống, là hình ảnh người thanh niên. Truyện mở đầu bằng một buổi sáng và kết thúc bằng một không khí mơ màng. Thời gian cứ trôi đi, một đặc trưng cua rbút pháp lãng mạn.