Mọi người cho em hỏi quan điểm văn học như thế này: " Cái hồn của thơ không phải là chữ, mà là cái vầng sáng mờ tỏ xung quanh chữ" là đang nói về điều gì thế ạ?
Theo mình thì
- Cái hồn của thơ không phải là chữ: chữ là vật liệu tạo nên văn chương, tạo nên những vần thơ, bất kì một bài thơ nào cũng đều được tạo nên từ những câu, chữ
- Mà là cái vầng sáng mờ tỏ xung quanh chữ: không phủ nhận rằng nếu "chữ" đẹp thì bài thơ cũng trở nên tinh tế hơn nhưng thơ sẽ trở nên có hồn hơn, chứa đựng được tình cảm con người, trở thành dấu ấn khó phai trong lòng người đọc nếu chữ ấy mang ý nghĩa cao đẹp. Một chữ mà ý nghĩa mờ nhạt, chỉ đẹp về hình thức thì không thể coi đó là "cái hồn" của thơ được. Cái hồn phải là cái chứa đựng tình cảm, cảm xúc...
- Để chứng minh thì bạn có thể chọn ra một vài tác phẩm, câu thơ, nhãn tự của một bài thơ để phân tích, làm sáng rõ ý kiến. Chẳng hạn như: lấy chữ "hồng" trong bài "Chiều tối" của Hồ Chí Minh, lấy cách dùng từ của bà chúa thơ Nôm: Hồ Xuân Hương....