Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Lưu ý: bài viết này nêu ra quan điểm, góc nhìn riêng của mình chứ không nêu ra bất kỳ sự thật đã được chứng minh nào, vậy nên nếu có tranh luận hay đóng góp gì thì mong các bạn giữ thái độ hòa nhã, cũng như luôn nhìn về cả hai phía của vấn đề thay vì hoàn toàn chỉ theo quan điểm của riêng một bài viết.
______________________________________________________________________________________________________________________
Đây là một trong những cụm từ đang bị lạm dụng rất nhiều trong những tháng vừa qua, đặc biệt ở Việt Nam. Tuy thế giới họ vẫn dùng nhưng với tần suất ít hơn và ngữ cảnh mà họ d cũng hoàn toàn khác.
Về cơ bản, trích lời của World Economic Forum trên blog của họ:
"...Now a Fourth Industrial Revolution is building on the Third [which used electronics and information technology to automate production], the digital revolution that has been occurring since the middle of the last century. It is characterized by a fusion of technologies that is blurring the lines between the physical, digital, and biological spheres."
dịch ra là:
"Bây giờ một cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đang được xây dựng trên nền tảng của cuộc cách mạng lần thứ ba [sử dụng điện tử học và công nghệ thông tin nhằm tự động hóa sản xuất], đang diễn ra bắt đầu từ giữa thế kỷ trước. Đặc điểm của nó là sự kết hợp của những công nghệ giúp làm mờ đi ranh giới giữa các khía cạnh vật lý, thuật số và sinh học."
Cuộc cách mạng này được đánh dấu bằng một loạt các đột phá trong các lĩnh vực bao gồm
"robotics, artificial intelligence, nanotechnology, quantum computing, biotechnology, the Internet of Things, the Industrial Internet of Things (IIoT), decentralized consensus, fifth-generation wireless technologies (5G), additive manufacturing/3D printing và fully autonomous vehicles."
Nhưng vấn đề là tất cả các lĩnh vực trên đều đang còn ở mức sơ khai và rất đắt đỏ. Chẳng hạn như hầu hết các học thuyết về trí tuệ nhân tạo bây giờ đều bắt nguồn từ những năm 80 của thế kỷ trước, những năm gần đây thì mới áp dụng vào và phát triển thêm, chứ chưa có bước đột phá nào cả.
Mình biết nói đến đây sẽ có bạn phản đối là chỉ tầm vài năm nữa thì những công nghệ ấy sẽ phát triển lên vượt bậc, giống như chiếc máy tính trước kia và bây giờ vậy. Điều này thì mình hoàn toàn đồng tình, nhưng chẳng nhẽ Việt Nam lại thiết lập kỷ lục mới về số lượng người cùng du hành thời gian à?
Nếu các bạn để ý kỹ thì tất cả những cái quảng cáo, những lời tuyên truyền mỹ miều đang tạo cảm giác như cách mạng 4.0 đang ở gần ta thật, như đang dễ dàng đạt được thật. Các nhà chức trách thì "luôn nỗ lực tạo điều kiện, đi tất đón đầu cuộc cách mạng này..." Tuy vậy thì việc du hành thời gian cho đến hiện tại là bất khả thi và mọi việc diễn ra vẫn đều khá là logic nên có lẽ sự sai sót nhầm lẫn lại nằm trong chính những cái "hiểu biết" ấy của chúng ta.
Pop quiz: Thực tế thì các nhà chức trách họ đang đi tất đón đầu cái gì?
Gợi ý: Hiện tại Chính phủ đang thực hiện các kế hoạch số hóa các thủ tục hành chính để người dân có thể dễ dàng thực hiện qua mạng, một số các nhà mạng đang triển khai xây dựng hệ thống mạng 5G nhằm áp dụng diện rộng trong đời sống và sản xuất công nghiệp, các nhà quảng cáo đang sử dụng Big Data để cá nhân hóa trải nghiệm cho người dùng, một số trang trại có khả năng tưới tiêu tự động, kiểm soát chặt chẽ quá trình sinh trưởng của cây, các nhà máy dùng robot thay cho con người...
Trả lời: Họ đang đi tất đón đầu giai đoạn cuối của cách mạng số, hay là cách mạng công nghiệp lần thứ 3 cho dễ hiểu.
Thực ra thì không phải nước nào cũng bắt kịp xu hướng và trở thành một trong những người dẫn đầu như nước mình, nhưng đáng ra cách mạng 4.0 là một từ để thể hiện tầm nhìn hoạch định tương lai cho thế hệ sau này, chứ không phải của thời đại chúng ta bây giờ.
Tức là mấy cái câu kiểu "trong thời đại hội nhập phát triển cùng với cách mạng 4.0 bây giờ..." chỉ là một câu mẫu khi mà người nói bí từ và chẳng mang giá trị gì cả ngoài việc thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp và dẫn dắt người nghe một cách sai lệch.
Những thuật ngữ liên quan đến nó cũng đều mang tính chất vị lai, mà truyền thông cứ lải nhải suốt ngày mấy từ ấy không biết chán, giống như kiểu kể chuyện cổ tích bắt đầu bằng "Sau này ta sẽ..." ấy.
Vậy thì nên xử lý vấn đề này như thế nào?
1. Chỉ nên nhắc đến cụm từ "Cách mạng 4.0" trong ngữ cảnh phù hợp, chẳng hạn như khi bạn muốn trở nên thông minh hơn trong các cuộc tranh biện về tương lai thế hệ bây giờ.
2. Còn lại thì dùng từ nào gần gũi và thực tế hơn chút, hạn chế mở bài bằng "trong thời đại 4.0 bây giờ, với sự phát triển kỹ thuật số..."
_______________________________________________________________________________________________________________________
PS: À còn cả việc mất lao động do tự động hóa sản xuất thì các bạn có thể xem video này hay cực
______________________________________________________________________________________________________________________
Đây là một trong những cụm từ đang bị lạm dụng rất nhiều trong những tháng vừa qua, đặc biệt ở Việt Nam. Tuy thế giới họ vẫn dùng nhưng với tần suất ít hơn và ngữ cảnh mà họ d cũng hoàn toàn khác.
Về cơ bản, trích lời của World Economic Forum trên blog của họ:
"...Now a Fourth Industrial Revolution is building on the Third [which used electronics and information technology to automate production], the digital revolution that has been occurring since the middle of the last century. It is characterized by a fusion of technologies that is blurring the lines between the physical, digital, and biological spheres."
dịch ra là:
"Bây giờ một cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đang được xây dựng trên nền tảng của cuộc cách mạng lần thứ ba [sử dụng điện tử học và công nghệ thông tin nhằm tự động hóa sản xuất], đang diễn ra bắt đầu từ giữa thế kỷ trước. Đặc điểm của nó là sự kết hợp của những công nghệ giúp làm mờ đi ranh giới giữa các khía cạnh vật lý, thuật số và sinh học."
Cuộc cách mạng này được đánh dấu bằng một loạt các đột phá trong các lĩnh vực bao gồm
"robotics, artificial intelligence, nanotechnology, quantum computing, biotechnology, the Internet of Things, the Industrial Internet of Things (IIoT), decentralized consensus, fifth-generation wireless technologies (5G), additive manufacturing/3D printing và fully autonomous vehicles."
*
Nhưng vấn đề là tất cả các lĩnh vực trên đều đang còn ở mức sơ khai và rất đắt đỏ. Chẳng hạn như hầu hết các học thuyết về trí tuệ nhân tạo bây giờ đều bắt nguồn từ những năm 80 của thế kỷ trước, những năm gần đây thì mới áp dụng vào và phát triển thêm, chứ chưa có bước đột phá nào cả.
Mình biết nói đến đây sẽ có bạn phản đối là chỉ tầm vài năm nữa thì những công nghệ ấy sẽ phát triển lên vượt bậc, giống như chiếc máy tính trước kia và bây giờ vậy. Điều này thì mình hoàn toàn đồng tình, nhưng chẳng nhẽ Việt Nam lại thiết lập kỷ lục mới về số lượng người cùng du hành thời gian à?
*
Nếu các bạn để ý kỹ thì tất cả những cái quảng cáo, những lời tuyên truyền mỹ miều đang tạo cảm giác như cách mạng 4.0 đang ở gần ta thật, như đang dễ dàng đạt được thật. Các nhà chức trách thì "luôn nỗ lực tạo điều kiện, đi tất đón đầu cuộc cách mạng này..." Tuy vậy thì việc du hành thời gian cho đến hiện tại là bất khả thi và mọi việc diễn ra vẫn đều khá là logic nên có lẽ sự sai sót nhầm lẫn lại nằm trong chính những cái "hiểu biết" ấy của chúng ta.
Pop quiz: Thực tế thì các nhà chức trách họ đang đi tất đón đầu cái gì?
Gợi ý: Hiện tại Chính phủ đang thực hiện các kế hoạch số hóa các thủ tục hành chính để người dân có thể dễ dàng thực hiện qua mạng, một số các nhà mạng đang triển khai xây dựng hệ thống mạng 5G nhằm áp dụng diện rộng trong đời sống và sản xuất công nghiệp, các nhà quảng cáo đang sử dụng Big Data để cá nhân hóa trải nghiệm cho người dùng, một số trang trại có khả năng tưới tiêu tự động, kiểm soát chặt chẽ quá trình sinh trưởng của cây, các nhà máy dùng robot thay cho con người...
Trả lời: Họ đang đi tất đón đầu giai đoạn cuối của cách mạng số, hay là cách mạng công nghiệp lần thứ 3 cho dễ hiểu.
Thực ra thì không phải nước nào cũng bắt kịp xu hướng và trở thành một trong những người dẫn đầu như nước mình, nhưng đáng ra cách mạng 4.0 là một từ để thể hiện tầm nhìn hoạch định tương lai cho thế hệ sau này, chứ không phải của thời đại chúng ta bây giờ.
Tức là mấy cái câu kiểu "trong thời đại hội nhập phát triển cùng với cách mạng 4.0 bây giờ..." chỉ là một câu mẫu khi mà người nói bí từ và chẳng mang giá trị gì cả ngoài việc thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp và dẫn dắt người nghe một cách sai lệch.
Những thuật ngữ liên quan đến nó cũng đều mang tính chất vị lai, mà truyền thông cứ lải nhải suốt ngày mấy từ ấy không biết chán, giống như kiểu kể chuyện cổ tích bắt đầu bằng "Sau này ta sẽ..." ấy.
*
Vậy thì nên xử lý vấn đề này như thế nào?
1. Chỉ nên nhắc đến cụm từ "Cách mạng 4.0" trong ngữ cảnh phù hợp, chẳng hạn như khi bạn muốn trở nên thông minh hơn trong các cuộc tranh biện về tương lai thế hệ bây giờ.
2. Còn lại thì dùng từ nào gần gũi và thực tế hơn chút, hạn chế mở bài bằng "trong thời đại 4.0 bây giờ, với sự phát triển kỹ thuật số..."
_______________________________________________________________________________________________________________________
PS: À còn cả việc mất lao động do tự động hóa sản xuất thì các bạn có thể xem video này hay cực
Last edited: