T
tranquang


(Nguồn Hocmai.vn)Ngay sau khi kỳ thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT lần 2 kết thúc, 17g30 chiều 20-8, Bộ GD-ĐT đã tổ chức họp báo dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long, trưởng ban chỉ đạo thi.
1. Số lượng thí sinh dự thi
Theo số liệu của Bộ GD-ĐT, số lượng thí sinh dự thi chính thức lần 2 chiếm tỷ lệ 93,12% (THPT 94,77%, bổ túc THPT 88,92%).
Ông Nguyễn An Ninh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng cũng khẳng định: theo đánh giá từ các hội đồng coi thi và dư luận giáo viên, học sinh, đề thi lần 2 (bao gồm cả tự luận và trắc nghiệm) có nội dung nằm trong chương trình. Công tác in sao đề thi, niêm phong đề đến từng phòng thi, vận chuyển đề thi đến các hội đồng coi thi ở tất cả các địa phương được thực hiện tuyệt đối an toàn.
2. Sẽ còn thi lần hai trong những năm tới
Tại cuộc họp báo, nhiều ý kiến băn khoăn từ phía báo chí xung quanh phương án 3 mà Bộ đưa ra. Theo thông lệ, đến tháng 3 Bộ mới công bố môn thi tốt nghiệp, trong trường hợp học sinh học dự thính được chọn môn theo ý thích nhưng năm sau môn học mà các em lựa chọn lại không thi thì xử lý như thế nào?
Hướng xử lý, giải quyết đối với những thí sinh (TS) không đỗ tốt nghiệp lần 2, có tiếp tục tổ chức kỳ thi tốt nghiệp lần 2 trong những năm tới nếu kỳ thi năm nay cho thấy thi lần 2 mang lại hiệu quả thấp... cùng một số vấn đề khác đã được ông Long cùng đại diện Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Thanh tra giáo dục, Vụ Giáo dục trung học giải đáp.
- Ông Nguyễn Sỹ Đức (phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học): Đối với những HS không tốt nghiệp lần 2, chủ trương của bộ là tạo nhiều cơ hội cho các em lựa chọn để có thể tiếp tục học tập. Trước hết, nếu có nguyện vọng học lại, các em có thể đăng ký học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc đăng ký học dự thính tại các trường THPT những môn muốn học lại, các trường có trách nhiệm sắp xếp tạo điều kiện cho các em được học lại. Các em cũng có thể tự ôn tập tại nhà và đăng ký dự thi tốt nghiệp lại vào kỳ thi năm sau theo diện TS tự do. Ngoài ra, các em có thể dự tuyển vào học trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề (TCCN, DN)...
- Thứ trưởng Bành Tiến Long: Hướng động viên, khuyến khích những em không đỗ tốt nghiệp lần 2 đi học TCCN và DN là một hướng giải quyết tốt, theo tôi, rất nên phát huy để thực hiện phân luồng và phù hợp với năng lực, trình độ của các em. Nhưng đúng là đối với đối tượng này sẽ gặp vướng mắc. Bộ GD-ĐT sẽ chỉ đạo Vụ Giáo dục chuyên nghiệp nghiên cứu, thiết kế chương trình đào tạo phù hợp với đối tượng đã hoàn thành chương trình nhưng chưa đỗ tốt nghiệp THPT. Thời gian đào tạo sẽ được rút ngắn so với đầu vào chỉ tốt nghiệp THCS để đảm bảo quyền lợi cho HS, tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí của cả HS, nhà trường và xã hội. Chúng tôi sẽ xây dựng phương án cụ thể và xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ để sớm thực hiện...
- Thứ trưởng Bành Tiến Long: Việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp lần 2 là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Chủ trương này đã được Chính phủ ủng hộ và cho phép dùng tiền ngân sách để thực hiện khâu quan trọng và có lẽ tốn kém nhất là công tác thanh tra, kiểm tra. Trong kỳ thi lần 2, cả nước đã huy động 2.700 cán bộ, giảng viên các trường ĐH, CĐ làm công tác thanh tra thi, chi phí ước tính cần khoảng 4 tỉ đồng. Theo tôi, tiền của, công sức bỏ ra cho kỳ thi lần 2 là hoàn toàn xứng đáng.
Có thể chúng ta sẽ phải tiếp tục tổ chức kỳ thi lần 2 trong 2-3 năm tới nữa, “đến khi nào hết tình trạng HS ngồi “nhầm” lớp” - như Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân từng nhấn mạnh. Nhưng bộ sẽ phải rút kinh nghiệm để tổ chức tốt hơn.
Thanh Thương (Tổng hợp)
1. Số lượng thí sinh dự thi
Theo số liệu của Bộ GD-ĐT, số lượng thí sinh dự thi chính thức lần 2 chiếm tỷ lệ 93,12% (THPT 94,77%, bổ túc THPT 88,92%).
Ông Nguyễn An Ninh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng cũng khẳng định: theo đánh giá từ các hội đồng coi thi và dư luận giáo viên, học sinh, đề thi lần 2 (bao gồm cả tự luận và trắc nghiệm) có nội dung nằm trong chương trình. Công tác in sao đề thi, niêm phong đề đến từng phòng thi, vận chuyển đề thi đến các hội đồng coi thi ở tất cả các địa phương được thực hiện tuyệt đối an toàn.
2. Sẽ còn thi lần hai trong những năm tới
Tại cuộc họp báo, nhiều ý kiến băn khoăn từ phía báo chí xung quanh phương án 3 mà Bộ đưa ra. Theo thông lệ, đến tháng 3 Bộ mới công bố môn thi tốt nghiệp, trong trường hợp học sinh học dự thính được chọn môn theo ý thích nhưng năm sau môn học mà các em lựa chọn lại không thi thì xử lý như thế nào?
Hướng xử lý, giải quyết đối với những thí sinh (TS) không đỗ tốt nghiệp lần 2, có tiếp tục tổ chức kỳ thi tốt nghiệp lần 2 trong những năm tới nếu kỳ thi năm nay cho thấy thi lần 2 mang lại hiệu quả thấp... cùng một số vấn đề khác đã được ông Long cùng đại diện Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Thanh tra giáo dục, Vụ Giáo dục trung học giải đáp.
- Ông Nguyễn Sỹ Đức (phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học): Đối với những HS không tốt nghiệp lần 2, chủ trương của bộ là tạo nhiều cơ hội cho các em lựa chọn để có thể tiếp tục học tập. Trước hết, nếu có nguyện vọng học lại, các em có thể đăng ký học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc đăng ký học dự thính tại các trường THPT những môn muốn học lại, các trường có trách nhiệm sắp xếp tạo điều kiện cho các em được học lại. Các em cũng có thể tự ôn tập tại nhà và đăng ký dự thi tốt nghiệp lại vào kỳ thi năm sau theo diện TS tự do. Ngoài ra, các em có thể dự tuyển vào học trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề (TCCN, DN)...
- Thứ trưởng Bành Tiến Long: Hướng động viên, khuyến khích những em không đỗ tốt nghiệp lần 2 đi học TCCN và DN là một hướng giải quyết tốt, theo tôi, rất nên phát huy để thực hiện phân luồng và phù hợp với năng lực, trình độ của các em. Nhưng đúng là đối với đối tượng này sẽ gặp vướng mắc. Bộ GD-ĐT sẽ chỉ đạo Vụ Giáo dục chuyên nghiệp nghiên cứu, thiết kế chương trình đào tạo phù hợp với đối tượng đã hoàn thành chương trình nhưng chưa đỗ tốt nghiệp THPT. Thời gian đào tạo sẽ được rút ngắn so với đầu vào chỉ tốt nghiệp THCS để đảm bảo quyền lợi cho HS, tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí của cả HS, nhà trường và xã hội. Chúng tôi sẽ xây dựng phương án cụ thể và xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ để sớm thực hiện...
- Thứ trưởng Bành Tiến Long: Việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp lần 2 là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Chủ trương này đã được Chính phủ ủng hộ và cho phép dùng tiền ngân sách để thực hiện khâu quan trọng và có lẽ tốn kém nhất là công tác thanh tra, kiểm tra. Trong kỳ thi lần 2, cả nước đã huy động 2.700 cán bộ, giảng viên các trường ĐH, CĐ làm công tác thanh tra thi, chi phí ước tính cần khoảng 4 tỉ đồng. Theo tôi, tiền của, công sức bỏ ra cho kỳ thi lần 2 là hoàn toàn xứng đáng.
Có thể chúng ta sẽ phải tiếp tục tổ chức kỳ thi lần 2 trong 2-3 năm tới nữa, “đến khi nào hết tình trạng HS ngồi “nhầm” lớp” - như Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân từng nhấn mạnh. Nhưng bộ sẽ phải rút kinh nghiệm để tổ chức tốt hơn.
Thanh Thương (Tổng hợp)