Sử Xứ Nhu với cuộc khởi nghĩa năm 1930 ở Phú Thọ

G-11F

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng mười một 2018
301
136
61
19
Hà Nội
Trung học Cơ Sở Vạn Phúc
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xứ Nhu tên là Nguyễn Khắc Nhu quê ở Bắc Giang. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình Nho học có truyền thống yêu nước. Từ nhỏ ông đã được cha đẻ và thầy dạy hàng ngày kể cho nghe về những tấm gương anh hùng bất khuất của Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Trung Trực, Hoàng Diệu, những câu chuyện đó khắc sâu trong tâm khảm, củng cố thêm lòng yêu nước, chí căm thù giặc của ông.
Ông tìm đến Yên Thế ra mắt Đề Thám, song vì là một nho sinh trẻ tuổi chưa đủ độ chín nên không được tin dùng. Sau này mỗi khi kể lại chuyện cũ trong sự nuối tiếc, ông nói: “Tôi chưa từng được cầm một tên quân để đương đầu với kẻ thù”.
Hoàng Hoa Thám bị sát hại, cuộc khởi nghĩa Yên Thế thất bại. Muốn hoạt động chống giặc lúc đó phải tìm đến anh em binh sĩ người Việt trong hàng ngũ quân đội Pháp. Cuộc binh biến Thái Nguyên (1917) và cái “Tổ chức nhỏ” yêu nước của anh em binh lính và sĩ quan trong đồn Bắc Giang đã gợi mở cho ông con đường đó. Cái tổ chức nhỏ này lại có liên hệ mật thiết với Nam Đồng thư xã ở Hà Nội, họ đã ước hẹn cùng nhau khởi sự nhưng do sơ suất, thời cơ mất đi, cuộc bạo động không nổ ra được, song hai tổ chức này vẫn tồn tại, phát triển và ngày càng gắn bó với nhau; qua tổ chức nhỏ ở xứ Bắc Giang, Xứ Nhu đã đến với Nam Đồng Thư xã. Nam Đồng Thư xã là tiền thân của Việt Nam Quốc dân Đảng. Xứ Nhu đã có mặt ngay trong Hội nghị chuyển tổ chức Thư xã thành một đảng cách mạng.
Untitled-1-3.jpg
Xuất thân Nho học, ông không có quan niệm về Đảng như chúng ta được học về sau này (là đội tiên phong của một giai cấp), theo ông thì Đảng đại loại như là một cái hội kín bao gồm những người chung một chí hướng hợp sức lại với nhau để mưu cầu việc lớn.
Trước khi chuyển thành Việt Nam Quốc dân Đảng, Thư xã thực chất là một nhà xuất bản nhỏ do ba ông: Nhượng Tống (Hoàng Phạm Trân), Dật Công (Phạm Quế Lâm) và Phạm Tuấn Tài lập ra để in ấn những trước tác của họ; dịch và phát hành những sách báo tiến bộ của nước ngoài, nêu những tấm gương dũng cảm ngoan cường nhằm động viên tinh thần yêu nước của đồng bào.
Trụ sở của Thư xã đặt tại một căn gác nhỏ trong khu Nam Tràng bên bờ hồ Trúc Bạch, đây chính là nơi gặp gỡ trao đổi và kết nối những người cùng chính kiến; từ con số ba ban đầu Thư xã đã mở rộng thu hút thêm người (chủ yếu là thanh niên) yêu nước như Nguyễn Thái Học, Hồ Văn Mịch, Phó Đức Chính, Nguyễn Khắc Nhu v.v… trong đó có hai sinh viên là Nguyễn Thái Học (Cao đẳng thương mại) và Hồ Văn Mịch (Cao đẳng sư phạm) dọn đến ăn ở ngay tại trụ sở, họ trở thành những nhân vật thường trực đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền và phát triển lực lượng.
Từ ba nhân lên hàng chục, hàng trăm và hơn nữa, cái vỏ Nam Đồng Thư xã không chứa đựng nổi; vả lại sự hoạt động của Thư Xã cũng không tránh được sự dòm ngó, hăm dọa của kẻ thù. Muốn tồn tại thì phải có một tổ chức chặt chẽ hơn với một phương thức hoạt động thống nhất hợp lý, đó là lý do chuyển Thư Xã thành Việt Nam Quốc dân Đảng.
Qua bàn bạc trù bị, rất nhiều người muốn được tham dự Hội nghị nhưng do luật của bọn thực dân lúc đó, ban tổ chức chỉ triệu tập có 19 người (dưới 20) dù là họp kín nhưng cũng phải đề phòng những bất trắc xảy ra.
Với con số hạn hẹp đó, những người được triệu tập phải thực sự là đại biểu tiêu biểu, riêng với Xứ Nhu, ban tổ chức có phân vân vì ông là thành phần cựu học; tuổi đã cao lại từng trải qua nhiều hụt hẫng cay đắng nên có ý kiến cho rằng cứ thành lập Đảng xong xuôi rồi báo cho biết, nếu ưng thuận thì ông xin vào cũng chưa muộn, nhưng đa số cho rằng ngoài khí phách cao cường, ông còn có cái uy của vị đầu xứ. Ông đã trở thành một đại diện duy nhất của xứ Bắc Giang tham dự đại hội thành lập Đảng.
Đúng 8 giờ 30 tối Noen 25-12-1927, Hội nghị khai mạc tại nhà cụ cả Tân bên bờ hồ Bảy Mẫu Hà Nội. Đến dự Xứ Nhu vận quốc phục (áo gấm, khăn xếp) khiến ông vừa lạc lõng lại vừa nổi trội trong một tập thể hầu hết là thanh niên mặc lễ phục tân tiến.
Hội nghị nhất trí bầu Nguyễn Thái Học làm Chủ tịch và sau đó ông lại được bầu giữ chức Đảng trưởng. Mọi vấn đề đặt ra đều được bàn bạc thấu đáo rồi dùng hình thức biểu quyết. Quyết định theo đa số, có lẽ ở trong nước Việt Nam ta đây là lần đầu tiên xuất hiện (dù là manh nha) hình thức dân chủ đại nghị. Hai vấn đề thu hút sự chú ý được mọi người thảo luận sôi nổi là: Thứ nhất – Cứ duy trì Thư Xã hay thủ tiêu nó để lập một tổ chức cao hơn. Đại diện cho nhóm muốn giữ hình thức Thư Xã là Nhượng Tống. Ông nói gay gắt: “Nếu bỏ Thư Xã thì chôn các anh đi một thể”. Thái độ đó cũng dễ hiểu thôi vì ông là người lập ra Thư Xã, vả lại là người đọc nhiều, chịu ảnh hưởng khá sâu sắc chủ nghĩa cải lương của Khang Hữu Vi, và chủ nghĩa bất bạo động của Găngđi. Đại diện cho nhóm đòi xóa bỏ Thư Xã để thành lập tổ chức mới, người phát biểu đầu tiên là Trương Đình Bảo, nói dứt khoát: “Nên bỏ hẳn cái tính cách bè bạn đó đi”. Tuy ông được đa số ủng hộ, nhưng nhiều người vẫn còn phân vân chưa quyết. Xứ Nhu liền đứng lên xin phát biểu: Tôi xem các ông là những gương mặt dũng cảm hơn đời, mong có ngày cùng nhau mưu bàn việc lớn. Kết thúc, ông nhấn mạnh: “Đến hôm nay mới tính đến chuyện lập Đảng thật không phải là sớm vậy”. Hình ảnh, lời nói của ông thu phục mọi người, quyết định thành lập Đảng được thông qua nhanh chóng.
Thứ hai là vấn đề xác định mục đích của Đảng. Mục đích trực tiếp trước mắt là đánh đuổi giặc Pháp giành độc lập cho dân tộc, mọi người đều đồng ý thông qua nhưng khi bàn đến thiết lập thể chế quốc gia thì lại nảy sinh nhiều vấn đề rắc rối. Nhóm Nhượng Tống, Xứ Nhu chủ trương lập chế độ quân chủ lập hiến, nhóm Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính nhấn mạnh phải thiết lập chế độ dân chủ đại nghị, nhóm Lê Văn Phúc, Nguyễn Hồng Sơn muốn gắn vào chế độ dân chủ khái niệm cách mạng xã hội, cách mạng thế giới. Họ cho rằng trong thời đại hiện nay nếu chỉ làm cách mạng quốc gia là chật hẹp, mà phải tiến tới làm cách mạng thế giới mới là hợp thời, chí ít cũng phải làm cho Việt Nam trở thành tấm gương ở Đông Nam Á. Qua tranh luận thể chế quân chủ lập hiến bị loại bỏ ngay vì thực tế ai cũng thấy hầu hết các vua chúa đều hèn nhát hoặc hư vị (bù nhìn). Đối với cách mạng thế giới đa số đều cho rằng còn xa xôi mơ hồ, nhưng do được Xứ Nhu ủng hộ sau khi từ bỏ quan điểm cũ (quân chủ lập hiến), tiến sang ủng hộ quan điểm trước làm cách mạng quốc gia sau làm cách mạng thế giới, nên quan điểm này như có sự hấp dẫn mạnh mẽ. Ý kiến của ông lại được Hội nghị đồng ý thông qua. Nhưng khái niệm sau làm cách mạng thế giới của Việt Nam Quốc dân Đảng khác với tinh thần quốc tế vô sản của Các Mác. Quốc tế như họ nói là mở rộng khái niệm quốc gia… đem sức ta ra giúp các nước bạn bè cùng cảnh ngộ.
Thế là từ lòng yêu nước, Xứ Nhu trở thành một thành viên tham gia sáng lập Đảng Việt Nam Quốc dân Đảng và do những đóng góp rất có ý nghĩa của mình, ông nhanh chóng trở thành một yếu nhân của Đảng này.
nguồn: xuanay.vn
 
Top Bottom