Xóa tên Thể Công khỏi bản đồ bóng đá VN

R

rooney_cool

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

(VTC News) - Sáng ngày 25/9/2009, Bộ Quốc phòng đã ký duyệt quyết định xóa sổ cái tên Thể Công khỏi đội bóng lính sau đúng 55 năm tồn tại.



Sự yếu kém trong cách quản lý những năm gần đây, nhất là mùa giải vừa qua đã khiến hình ảnh đội bóng đá giàu truyền thống nhất Việt Nam bị phai mờ một cách tệ hại. Chứng kiến trong mùa giải qua, không ít lần các cổ động viên Thể Công đã tỏ sự quay lưng lại bằng những phản ứng dự dội trên khán đài về thái độ thi đấu của các cầu thủ đội bóng lính.

Thể Công thực sự là một tượng đài của bóng đá Việt Nam, nhưng bây giờ... (Ảnh: Quang Minh)

Không những mất đi hình ảnh vốn có của đội bóng ngành quân đội, Thể Công trong năm qua còn "đốt" đến hơn 70 tỷ tiền đầu tư để cuối cùng thu về vị trí thứ 9 trên BXH của mùa giải. Đây chính là những nguyên nhân quan trọng khiến cho Bộ Quốc phòng đặt bút ký xóa tên Thể Công.


Từ nay, đội bóng ngành quân đội sẽ được chuyển giao cho Tổng Công ty Viễn thông quân đội (Viettel) quản lý, song việc cái tến Thể Công mất đi thực sự là một điều vô cùng đáng tiếc. Tên mới của đội bóng vẫn chưa được xác định.

CLB bóng đá Thể Công được thành lập ngày 23/9/1954 theo chỉ định của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (lúc đó là Đại tướng Nguyễn Chí Thanh). Thể Công vốn là tên viết tắt của cụm từ "Thể dục thể thao công tác đội”.



Thể Công là CLB giàu truyền thông nhất Việt Nam với 6 chức vô địch quốc gia và 13 lần vô địch giải hạng A miền Bắc. CLB luôn là nơi sản sinh ra nhiều thế hệ cầu thủ tài năng cho bóng đá Việt Nam cũng như khu vực.



Năm 2004 Thể Công lần đầu tiên xuống hạng sau khi xếp vị trí thứ 11 trên BXH của V.League. Đây được coi là dấu trầm trong suốt chiều dài lịch sử 50 năm tồn tại của CLB lúc bấy giờ.



Trở lại V.League 2006 và trải qua được 3 mùa thi đấu tại sân chơi lớn nhất làng bóng đá quộc nội. 2 ngày sau khi kỷ niệm 55 năm thành lập đội bóng, cái tên Thể Công đã bị xóa sổ khỏi bản đồ bóng đá Việt Nam.



Hà Thành
 
B

banhuyentrang123

sao gì mà kỳ thị sớm thế mới quay lại giải quốc gia thì từ từ hẵng để cho đội bóng khẳng định lại mình và bắt nhịp lại chứ sau mùa giải đã ký quyết định xoá tên đội bóng đúng là các vị lãnh đạo đội bóng của thể công
 
S

sportguy

Chiếc áo và thầy tu.

Become a Fan on Facebook & Twitter

Chiếc áo và thầy tu.

(webthethao.vn)-“Chiếc áo không thể làm nên thầy tu” – đó là câu ngạn ngữ gần như đúng của người xưa, tuy nhiên đặt ngược lại vấn đề, nếu thầy tu thay vì mặc áo cà sa lại bận bộ com – lê sang trọng hay chơi hẳn một bộ đồ hip –hop để tu hành thì trông sẽ như thế nào ?

Cái tin Bộ Quốc Phòng chính thức xóa tên Thể Công khỏi bản đồ bóng đá Việt Nam thực sự gây sốc với rất nhiều người. “Sốc” bởi cái tên Thể Công đã ăn vào máu vào thịt biết bao thế hệ người Việt Nam suốt những năm qua, đó không chỉ đơn thuần là niềm tự hào của riêng ngành thể thao quân đội mà nó còn mang tính quần chúng từ bắc chí nam và được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.



ImageView_aspx.jpg

Niềm tự hào ấy bây giờ đã không còn nữa
Vì thế, việc Thể Công bị xóa sổ không khỏi khiến nhiều người bàng hoàng, thậm chí đau lòng khi một tượng đài thực sự của bóng đá suốt nửa thế kỷ chính thức bị sụp đỗ. Tuy nhiên, đó lại là một hệ quả tất yếu của một công cuộc mà người ta vẫn gọi là “chuyên nghiệp hóa” bóng đá.


Thực tế thì Thể Công những năm gần đây đã không còn là “những chiến sỹ” đá bóng nữa, khi được chuyển đổi gần như hoàn toàn theo mô hình bóng đá chuyên nghiệp với “bầu sữa” tưởng chừng như không bao giờ cạn của Viettel – một doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng. Điều này cũng có nghĩa ngoài cái tên Thể Công ra thì đội bóng cũng chẳng còn liên can gì đến ngành thể thao quân đội cả, toàn bộ sự quản lý – điều hành đều một tay Viettel lo liệu cả.


Tuy nhiên, một khi cái tên Thể Công bị xóa bỏ thì coi như tất cả đều chấm dứt, liệu những người hâm mộ đội bóng quân đội bấy lâu nay có chấp nhận được sự thật này để rồi tiếp tục giành những tình cảm cho đội bóng mà tiền thân là Thể Công bây giờ “tuốt tuồn tuật” đều là của doanh nghiệp ?


Khó lắm. Bởi nó khác rất nhiều với việc đổi tên Cảng Sài Gòn thành Tp.HCM, người Sài Gòn dù không còn đội bóng Cảng năm nào họ vẫn có niềm tự hào của đội bóng mang tên thành phố, còn những người yêu đội bóng áo lính họ lấy gì ra đây để mà hoài niệm về truyền thống của mình khi mà cả xác lẫn hồn đều không thuộc về màu áo lính.


Nói vậy mới thấy viễn cảnh của đội bóng mang xác của Thể Công những năm tới sẽ như thế nào. Nguy cơ tàn đàn rã đám là điều hiện hữu, hoặc giả như Viettel có mạnh tay đổ nhiều tiền, nhiều của vào đội bóng thì liệu họ có mua lại được lượng khán giả đã gắn bó bao năm với cái tên Thể Công hay chỉ lèo tèo một vài công nhân viên của Viettel đến xem bóng đá ?


Trở lại vấn đề chiếc áo và thầy tu. Dù rằng chiếc áo có thể không làm nên nổi một thầy tu , nhưng chắc chắn nếu người tu sỹ muốn hành đạo thì điều bắt buộc là phải có áo cà sa để mặc.

NĐT


trans.gif
TIN KHÁC
trans.gif
trans.gif
trans.gif
arrow_trang.gif
Calisto và triết lý "2 trong 1"
trans.gif
trans.gif
arrow_trang.gif
Công Vinh muốn về nước: Lính nhớ rừng
trans.gif
trans.gif
arrow_trang.gif
NS.Đức Trung: “Sẽ thành lập hội CĐV Việt Nam”
trans.gif
trans.gif
arrow_trang.gif
10 ngày ở Côn Minh
trans.gif
trans.gif
arrow_trang.gif
Cái bóng của người Thái
trans.gif
trans.gif
arrow_trang.gif
Chuyện Vinh ở Bồ
trans.gif
trans.gif
arrow_trang.gif
Khi ông "Tô" cay mũi trước người Thái
trans.gif
trans.gif
arrow_trang.gif
ĐT U23 Việt Nam và những nổi lo còn hiện hữu
trans.gif
trans.gif
arrow_trang.gif
Người khách trọ trong ngôi nhà cũ
trans.gif
trans.gif
arrow_trang.gif
Hà Minh Tuấn – cơn gió mới của ĐT U23
 
R

rooney_cool

Đây là đội bóng yêu thích đầu tiên của tôi :(. Xem Thể Công đá từ hồi còn nhà trẻ.
 
Top Bottom