Xin lỗi vì tớ quá Ngu lí mà thứ 2(9/12) la tớ nộp bài rồi

N

nguyenhuutinh321

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Hai quả cầu trên mặt phẳng ngang, quả 1 chuyển động với vận tốc 4m/s đến va chạm vào quả cầu hai đang nằm yên. Sau va chạm hai quả cầu cùng chuyển động theo hướng cũ của quả cầu một với vận tốc 2m/s. Tìm tỉ số khối lượng của 2 quả cầu?
Bài 2: Hai vật cách nhau 8cm thì lực hút giữa chúng là F = 125.25*10^-9 N. Tính khối lượng quả cầu trong các trường hợp:
a) Hai vật có khối lượng bằng nhau
b) Khối lượng tổng cộng của hai vật là 8 kg
Bài 3: Từ độ cao 20m so với mặt đất, một vật được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu 10m/s. cho g = 10m/s^2, bỏ qua ma sát tính:
a) Thời gian chuyển động
b) Tầm xa của vật
c) Vận tốc của vật khi chạm đất
Bài 4: Từ độ cao 7.5m một quả cầu được ném xiên góc 45 độ so với phương nằm ngang với vận tốc ban đầu. Viết phương trình quỹ đạo của quả cầu và cho biết quả cầu chạm đất ở vị trí nào?
Bài 5: Từ đỉnh tháp người ta ném một vật theo phương ngang với vận tốc đầu là Vo=12m/s, biết rằng điểm chạm đất cách chân tháp 36m. Bỏ qua ma sát, cho g = 10m/s^2
a) viết phương trình quỹ đạo
b) Tính thời gian chuyển động của vật
c) Tính Chiều cao của tháp
 
G

goodgirla1city

Bài 3: Từ độ cao 20m so với mặt đất, một vật được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu 10m/s. cho g = 10m/s^2, bỏ qua ma sát tính:
a) Thời gian chuyển động
b) Tầm xa của vật
c) Vận tốc của vật khi chạm đất

a) ÁP dụng công thức: $t=\sqrt{\frac{2h}{g}}$

$t=\sqrt{\frac{2h}{g}}=\sqrt{\frac{2.20}{10}}=4s$

b) $L=v_0.t=10.4=40m$

c)Do $t=4s$

=> $v_{đất}=\sqrt{v_0^2+(gt)^2}=\sqrt{100+1600}=10.\sqrt{17}(m/s)$


Bài 4: Từ độ cao 7.5m một quả cầu được ném xiên góc 45 độ so với phương nằm ngang với vận tốc ban đầu. Viết phương trình quỹ đạo của quả cầu và cho biết quả cầu chạm đất ở vị trí nào?

Phương trình quỹ đạo của vật:

$y=-\frac{g.x^2}{2.v_0^2.cos^2\alpha}+tan\alpha.x$

Từ đó suy ra được:

Giả sử vật chạm đất tại C:

$L=\frac{2.v_0^2.sin\alpha.cos\alpha}{g}$

Thay số vào là ra kết quả :)


Bài 5: Từ đỉnh tháp người ta ném một vật theo phương ngang với vận tốc đầu là Vo=12m/s, biết rằng điểm chạm đất cách chân tháp 36m. Bỏ qua ma sát, cho g = 10m/s^2
a) viết phương trình quỹ đạo
b) Tính thời gian chuyển động của vật
c) Tính Chiều cao của tháp

a) Phương trình quỹ đạo của vật ném ngang:

$y=\frac{g.X^2}{2.v_0^2}$ (Quỹ đạo có hình parabol có bề lõm quay xuống)

b) Sử dụng công thức:

$L=36m$

$L=v_0.t$

$t=\frac{L}{v_0}$

c)$L=v_0.\sqrt{\frac{2h}{g}}$

$h=?$

Do ném vật từ đỉnh tháp h= chiều cao của tháp


Bài 2: Hai vật cách nhau 8cm thì lực hút giữa chúng là F = 125.25*10^-9 N. Tính khối lượng quả cầu trong các trường hợp:
a) Hai vật có khối lượng bằng nhau
b) Khối lượng tổng cộng của hai vật là 8 kg

a) $r=0,08m$

$Fhd=\frac{G.m1.m2}{r^2}$

Do $m1=m2$; $Fhd=125,25.10^{-9}$

=>$Fhd=\frac{G.m1^2}{0,08^2}$

=>$m1=\sqrt{\frac{125,25.10^{-9}}{6,4.10^{-3}}}=m2$

b)Có: $m1=8-m2 (kg)$

Tương tự câu a
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenhuutinh321

tớ ý kiến bài 2 bạn làm sai rùi nhé !!

Thật ra khoảng cách 2 vật là bán kính 8cm=d=0.08m ( d là đường kính ) => r=0.04m ( r là bán kính )
ta có m1=m2. Áp dụng định luật vạn vật hấp dẫn
Fhd = (G*m1*m2) : R^2 = (G*m1^2) : R2 => m1 = căn(125.25*10^-9*0.04^2) : 6.67*10^-11 xấp xĩ bằng 1.7 kg
còn câu b như bạn nói tương tự câu a nhưng đổi lại bán kính 0.04m là được và m2 = 8 - m1:)
Nhưng tớ cám ơn bạn nhiều nhé đã cố gắng giúp tớ nhiều ^^
 
Last edited by a moderator:
L

leducchung98bsth

binh luan

vang thua nguyen huu tinh 321 ban noi hay qua ko the chap nahn dc

bai tap nay coi vat la chat diem thoi ban co hieu ko ma ba0 ban kia lam sai
 
Top Bottom