N
nghagiang


Ừ nhỉ, thì cứ ngồi, nói hết chuyện trên trời dưới đất mà chẳng mấy ai đối diện nhau bằng những câu hỏi. Có lẽ, bản chất của mọi cuộc tụ tập đều xoay quanh sự rảnh rỗi, hoặc chạy trốn Stress. Đứa ở Hà nội vào la oai oái cái thời tiết Sài gòn. Đứa đồng nghiệp thì cau có về cái ông biên tập người Huế, vừa dốt vừa nhiều chuyện, vừa nịnh cấp trên vừa chèn phóng viên, mà tác phong lăng xăng chả giống ai. Đứa bạn doanh nghiệp thì bứt rứt về bản hợp đồng, vân vân và vân vân...
Tất cả đều kể lể, kêu la trong một sự rảnh rỗi. Hay đơn giản hơn, không thể làm gì để thay đổi.
Thôi, mặc những chuyên gia "nhiều chuyện học", hắn ra 3 câu hỏi. Lúc đầu hắn cũng muốn giải tán "đám đông" than khóc giữa cái thời buổi đầu ai cũng nặng trĩu như chì bởi những thứ không đâu. Nhưng rồi tự dưng hắn thầy cần bắt nhịp.
- Câu hỏi 1: Bạn làm gì khi bạn đang có 1 triệu USD ( khoảng hơn 17 tỷ VND)?
- Câu hỏi 2: Nếu bạn không còn bận tâ về tiền, mà thời gian lại hoàn toàn rảnh rỗi, bạn sẽ làm gì?
- Câu hỏi 3: Bạn sẽ làm gì nếu biết được trong vòng 60 ngày nữa, bạn sẽ lìa xa cõi đời?
Những khuôn mặt đăm chiêu suy nghĩ cũng có, ung dung tự tại cũng có, và cười nửa mệng cũng có. Mỗi tính cách mỗi đáp án. Ba câu hỏi trở thành một bữa tiệc nghiêm trọng về lối sống. Những ly cà phê bắt đầu phát huy sở trường.
V.T.N, một kiến trúc sư tạm coi là giỏi, đi lên từ quê mùa, luôn có câu tuyên ngôn là không sống chung với nghèo đói bằng giọng Quảng Bình đơn đớt. Anh ta giành phần trả lời đầu tiên:
Câu 1: Tôi sẽ biếng những gì tôi vẽ trên giấy thanh tác phẩm ngoài đời. Với mong mỏi, để lại những tác phẩm kiên trúc cho đời.
Câu 2: Tôi sẽ đi du lịch, sống lênh đênh trên biển. Tôi yêu biển.
Câu 3: Tôi sẽ thiết kế một cái quan tài để khi tiễn tôi đi, người ta vẫn thán phục rằng, cái sự chết này là điều đáng thương đáng tiếc.
Hạnh, một cô gái thích hoạt động từ thiện và có trái tim đa cảm, thì nhẹ nhàng hơn:
Câu 1: Tôi sẽ dành phần lớn làm từ thiện.
Câu 2: Sẽ dạy kỹ năng sống cho trẻ mồ côi và trẻ đường phố.
Câu 3: Sống những ngày cuối đời với những bệnh nhân AIDS.
Toàn, anh nhà báo nóng tính nhưng tốt bụng, người ghét cái thói rởm đời của tay biên tập người Huế:
Câu 1: Tôi sẽ xây cho ba mẹ tôi ở quê một ngôi nhà và dành ít tiền cho các cụ an dưỡng tuổi già.
Câu 2: Tôi sẽ đi du lịch vòng quanh thế giới.
Câu 3: Sẽ về quê tận hưởng những ngày trong trẻo như tuổi thơ đã có.
Phong thì khác nữa. Anh chàng to cao đẹp trai có cái cằm quả lê, tai Phật, chọn con đường tu hành chp phần đời còn lại thì từ tốn:
Câu 1: Xây một ngồi chùa cho mình. Còn một ít lo cho ba mẹ ở quê được sống đầy đủ tuổi già.
Câu 2: Tập trung hết vào việc tụng kinh niệm Phật.
Câu 3: Nhập thất cho đến ngày cuối cùng.
Nhưng Quang, người tốt bụng và thường giấu những yêu thương và quan tâm dành cho người khác, lại làm mọi người chưng hửng:
Câu 1: Chẳng bao giờ tôi có số tiền đó nên chưa nghĩ ra sẽ phải làm gì.
Câu 2: Đi du lịch châu Âu và châu Mỹ.
Câu 3: Chết trước chứ không chờ đến ngày thứ 60.
"Nốt trầm" của cuộc vui, là một anh chàng rất khó hiểu, cũng lên tiếng:
Câu 1: Sẽ tìm những ân nhân trong đời để báo ân.
Câu 2: Đọc sách.
Câu 3: Sẽ tìm những người thân yêu để nói một bí mật đào sâu chôn chặt của đời mình.
6 con người, 6 sự lựa chọn. Những khuôn mặt như được bày ra trên một bàn tiệc nhân phẩm. Kẻ háo danh cho đến phút cuối đời; Kẻ lương thện cho đến ngày từ giã; Kẻ đau đáu tuổi thơ và muốn tìm quá khứ bằng tiền và thời gian rỗi; Kẻ lại như không quan tâm gì đến ba thứ kia, vẫn mải miết theo con đường đã chọn; Kẻ vô tâm với chính mình, dù câu trả lời có phần đùa cợt; Kẻ muốn sống thật với mình nhất lúc sắp ra đi...
Thực tế 3 câu hỏi trên nói về 3 thứ quý nhất của một đời người: Tiền, thời gian và Sức khỏe. Người tham tiền, kẻ cần thời gian , người cần sức khỏe. Thanh niên Việt Nam đang rất cần tiền, quá dư từa thời gian và chưa quan tâm đến sức khỏ. Kết luận vậy có thể là chưa chính xác, nhưng giữa bộn bề, nếu cầm trên tay 3 câu hỏi trên, sẽ là những câu trả lời xoay quanh những mong muốn mà thôi.
Bạn cần nói cho ai đó một bí mật? Bạn cần tiền để làm một điều gì đó như báo ân hay xây dựng một công trình là của mình? Bận cần thời gian để đọc sách? Những cái đó, nếu bạn muốn, bạn vẫn làm được khi bạn chưa phải đặt mình trong ba câu hỏi trên.
Không lẽ, cho đến khi cuối đời bạn mới cần ai đó để quan tâm chia sẻ? Cần khi có tiền bạc mới thực sự báo ân? Cần khi có triệu đô mới xây cho ba mẹ được ngôi nhà? Tại sao bạn không làm đi, khi bạn chưa có một số tiền quá lớn như thế, chưa có một khoảng thời gian rảnh rỗi như thế và một sức khỏe chưa đặt bên bờ vực của sự tuyết vọng đến thế?
Điều quan trọng, bạn biết bạn là ai, và sẽ làm được những gì. giống như nhà sư "tương lai" kia vậy. Dù có thế nào, anh ta vẫn một con đường... Hãy tìm cho mình một con đường của chính mình để rồi đi đến đâu, bạn sẽ không thấy phải vội vàng với những gì phía trước và không thầy ân hận nếu bạn ngoảnh lại...
Còn bạn sẽ trả lời ra sao, chia sẻ với tôi nhé!
Tất cả đều kể lể, kêu la trong một sự rảnh rỗi. Hay đơn giản hơn, không thể làm gì để thay đổi.
Thôi, mặc những chuyên gia "nhiều chuyện học", hắn ra 3 câu hỏi. Lúc đầu hắn cũng muốn giải tán "đám đông" than khóc giữa cái thời buổi đầu ai cũng nặng trĩu như chì bởi những thứ không đâu. Nhưng rồi tự dưng hắn thầy cần bắt nhịp.
- Câu hỏi 1: Bạn làm gì khi bạn đang có 1 triệu USD ( khoảng hơn 17 tỷ VND)?
- Câu hỏi 2: Nếu bạn không còn bận tâ về tiền, mà thời gian lại hoàn toàn rảnh rỗi, bạn sẽ làm gì?
- Câu hỏi 3: Bạn sẽ làm gì nếu biết được trong vòng 60 ngày nữa, bạn sẽ lìa xa cõi đời?
Những khuôn mặt đăm chiêu suy nghĩ cũng có, ung dung tự tại cũng có, và cười nửa mệng cũng có. Mỗi tính cách mỗi đáp án. Ba câu hỏi trở thành một bữa tiệc nghiêm trọng về lối sống. Những ly cà phê bắt đầu phát huy sở trường.
V.T.N, một kiến trúc sư tạm coi là giỏi, đi lên từ quê mùa, luôn có câu tuyên ngôn là không sống chung với nghèo đói bằng giọng Quảng Bình đơn đớt. Anh ta giành phần trả lời đầu tiên:
Câu 1: Tôi sẽ biếng những gì tôi vẽ trên giấy thanh tác phẩm ngoài đời. Với mong mỏi, để lại những tác phẩm kiên trúc cho đời.
Câu 2: Tôi sẽ đi du lịch, sống lênh đênh trên biển. Tôi yêu biển.
Câu 3: Tôi sẽ thiết kế một cái quan tài để khi tiễn tôi đi, người ta vẫn thán phục rằng, cái sự chết này là điều đáng thương đáng tiếc.
Hạnh, một cô gái thích hoạt động từ thiện và có trái tim đa cảm, thì nhẹ nhàng hơn:
Câu 1: Tôi sẽ dành phần lớn làm từ thiện.
Câu 2: Sẽ dạy kỹ năng sống cho trẻ mồ côi và trẻ đường phố.
Câu 3: Sống những ngày cuối đời với những bệnh nhân AIDS.
Toàn, anh nhà báo nóng tính nhưng tốt bụng, người ghét cái thói rởm đời của tay biên tập người Huế:
Câu 1: Tôi sẽ xây cho ba mẹ tôi ở quê một ngôi nhà và dành ít tiền cho các cụ an dưỡng tuổi già.
Câu 2: Tôi sẽ đi du lịch vòng quanh thế giới.
Câu 3: Sẽ về quê tận hưởng những ngày trong trẻo như tuổi thơ đã có.
Phong thì khác nữa. Anh chàng to cao đẹp trai có cái cằm quả lê, tai Phật, chọn con đường tu hành chp phần đời còn lại thì từ tốn:
Câu 1: Xây một ngồi chùa cho mình. Còn một ít lo cho ba mẹ ở quê được sống đầy đủ tuổi già.
Câu 2: Tập trung hết vào việc tụng kinh niệm Phật.
Câu 3: Nhập thất cho đến ngày cuối cùng.
Nhưng Quang, người tốt bụng và thường giấu những yêu thương và quan tâm dành cho người khác, lại làm mọi người chưng hửng:
Câu 1: Chẳng bao giờ tôi có số tiền đó nên chưa nghĩ ra sẽ phải làm gì.
Câu 2: Đi du lịch châu Âu và châu Mỹ.
Câu 3: Chết trước chứ không chờ đến ngày thứ 60.
"Nốt trầm" của cuộc vui, là một anh chàng rất khó hiểu, cũng lên tiếng:
Câu 1: Sẽ tìm những ân nhân trong đời để báo ân.
Câu 2: Đọc sách.
Câu 3: Sẽ tìm những người thân yêu để nói một bí mật đào sâu chôn chặt của đời mình.
6 con người, 6 sự lựa chọn. Những khuôn mặt như được bày ra trên một bàn tiệc nhân phẩm. Kẻ háo danh cho đến phút cuối đời; Kẻ lương thện cho đến ngày từ giã; Kẻ đau đáu tuổi thơ và muốn tìm quá khứ bằng tiền và thời gian rỗi; Kẻ lại như không quan tâm gì đến ba thứ kia, vẫn mải miết theo con đường đã chọn; Kẻ vô tâm với chính mình, dù câu trả lời có phần đùa cợt; Kẻ muốn sống thật với mình nhất lúc sắp ra đi...
Thực tế 3 câu hỏi trên nói về 3 thứ quý nhất của một đời người: Tiền, thời gian và Sức khỏe. Người tham tiền, kẻ cần thời gian , người cần sức khỏe. Thanh niên Việt Nam đang rất cần tiền, quá dư từa thời gian và chưa quan tâm đến sức khỏ. Kết luận vậy có thể là chưa chính xác, nhưng giữa bộn bề, nếu cầm trên tay 3 câu hỏi trên, sẽ là những câu trả lời xoay quanh những mong muốn mà thôi.
Bạn cần nói cho ai đó một bí mật? Bạn cần tiền để làm một điều gì đó như báo ân hay xây dựng một công trình là của mình? Bận cần thời gian để đọc sách? Những cái đó, nếu bạn muốn, bạn vẫn làm được khi bạn chưa phải đặt mình trong ba câu hỏi trên.
Không lẽ, cho đến khi cuối đời bạn mới cần ai đó để quan tâm chia sẻ? Cần khi có tiền bạc mới thực sự báo ân? Cần khi có triệu đô mới xây cho ba mẹ được ngôi nhà? Tại sao bạn không làm đi, khi bạn chưa có một số tiền quá lớn như thế, chưa có một khoảng thời gian rảnh rỗi như thế và một sức khỏe chưa đặt bên bờ vực của sự tuyết vọng đến thế?
Điều quan trọng, bạn biết bạn là ai, và sẽ làm được những gì. giống như nhà sư "tương lai" kia vậy. Dù có thế nào, anh ta vẫn một con đường... Hãy tìm cho mình một con đường của chính mình để rồi đi đến đâu, bạn sẽ không thấy phải vội vàng với những gì phía trước và không thầy ân hận nếu bạn ngoảnh lại...
Còn bạn sẽ trả lời ra sao, chia sẻ với tôi nhé!