xin cho em một bài văn( hoặc dàn ý ) chủ đề là Thất Bại Là Mẹ Thành Công

S

stary

Đề: Hãy giải thích ý nghĩ của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công
I/MB:
- Giới thiệu vấn đề: Thất bại là mẹ thành công
Trong cuộc sống mấy ai ko từng gặp thất bại. Có những người không thể tự đứng lên sau mỗi lần vấp ngã của chính bản thân mình. Để khuyên nhủ, động viên, nhắc nhở, tục ngữ có câu:"Thất bại là mẹ thành công"
II/TB:
1. Giải thích:
- Giải thích nghĩa đen của luận điểm:"Ngừơi mẹ"
- Giải thích nghĩa bóng của luận điểm:
* Trong cuộc đời ai ko từng vấp ngã, cho VD từ chính bản thân mình
* Thái độ của mỗi người khi vấp ngã: Có người bỏ cuộc như con chim sâu khi trúng tên thì sợ cây cung... Có người sau thất bại, người ta sẽ rút ra đựơc những kinh nghiệm quí báu để ko còn thất bại nữa. Cho VD.
2. Những tấm gương vượt qua thất bại của bản thân để thành công:
- Mạc Đĩnh Chi với ngọn đèn đom đóm
- Thần Siêu: Tấm gương luyện chữ của Nguyễn Văn Siêu
- Niutơn, Lui Paxtơ...
III/KB:
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề
- Bài học cho bản thân: Vậy xin chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn không thể tự đứng dậy sau mỗi vấp ngã của chính mình...
 
N

ninjathinh

cảm ơn bạn đã gửi bài viết cho mình mình đã thank bạn rùi nha!!:)>-:D:D:D:D
 
M

matrungduc10c2

Hì hì...! mình học văn tệ lém nha,nhưng cố giúp bạn thử xem sao.
MB:giới thiệu về chủ đề 1 cách khéo léo (vdụ:Trong cuộc sống thì chẳng ai hoàn hảo hết,có người hay,có người giở.Có thành công thì củng có thất bại ,nhưng sau nhửng lần ấy thì chúng ta có học được gì hay ko thì đó mới là wan trọng nhất....)
TB: Phân tích theo từng khía cạnh(xã hội,cuộc sống...)
Lấy ví dụ minh hoạ (cái này là wan trọng của bài văn nè,bạn có thể lấy từ bản thân mình lun cho hem đụng hàng..:D )
+Kinh nghiệm sau mổi lần thất bại (cần cố gắng hơn nửa,quyết sẽ ko có lần thứ 2...)
+Nhận xét của bản thân...
KB:Nêu cảm nghỉ chung về câu ''Thất bại..." (hay,thực tiển...).
Mình "rà" lém, Mong bạn thông cảm nha.Chúc bạn thành công...!;)
 
N

ninjathinh

thấy bạn học văn giỏi mà (giỏi hơn tui )cảm ơn bạn đã trả lời tui
 
S

stary

Vào những năm 1950, anh em nhà Jacuzzi đã phát minh ra một loại bồn tắm thủy lực có tác dụng massage rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị cho những người mắc chứng bệnh viêm khớp.

Lý do đơn giản là Zacuzzi đã sai lầm trong khâu xác định đối tượng khách hàng. Bởi vì, rất ít người mắc chứng bệnh này lại có đủ tiền để mua được một vật đắt giá như vậy. Vậy nên, phát minh của anh em nhà Jacuzzi đã nằm im trong kho cho đến khi họ chợt nghĩ rằng: tại sao không biến sản phẩm này trở thành một chủng loại hàng hóa xa xỉ dành cho những ai lắm tiền, nhiều của.

Ý tưởng của họ đã thành công đến mức ngày nay thương hiệu bồn tắm massage thuỷ lực (Jacuzzi) đã trở nên quá nổi tiếng trên thế giới. Và nếu như nhà sản xuất vẫn cứ quảng cáo rằng bồn tắm Jacuzzi cung cấp phương pháp chữa trị thủy liệu vượt trội thì khách hàng sẽ thấy ít hấp dẫn hơn khi nghe Jacuzzi đem đến sự thư giãn tuyệt vời.

Công ty Motor Honda của Nhật, năm 1959 đã quyết định đem sản phẩm Honda tiết kiệm năng lượng thâm nhập vào thị trường Mỹ. Nhưng họ đã thất bại liên tiếp và học được một bài học đắt giá rằng không thể khiên cưỡng đưa một sản phẩm vào thị trường mà không nghiên cứu kỹ đặc điểm của thị trường đó.

Bởi vì, loại Honda tiết kiệm năng lượng rất thích hợp trên các vùng ngoại ô Tokyo, không được chào đón ở Mỹ, nơi mà đường sá rộng rãi, thẳng tăm tắp với nhiều làn đường. Từ thất bại đó, họ mới nghĩ ra việc đưa loại xe máy phân khối lớn sang thị trường này và sản phẩm này đã trở nên rất thông dụng ở đây.

Soichiro Honda, người sáng lập ra hãng Honda đã nói rằng: “Nhiều người mơ ước mình sẽ thành công. Nhưng hẳn ít người hiểu rằng thành công chỉ có thể đến với bạn sau rất nhiều thất bại liên tiếp và sự tự xem xét nội quan. Thành công chỉ đại diện cho số 1% kết quả công việc mà bạn đạt được từ 99% khác được gọi là sự thất bại”.

Để phát triển khái niệm những lợi ích của sự thất bại, Trường đại học Penn State đã có một khóa học cho những sinh viên sắp ra trường gọi là “Thất bại 101”. Sinh viên có thể gặp những rủi ro khi làm thí nghiệm. Và càng gặp nhiều thất bại, họ sẽ càng nhành chóng lấy được chứng chỉ loại A.

Bạn có thể kể đến rất nhiều sự thành công lớn lao khác được khởi nguồn từ sự thất bại. Columbus đã thất bại khi ông bắt đầu lên đường để tìm một con đường mới đến Ấn Độ. Thay vì tìm được con đường đó, ông ta lại tìm ra châu Mỹ (và bởi vì ông ta nghĩ đó là Ấn Độ nên đã gọi vùng đất này là quê hương của Ấn Độ).

Rượu sâm-banh do một thầy tu tên là Dom Perignon phát minh ra sau khi nếm thử một chai rượu bỗng nhiên bị nhiễm khuẩn và lên men.

Tập đoàn 3M đã phát minh ra keo dán, đã từng vấp phải thất bại khi sản xuất ra thứ không dính được. Nhưng nó lại trở thành nguồn gốc cho ý tưởng phát minh ra giấy sticker sau này trở nên rất thành công.

Các nhà khoa học tại Tập đoàn dược phẩm Pfizer đã thử nghiệm một loại thuốc có tên là Viagra để làm giảm những cơn cao huyết áp. Những người đàn ông trong nhóm thử nghiệm đã báo cáo kết quả cho thấy thử nghiệm không làm giảm huyết áp mà lại mang đến cho họ một lợi ích khác.

Các nhà sản xuất Pfizer đã tiến hành điều tra xem cái lợi ích mà những người đàn ông đó đã bí mật không nói ra là gì và phát hiện ra loại thuốc này có tác động tạo ra hưng phấn tình dục ở họ. Viagra trở thành một trong số những thất bại thành công nhất của mọi thời đại.

Thậm chí, nếu thất bại không trực tiếp mang đến sự thành công, thì nó cũng có thể được xem như bạn đã bước một bước trên con đường đi đến sự thành công. Thái độ của nhà bác học nổi tiếng Edison đối với sự thất bại rất đặc biệt và hữu ích với bạn. Khi được hỏi tại sao ông lại có nhiều thí nghiệm thất bại đến như vậy, ông đã giải thích rằng, đó không phải là thất bại. “Đó là tôi đang khám phá ra một phương pháp nhưng nó chưa làm việc”.
 
S

stary

Trong kinh doanh, cũng như trong thể thao, chính trị và nghệ thuật, nhiều nhà lãnh đạo nỗi lạc và có tầm ảnh hưởng lớn nhất đều từng có một lịch sử thất bại. Nhà sản xuất xe hơi Henry Ford và nhà sản xuất phim hoạt hình Walt Disney cả hai đều có những cú vấp ngã đau đớn khi mới bắt đầu cuộc phiêu lưu của sự nghiệp kinh doanh.

Jack Welch cựu Chủ tịch của tập đoàn GE là một minh chứng cho triết lý "thất bại là mẹ thành công". Ảnh Business week.

Trong những năm đầu tiên của sự nghiệp với General Electric, Jack Welch đã gây ra một vụ nổ lớn thổi bay mái của một tòa nhà. Không lâu sau lần phát hành cổ phiếu đầu tiên, người sáng lập ra hãng máy tính Apple, Steve Jobs đã bị một nhân viên do ông tuyển dụng trục xuất ra khỏi công ty, thay ông giữ ngôi vị lãnh đạo.

Câu chuyện không đơn giản chỉ là những con người tài ba này học từ những sai lầm của họ để thành công. Mà quan trọng là nó thể hiện tính kiên cường khi họ vượt qua những hố vấp này. Thất bại có thể là “tài liệu nâng cao kiến thức thay vì là cột mốc đẩy con người vào sự tụt dốc, trì trệ”. Thất bại nói cho bạn biết bạn cần phải làm gì để thực hiện được mục tiêu đã đặt ra

Con người có thể dễ dàng mắc phải lỗi lầm. Nhưng kiên nhẫn là một công trình kỳ công, nó thể hiện sự khác biệt giữa người thành công và người bình thường.

Trong khi hiệu năng của bản thân (self-efficacy) có nét tương đồng với những mặt suy nghĩ tích cực khác như sự tự tin và lòng tự trọng, thì đặc biệt nó còn có mối liên hệ với lòng tự tin về khả năng nổi trội hơn của bản thân với một nhiệm vụ cụ thể. Khi gặp phải thất bại, những con người có tính hiệu năng của bản thân cao luôn học từ những sai lầm của mình và quyết tâm phải thành công.

Từ ba thập kỷ trước cho tới nay, khái niệm của Bandura đã được áp dụng cho rất nhiều các lĩnh vực khác nhau như giáo dục, luyện tập bỏ hút thuốc lá và huấn luyện thể thao. Cuối những năm 1980, Bandura và Robert Wood thuộc Trường quản lý Australia đã tiến hành một nghiên cứu xác định hiệu năng của bản thân như một khả năng gây ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các nhà lãnh đạo. Hơn thể nữa, họ khám phá ra rằng “hiệu năng quản lý” là một đặc điểm có thể đạt được.

Làm việc với một nhóm những sinh viên top đầu của trường kinh doanh, Bandura và Wood yêu cầu một nửa nhóm dựa vào khả năng vốn có của họ để quản lý một mô hình tổ chức. Nhóm sinh viên còn lại được yêu cầu dựa vào khả năng thích ứng và cố gắng đạt được những kỹ năng cần thiết để thành công trong mô hình máy tính hóa. Các sinh viên được yêu cầu thực hiện những nhiệm vụ của một bảng phân công nhân sự càng hiệu quả càng tốt để đạt được mục tiêu. Các nhà nghiên cứu đã đặt ra những mục tiêu cực kỳ khó khăn, hầu như không thể thực hiện được để quan sát xem mức độ kiên cường trước một hoàn cảnh khó khăn của các sinh viên ra sao.

Kết quả nghiên cứu thật đáng kinh ngạc. Những sinh viên tin rằng họ có đủ khả năng thích ứng và cải thiện tiếp tục thể hiện khả năng kiên cường đáng nể trong hiệu năng quản lý. Họ điều hành tổ chức hướng tới những khát vọng cao cả hơn. Lối tư duy phân tích của họ có tính hệ thống cao. Và họ tiếp tục duy trì mức độ năng suất tổ chức cao. Ngược lại, những sinh viên tin rằng chỉ những kĩ năng vốn có của họ được đưa vào cuộc thí nghiệm thì dễ dàng bỏ cuộc ngay khi gặp phải khó khăn. Khả năng đưa ra quyết định của họ trở nên không đáng tin cậy ngay khi họ đối mặt với khó khăn, và họ từ bỏ những khát khao cao cả dành cho tổ chức của mình. Thông điệp mà cuộc nghiên cứu đưa ra chính là muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của niềm tin của con người vào khả năng có thể chống đỡ trước những nghịch cảnh trong cuộc sống.

“Chúng ta có thể làm lại”

Trong khi điều quan trọng đối với bất kỳ nhà quản lý cấp cao nào là phải duy trì một khả năng hiệu năng bản thân cao, thì hầu hết các nhà lãnh đạo cũng đều phụ thuộc vào khả năng “hiệu năng tổ chức”. Thậm chí nếu một công ty vạch ra một kế hoạch chiến lược, thì vấn đề cốt yếu đặt ra là liệu tập thể cán bộ nhân viên trong tổ chức có tin rằng họ có thể thực hiện được kế hoạch đó hay không.

Các công ty sẽ được trang bị tốt hơn trong trường hợp phải đối phó với tình huống thất bại nếu họ sở hữu ba đặc điểm góp phẩn thúc đẩy hiệu năng tổ chức sau: Một hồ sơ ghi chép những thành quả đạt được rõ ràng, những đối thủ cạnh tranh thành công để họ tự so sánh bản thân họ với những đối thủ này, và những nhà lãnh đạo luôn có phản hồi tích cực. Những gì chúng ta đã làm được trong quá khứ, thì chúng ta có thể làm lại nó trong

Tất cả mọi người đều có thể rơi vào trạng thái mất tự tin, thậm chí ngay cả người tiền nhiệm của Immelt, Jack Welch cũng từng như vậy. Năm 1963, trong những ngày đầu tiên của sự nghiệp với GE, Welch đã gây ra một vụ nổ trong khi đang thực hiện thí nghiệm với những chất hóa học dễ bay hơi. Mặc dù không ai bị thương nghiêm trọng, nhưng Welch đã viết trong cuốn tự truyện của ông rằng: “Niềm tin của tôi hầu như đã bị lung lay như chính tòa nhà tôi đã phá hủy”. Nhưng Welch đã gặp may, quản lý cấp trên ông đã không phạt hay quở trách ông, mà ngược lại người quản lý đã dạy cho ông một bài học quan trọng qua việc giúp ông tập trung vào thứ ông có thể học được từ vụ tai nạn. Khi con người phạm phai sai lầm, điều cuối cùng mà họ cần đó là phương pháp rèn luyện.
 
F

funny_chipmunk

Dàn bài:​
1/ Mở bài:
- Nêu sự thàh công ko fải dễ dàg và thg fải trải wa nhìu lần thất bại.
- Trích dẫn câu tục ngữ.
2/ Thân bài:
a/ Giải thích nghĩa của câu tục ngữ:
- Thất bại là j?
- Thất bại là ko đạt đc kết quả, mục đích như mìh mog mún, như mọi dự địh.
- Thàh côg là j?
- Thàh côg là sự trái ngc với thất bại, nghĩa là nhữg thành quả mà mình đạt đc.
- Câu tục ngữ mún khẳg địh có thất bại mới có thàh côg và ko có sự thàh côg nào mà ko fải trải qua nhữg khó khăn, thất bại nhất địh.
b/ Giải thích cơ sở chân lí của câu tục ngữ:
- Thất bại là cơ sở, là người mẹ để sản sih ra thàh côg bởi lẽ ko fải bất cứ côg việc j khi bắt tay vào làm cũg thu hái đc thàh côg ngay mà fải trải qua nhữg lần thất bại nhất địh. Mỗi lần gặp thất bại là 1 lần để chúg ta tìm hiểu nguyên nhân. Tìm ra đc hg khắc fục hữu hiệu hơn cho việc thực hiện nhữg lần sau.
- Để đạt đc nhữg kết quả thì fải trải qua nhữg lần vấp váp, thất bại đầu tiên để đạt đc nhữg kết quả bởi thế người xưa nói "Vạn sự khởi đầu nan".
- Càg trải qua nhìu lần thất bại thì con người càg có thêm kih nghiệm thf càg nhah chóg đi đến thàh côg. Nhà thơ Tố Hữu cũg đã từg nói "Ai chiến thắg mà ko hề thất bại. Ai nên khôn mà chẳg dại đôi lần"
c/ Dẫn chứg thực tế về những người nổi tiếg hay trên thế jới: (Bài đừng sợ vấp ngã/ 44, SGK ngữ văn lớp 7)
d/ Giải thích cơ sở vận dụg:
- Trc nhữg lần thất bại ta ko đc nản lòg, ko đc bi quan, chán nản mà fải có ý chí, nghị lực để vượt lên mọi khó khăn, quyết tâm đạt đến thàh côg.
- Trc nhữg thất bại, ta fải lạc quan, fải xem đó là bài học quý báu để lần sau làm việc có kih nghiệm, có sự thận trọg hơn trog việc làm của mìh.
- Mỗi người cần fải có sự chuẩn bị tốt, chu đáo hơn, cần fải nhìn thẳg vào sai trái của mìh một cách nghiêm túc, thẳg thắn, ko bảo thủ, ko che đậy, lấp liếm. Có ý thức tìm ra nguyên nhân để có hg fát triển tốt hơn.
- Đối với hs, hiểu đc ý nghĩa GD của câu tục ngữ để rèn luyện đức tíh kiên trì, 1 sự quyết tâm khắc fục mọi khó khăn, vươn lên để đạt nhữg kết quả tốt đẹp trên con đg học vấn, ko nản lòg, mhụt chí trc mọi thất bại.
3/ Kết bài:
- Khẳg địh já trị kih nghiệm của câu tục ngữ đối với đời sốg thực tiễn, khẳg địh já trị bền vữg của câu tục ngữ đối với mọi người.
 
B

bupbegiay_1999

I/Mở bài:
- Trong cuộc sống, tất cả mọi người đều mong muốn đạt được thành công, nhưng thực tế trước khi đến với thành công ta thường phải trải qua khó khăn, thậm chí thất bại.
- Giới thiệu trích dẫn câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.
II/Thân bài:
* Giải thích câu tục ngữ:
- Thất bại là nguồn gốc, động lực của thành công. Nói cách khác, có thất bại mới thành công.
* Tại sao nói : Thất bại là mẹ thành công:
- Thất bại giúp cho ta có được những kinh nghiệm quý giá cho lần sau, thất bại khiến cho ta hiểu được nguyên nhân vì sao ta chưa thành công, từ đó tìm cách khắc phục.
- Thất bại là động lực để con người cố gắng, nỗ lực cho lần sau: Thất bại khiến cho con người càng khao khát thành công hơn, càng cố gắng nghiên cứu tìm tòi.
* Nêu một vài dẫn chứng để lời giải thích có tính thuyết phục.
III/Kết bài:
- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ: là lời khuyên đúng đắn, chỉ ra động lực, nguồn gốc của thành công.
- Liên hệ bản thân: Gặp thất bại nhưng không nản chí mà tiếp tục học hỏi để tiến bộ và vươn đến thành công.
 
Top Bottom