Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
phân tích hình ảnh trái tim trong bài thơ về tiểu đội xe không kính
Đây là hình ảnh hoán dụ.
Trái tim tượng trưng cho nỗi lòng người lính. Họ có một lí tưởng đẹp đẽ, phấn đấu giành lại độc lập tự do cho tổ quốc.( lấy cái cụ thể chỉ cái trừu tượng)
Hình ảnh trái tim trong bài thơ:
" Chỉ cần trong xe có một trái tim"
Câu thơ " Chỉ cần trong xe có một trái tim" là câu kết của tác phẩm " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Hình ảnh " một trái tim" được sử dụng với tư cách phép tu từ hoán dụ.Ý nghĩa của hình ảnh thơ trên là biểu hiện của tình yêu nước, ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của những người linh lái xe Trường Sơn. Chính sức mạnh ấy đã giúp người lính vượt qua bao gian khó, thiếu thốn để tiến về miền Nam giải phóng đất nước. Hình ảnh thơ trong câu kết là hình ảnh đẹp nhất, tỏa sáng cả bài thơ góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề tác phẩm.
Ừ, nói về hình ảnh trái tim thì chỉ có mỗi hoán dụChỉ có MỖI hoán dụ thôi ấy ạ?
Ừ, nói về hình ảnh trái tim thì chỉ có mỗi hoán dụ
Hay quá, giờ bn muốn gì?Mình được dạy ở lớp:
-Hoán dụ: chỉ người lính (lấy một bộ phận để chỉ toàn thể)
-Ẩn dụ: chỉ ý chí, (...)
Mình thấy đây là một vấn đề chưa rõ ràng, ngay cả từ các thầy cô trong HM. Thầy Ngọc Khương nói giống mình nhưng thầy Hùng nói tất cả đều là Hoán dụ. Hỏi bà chị hướng dẫn viên thì bà ý nói giống thầy Hùng. Mình thì tin cô giáo mình. Hình như đề thi ở tp HCM cũng từng bị vấn đề liên quan tới chuyện này rồi, mà họ cũng xác định là 1 hoán 1 ẩn.
Có một trường hợp nữa cũng đang bị tranh cãi trong chương trình lớp 9: " Áo anh rách VAI". Từ vai này cũng có 2 cách hiểu.
Hay quá, giờ bn muốn gì?