Xăng tăng, vàng nhảy lăm-ba-đa, lương mất ngủ

T

thuyan9i

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

(24h) - Mất Giấc Ngủ Trưa hôm nay chúng ta cùng bàn về chuyện giá xăng nhảy lên từng bậc dù nhảy chậm nhảy nhanh. Thôi thì xăng do nhà nước tài trợ nên dân phải “chia lửa” đã đành, bây giờ thêm “gã” vàng!
“Sáng hôm qua khi giá vàng lên cao kỷ lục, với niêm yết mua vào bán ra đạt 28,6 - 29,15 triệu đồng mỗi lượng, thì người dân Hà Nội chen nhau vét sạch vàng của doanh nghiệp. Đến sáng nay, khi vàng “rơi” thảm hại, với giá thu gom xuống 24,8 đến 24,9 triệu thì người dân lại chen nhau đi bán”.


“Chưa đến 1 ngày, giá vàng trong nước đã giảm khoảng 350.000 đồng/chỉ so với mức “đỉnh” 2,93 triệu đồng/chỉ của ngày hôm qua. Một vài cửa hàng vàng lớn tạm dừng mua vàng, người dân đành mang vàng đi bán ở những cửa hàng nhỏ lẻ...”.


“Thị trường vàng Việt Nam rõ ràng là đang “hồi hộp” nín thở trước các động thái sẽ nhập khẩu vàng sắp tới. Chênh lệch giá bán mua hai ngày hôm nay rất lớn. Nếu nhà đầu tư không tỉnh táo, thì thiệt thòi sẽ không hề nhỏ”.


Đó là những thông tin độc giả vẫn đọc thấy trên các báo mấy ngày hôm nay. Những ngày đầu tuần, mỗi buổi sáng bật máy tính lên vào internet lại thấy vàng có một giá mới, giá vàng cứ lao đi như khinh khí cầu không người lái, dân ta chen nhau mua vàng. Tuy nhiên, cuối tuần “khinh khí cầu” tắt lửa rớt thê thảm. Dân ta lại chen nhau... đem vàng đi bán!

*

Còn xăng cũng đã bàn chán chê rồi, giá xăng luôn luôn “ổn định” trong việc... tăng nhanh giảm chậm.

Chỉ có một kẻ rất chung thành với chúng ta, đó chính là lương! Lương không bao giờ đi quá xa chúng ta sợ chúng ta buồn!?! Hay gã sợ tăng nhanh chúng ta... tiêu tiền không kịp lại kêu trời, nên cứ đứng dậm chân tại chỗ, lúc nào cũng trầm ngâm lặng lẽ, thong thả - chậm rãi - khoan thai. Dù cho Giá lúc nào cũng vội vội vàng vàng đi như chạy, cả năm Lương mới bước được một lần!

Hôm nay, chúng ta cùng nhau cảm thán vài câu để đánh thức Lương cho gã đi nhanh hơn một chút kẻo dân nghèo chúng mình ngộp thở bị Giá mất. Xin mời mọi người cùng khởi đầu bằng câu:

Lương ơi, ta bảo Lương này...

 
T

thuyan9i

Bi hài đi ăn tiệc cưới
(24h) - Bản nhạc Weeding March nổi lên đầy kêu gọi, cô dâu chú rể long trọng bước vào. Tiếng chàng MC vang vang: “Chị Hương lấy được anh Hùng, bõ công trang điểm má hồng răng đen”. Cô dâu Quỳnh Hương đang cười vội vàng ngậm chặt miệng lại, mặt đỏ dần dưới lớp phấn trắng vì hàm răng cô quả thực… không được trắng lắm!
Chọc vui quá đà

Tôi đi dự đám cưới đứa cháu ruột ở Nho Quan, Ninh Bình. Đám cưới phải nói là to nhất nhì làng, thuê được MC hoạt náo và có kinh nghiệm. Nhưng đến phần vào buổi lễ, quan viên hai họ, đặc biệt là bố mẹ chú rể phải đỏ mặt tía tai vì xấu hổ.
Bởi trong khi nhà trai, nhà gái đang chúc tụng nhau những điều tốt đẹp thì trên sân khấu MC bắt đầu: “Trăm năm trăm nẳm trăm nằm, đêm nay chắc chắn hai cằm chạm nhau... Rồi thì cằm chạm nhau và... cái đó cũng chạm nhau. Bên này là giường đôi uyên ương trẻ, phòng bên kia là giường đôi uyên ương già. Đôi uyên ương già cũng sẽ không ngủ được vì cái chạm nhau đó làm họ rộn ràng, xao xuyến...”.
Đã thế, anh chàng MC này còn đế thêm câu: “Tôi nói thế có đúng không ạ, nếu được thì xin quan viên hai họ một tràng pháo tay. Xin cảm ơn, xin cảm ơn!”.

Câu lạc bộ bạn yêu thơ


Dân Việt Nam vốn yêu thơ, điều đó càng được khẳng định ở các lễ cưới. Các MC có tài “xuất khẩu thành thơ”, đặc biệt là thơ… không vần! Anh Việt Cường, Kim Mã, vừa kể vừa cười: “Hôm thứ Bảy mình vừa đi đám cưới thằng bạn thời sinh viên bên Gia Lâm.
Thằng bạn mình cao 1m55, trông loẻo khà loẻo khoẻo mà MC cứ ngân nga: “Đẹp trai đến nỗi không ai đẹp bằng”. Không kìm được anh lại cười ha hả, rồi nói tiếp: “Lúc sau hết chịu nổi, mình phải chạy ra đằng sau sân khấu kéo “nhà thơ” xuống!”.

Gala cười

Ở một nhà hàng lớn quận Thanh Xuân, các phòng cưới san sát nhau. Buổi trưa, trước giờ ăn tiệc, sân rộng chật cứng khách, mọi người nháo nhác ngó nghiêng tìm đúng đám “chính chủ” của mình. Các MC “A lô, một, hai, ba bốn, alô, a lô…” thử micro đủ kiểu.
Đến lúc vào tiệc, MC giới thiệu phòng bên này, MC phòng bên cạnh cũng cao giọng giới thiệu với nội dung tương tự, như thể cố tình nhại nhau. “Khán giả” ở dưới râm ran cười như được xem tấu hài miễn phí.
“Và bây giờ, xin quý vị một tràng pháo tay đón mừng bố mẹ chú rể”; “Và bây giờ, xin quý vị một tràng pháo tay để bà nội cô dâu phát biểu đôi lời”; “Và bây giờ, xin quý vị một tràng pháo tay cho bài hát Tình thắm duyên quê”. Trời ạ, xin gì mà xin lắm thế?

Nhầm địa chỉ

Mùa cưới, mùa hạnh phúc của các cặp uyên ương, mùa làm ăn của nhà hàng, khách sạn, mùa “kiếm ăn” của những “vị khách không thiếp mời”… Tổ chức càng hoành tráng, đông quan lắm khách bao nhiêu thì chuyện bi hài càng xảy đến nhiều bấy nhiêu.
Khách sạn BS, nhà khách TB… ngày nào cũng tiếp nhận gần 10 đám cưới. Hầu như giờ nào ở đây cũng có liền lúc vài đám cưới ở tất cả các tầng, nhất là trong những “ngày lành tháng tốt”.
Ở dưới cổng, khách đã hỏi han rất kỹ, đã nói rõ là đến dự đám cưới của Thu Trang và Anh Minh rồi. Tầng 4, lên đến nơi, rất đông người, ung dung ngồi ăn, bắt chuyện rôm rả: “Ôi dào, trước lạ sau quen cả ấy mà”.
Ăn uống xong xuôi, khách chờ mãi cô dâu chú rể đến để chúc mừng hạnh phúc kèm thông điệp: “Chú là trợ lý của bố cháu Trang đấy”. Rồi đôi uyên ương cũng xuất hiện, mọi người nâng ly chúc mừng, không khí tràn ngập tiếng cười, ai cũng như đang sống bằng “hơi men” trong ngày vui của chính mình vậy.
“Trang đã lấy chồng rồi, nhanh thật, mà chú không thể nhận ra cháu nữa đấy, lớn lên xinh đẹp quá, ra dáng một cô vợ hiền, dâu thảo lắm rồi”. Vẫn hăng hái trong hơi men, khách quay sang cụng ly chú rể: “Chúc mừng Minh nhé, anh bạn trẻ, anh thật may mắn, lấy vợ vừa xinh đẹp vừa dịu dàng thì phải đối xử cho tốt đấy!”. “Xin lỗi chú, bọn cháu là Oanh - Tùng, chú là…?”. “Đây là tầng mấy? Tầng 3 à? Thôi chết, nhầm!”.

Những vị khách “không thiếp mời”

Mùa cưới, không chỉ là mùa làm ăn của nhà hàng khách sạn, còn là mùa “kiếm ăn” của những vị khách không mời.
Quang, một “người quen” của tất cả các đám cưới lạ. Vũ khí của Quang là bộ vest rất lịch sự, lại quen biết với vài nhân viên nhà khách nên bao giờ Quang cũng “nằm lòng” lịch cưới của các cặp uyên ương.
Khách vào đến cửa, đang lúng túng chọn chỗ, tìm người quen, bao giờ Quang cũng nhanh nhẹn ra bắt tay, sắp xếp chỗ ngồi rồi cũng tìm cho mình một bàn để “góp vui”. Trong túi Quang lúc nào cũng chuẩn bị vài cái thiếp, một ít phong bì… làm vật ngụy trang.
“Chiến” xong, theo đúng kịch bản, Quang sẽ cáo phép đi tiếp khách, chúc các bác ngon miệng rồi “chuồn” thẳng tới đám khác.
Cao thủ hơn Quang, Đạt không chỉ đến “dự đám” để kiếm ăn mà còn “kiếm tiền”. Cũng ăn mặc đẹp, cũng bảnh bao, Đạt tự nhiên như người nhà. Bên đàng trai thấy Đạt thì ngỡ “khách nhà gái”, nhà gái tưởng Đạt là “người đàng trai”. Vậy là cứ thế bắt tay, nói chuyện, hỏi han và chúc tụng. “Trong nghề” lâu năm nên Đạt rất tinh tường, chỉ cần liếc qua là biết những ai đang lúng túng không biết đưa phong bì cho ai khi cô dâu chú rể còn mải tiếp khách.
Thay mặt các cháu, Đạt nhận “quà”, cảm ơn và không quên tiễn khách ra tận cửa, sau đó cũng tìm cách cáo lui “hồn nhiên” như khi xuất hiện. Mọi người cứ vui vẻ, bắt tay, trò chuyện, mấy trăm con người nên ai cũng ngờ ngợ, hình như thế, mà hình như không phải thế. Nắm được điểm này, Đạt “làm ăn” rất phát.
Mùa cưới, mùa của hạnh phúc nhưng bạn đừng vì thế mà lơ là cảnh giác. Hãy chuẩn bị thật khoa học, lên danh sách rõ ràng số thực khách, phân công cụ thể người nhà phụ trách khoản đón, tiếp khách, đưa khách tới bàn tiệc.

 
Top Bottom