Ví dụ mẫu
Cho hình chóp SABCD có SA vuông góc (ABCD) và SA = a căn 2. ABCD là hình thang vuông tại A và D, AB=2a, AD=DC=a.
Tính góc tạo bởi
a) (SBC) và (ABC)
b) (SAB) và (SBC)
c) (SBC) và (SCD)
a)
(SBC) và (ABC) cắt nhau theo giao tuyến BC
(ta đã có đường thẳng SA cắt (SCB) tại S và vuông góc (ABC) tại A, đúng như quang cảnh của phương pháp trên. Bây giờ chỉ việc từ S hoặc A kẻ vuông góc với giao tuyến BC là xong)
Gọi I là trung điểm AB => AICD là hình vuông
Ta có: CI=IA=IB => tam giác ACB vuông tại C hay AC vuông góc CB
Mặt khác: SA vuông góc CB => CB vuông góc (SAC)
=> góc tạo bởi hai mặt phẳng (SBC) và (ABC) là góc SCA.
TanSCA = SA/AC =1 =>SCA=45 độ
b)(SAB) và (SBC) cắt nhau theo giao tuyến SB
(
Bây giờ tìm một đường thẳng vuông góc với một trong hai mặt phẳng đó và cắt mặt phẳng kia tại 1 điểm, ta nhận thấy CI vuông góc AB và SA nên CI vuông góc (SAB) mà CI cắt (SBC) tại C nên CI là đường thẳng cần tìm)
Ta có:
CI vuông góc (SAB)
từ I kẻ IK vuông góc SB, khi đó: CIK vuông góc (SBC)
Do đó, góc tạo bởi hai mặt phẳng (SAB) và (SBC) là góc CIK
Tam giác BKI và BAS đồng dạng
IK/AS=BI/BS => IK = a căn 3/3
trong tam gác vuông CKI ( vuông tại I):
tan CKI = CI/IK =căn 3 => CKI= 60 độ
c)(SBC) và (SCD) cắt nhau theo giao tuyến SC
cắt nhau theo giao tuyến SB
(]Bây giờ tìm một đường thẳng vuông góc với một trong hai mặt phẳng đó và cắt mặt phẳng kia tại 1 điểm là rất khó nên ta chuyển sang cách 1 là tìm một mặt phẳng vuông góc với SC bằng cách tìm một đường thẳng chéo SC và vuông góc SC rồi từ đường thẳng đó, kẻ vuông góc với SC là xong)
DI vuông góc (SAC) => DI vuông góc SC
Gọi O là giao điểm của DI và AC
Từ O kẻ OH vuông góc SC
=> (HDI) vuông góc SC
Ta có: DI thuộc (HDI)
BC không thuộc (HDI)
BC //DI
=> BC//(HDI)
Mặt phẳng (HDI) qua H cắt (SCB) theo giao tuyến HJ//CB ( J thuộc SB)
Do đó, góc tạo bởi hai mặt phẳng (SDC) và (SBC) là góc DHJ
tam giác CHO đồng dạng CAS
=> OH/AS=CO/CS => OH = a/2
Tam giác HDI cân tại H => HO vuông góc OD
=> HD = căn OH^2 +OD^2 = a căn 3 /2
HJ//BC => HJ/BC=SH/SC => HJ =...
Tam giác DIJ vuông tại I (tính IJ sẽ tính được DJ)
Rồi dùng định lý hàm số cos sẽ tính ra arcosDHJ = căn 6 / 3
(Bây giờ buồn ngủ quá, đi ngủ để mai còn sức đi học sớm, mọi người thông cảm, mình chỉ giải ngang đó thôi, còn lại gợi ý
)