Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
C: “Bến đò Trà Cổ. Hai bên bờ sông, hai kẽ đá sừng sững như hai vết
hoang tàn của một chiếc cầu lớn. Mặt trăng xế mãi phương Đoài, chiếu xuống
lòng sông hơi gợn sóng một giải lung linh như nắm tơ vàng ngâm lơ lửng. Xe
dừng lại, đỗ lù lù trên trên cánh đồng vắng, đợi con đò chập choạng bơi sang.
Bốn bề im lặng, chỉ nghe tiếng ánh trăng lờ đờ trôi dưới sông khuya và tiếng
mái chèo vỗ nước của con đò lẻ. Đò sang đến giữa dòng thì mặt trăng còn cách
chân trời hơn một thước, chiếu dài một vệt rực lên như vàng cháy, phảng phất
giống như một chữ I run rẩy chết giữa dòng sông, đang chơi vơi cố ngoi lên với
lấy dấu chấm vàng là mảnh trăng treo lạnh lùng ở chân trời. Con đò lừ đừ nhập
vào cái vòng ánh sáng vàng rực ấy. Xe sửa soạn xuống phà... Chiếc phà lại
buông ra giữa dòng, người tài xế cần kiệm tắt máy đi thành ra chuyến sang
ngan âm thầm quá, chỉ nghe tiếng cây sào lớn chọc bì bõm xuống lòng sông...”
(Trần Cư -Tiểu thuyết thứ Bảy - 1944 )
D: “Cứ xem cái tướng mạo, cái hình dáng, kiểu cách bên ngoài thì
chẳng có ai nghĩ Lê Lựu là một nhà văn. Trông anh nhôm nhoam, luộm thuộm
và lúc nào cũng tất tả, nhếch nhác như một gã thợ cày vừa từ một thửa ruộng
ngấu bùn nào đó bước lên. Gương mặt, đầu tóc, quần áo và toàn bộ con người
anh như đang tỏa ra mùi bùn đất, mùi nắng gió, mùi bụi bặm của một vùng đồng
bãi sông Hồng. Con người ấy có "đắp”com-lê, cà vạt, mũ phớt, kính gọng vàng,
giày Môka, nghĩa là tất cả những trang bị, phụ tùng tối tân nhất của đời sống đô
thị, thì trông anh vẫn chẳng ra anh trí thức cũng chẳng ra người thành phố. Mặc
dù Lê Lựu sống ở Hà Nội, lấy vợ đẻ con ở đất kinh kì này, đã từng nện gót trên
nhiều đường phố lớn thế giới, lại ba lần sang Mỹ, nhưng anh vẫn là gã lực điền
của vùng đất Khoái Châu, Hưng Yên. Lê Lựu như hòn gạch xỉ, hay nói đúng
hơn - như một tảng đá hộc. Đó là một tảng đá nguyên khối, xù xì của thiên nhiên
hoang dã mà đời sống hiện đại đô thị và nền văn minh thế giới không thể đẽo
gọt được, cũng không thể tác động vào được. Cái chất quê đặc sệt này là cái
duyên riêng của Lê Lựu, cũng là cái Lê Lựu hơn người...” (Trần Đăng Khoa -
Trích Chân dung và đối thoại -1999 )
hoang tàn của một chiếc cầu lớn. Mặt trăng xế mãi phương Đoài, chiếu xuống
lòng sông hơi gợn sóng một giải lung linh như nắm tơ vàng ngâm lơ lửng. Xe
dừng lại, đỗ lù lù trên trên cánh đồng vắng, đợi con đò chập choạng bơi sang.
Bốn bề im lặng, chỉ nghe tiếng ánh trăng lờ đờ trôi dưới sông khuya và tiếng
mái chèo vỗ nước của con đò lẻ. Đò sang đến giữa dòng thì mặt trăng còn cách
chân trời hơn một thước, chiếu dài một vệt rực lên như vàng cháy, phảng phất
giống như một chữ I run rẩy chết giữa dòng sông, đang chơi vơi cố ngoi lên với
lấy dấu chấm vàng là mảnh trăng treo lạnh lùng ở chân trời. Con đò lừ đừ nhập
vào cái vòng ánh sáng vàng rực ấy. Xe sửa soạn xuống phà... Chiếc phà lại
buông ra giữa dòng, người tài xế cần kiệm tắt máy đi thành ra chuyến sang
ngan âm thầm quá, chỉ nghe tiếng cây sào lớn chọc bì bõm xuống lòng sông...”
(Trần Cư -Tiểu thuyết thứ Bảy - 1944 )
D: “Cứ xem cái tướng mạo, cái hình dáng, kiểu cách bên ngoài thì
chẳng có ai nghĩ Lê Lựu là một nhà văn. Trông anh nhôm nhoam, luộm thuộm
và lúc nào cũng tất tả, nhếch nhác như một gã thợ cày vừa từ một thửa ruộng
ngấu bùn nào đó bước lên. Gương mặt, đầu tóc, quần áo và toàn bộ con người
anh như đang tỏa ra mùi bùn đất, mùi nắng gió, mùi bụi bặm của một vùng đồng
bãi sông Hồng. Con người ấy có "đắp”com-lê, cà vạt, mũ phớt, kính gọng vàng,
giày Môka, nghĩa là tất cả những trang bị, phụ tùng tối tân nhất của đời sống đô
thị, thì trông anh vẫn chẳng ra anh trí thức cũng chẳng ra người thành phố. Mặc
dù Lê Lựu sống ở Hà Nội, lấy vợ đẻ con ở đất kinh kì này, đã từng nện gót trên
nhiều đường phố lớn thế giới, lại ba lần sang Mỹ, nhưng anh vẫn là gã lực điền
của vùng đất Khoái Châu, Hưng Yên. Lê Lựu như hòn gạch xỉ, hay nói đúng
hơn - như một tảng đá hộc. Đó là một tảng đá nguyên khối, xù xì của thiên nhiên
hoang dã mà đời sống hiện đại đô thị và nền văn minh thế giới không thể đẽo
gọt được, cũng không thể tác động vào được. Cái chất quê đặc sệt này là cái
duyên riêng của Lê Lựu, cũng là cái Lê Lựu hơn người...” (Trần Đăng Khoa -
Trích Chân dung và đối thoại -1999 )