Câu 1,
Ở thế nhiều phen thấy khóc cười,
Năm nay tuổi đã ngoại tư mươi.
Lòng người một sự yêm chưng một,
Đèn khách mười thu lạnh hết mười.
Phượng những tiếc cao, diều hãy liệng,
Hoa thì hay héo, cỏ thường tươi. (ẩn dụ phẩm chất)
Ai ai đều có hai con mắt,
Xanh bạc dầu chưng mặt chúng ngươi.
Hoa là hình ảnh ẩn dụ chỉ người tài năng nổi bật, cỏ chỉ người bình thường. Người tài năng thường bị đố kị, gièm pha, cuộc đời nhiều bi kịch nên mệnh yểu: tài mệnh tương đố. Nói như trên là hoa héo trước cỏ. Người bình thường cuộc đời yên ổn nên sống lâu.
Câu 2,
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...
Tôi buộc lòng tôi với mọi người (hoán dụ lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng)
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ...
Từ buộc để nói lên mối liên hệ gắn kết giữa Tôi(tác giả Tố Hữu) với mọi người, quan niệm mới về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa “cái tôi” cá nhân và “cái ta” chung của mọi người: Buộc chứ không phải gắn,buộc nghĩa là buộc thật chặt, không bao giờ có thể rạn nứt hay rời xa được.
P/s: Hai bài này có trong đề hsg văn của huyện mk năm ngoái, mk nghĩ chắc bn đang ôn thi hsg mới làm vào mấy dạng này, mk cũng đang ôn hsg văn 6 nek