Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Theo quy định về luật biển quốc tế UNCLOS, có 7 vùng biển sau:
1. Nội thủy:
- Là vùng nước nằm ở phía trong đường cơ sở của quốc gia ven biển.
- Nội thủy được coi như lãnh thổ trên đất đặt dưới chủ quyền toàn vẹn đầy đủ và tuyệt đối của quốc gia đó.
- Đường cơ sở:
+ Là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và phía ngoài của nội thủy do quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo định ra phù hợp với công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 để làm cơ sở xác định phạm vi của các vùng thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.
+ Là đường làm căn cứ để tính chiều rộng lãnh hải và các vùng biển khác.
2. Lãnh hải:
- Lãnh hải của quốc gia ven biển rộng 12 hải lý tương đương khoảng 20km ở phía ngoài đường cơ sở.
- Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới của quốc gia ven biển. Quốc gia đó thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đới với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải.
- Theo công ước của LHQ về luật biển(1982), chủ quyền đối với vùng lãnh hải không phải là tuyệt đối như vùng nội thủy. Tàu thuyền nước ngoài được đi qua không gây hại trong lãnh hải.
- Các quốc gia ven biển có quyền ấn định các tuyến đường quy định việc phân chia các luồng giao thông dành cho tàu nước ngoài đi qua lãnh hải nhằm bảo đảm chủ quyền an ninh quốc gia và lợi ích của mình.
4. Vùng tiếp giáp lãnh hải:
- Là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý hợp với lãnh hải thành một vùng rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở.
- Quốc gia ven biển thực hiện quyền kiểm soát cần trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình nhằm bảo vệ quyền lợi về hải quan, thuế khóa, đảm bảo sự tôn trọng các quy định về y tế, di cư, nhập cư trên lãnh hải hoặc trong lãnh hãi các quốc gia ven biển.
5. Vùng đặc quyền kinh tế:
- Là vùng biển tiếp liền vùng lãnh hải và hợp với vùng lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
- Quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế quốc gia đó.
- Có quyền và thẩm quyền riêng về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế.
- Có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của đất nước đó.
- Có thẩm quyền trong bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế.
6. Thềm lục địa:
- Thềm lục địa của quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa mở rộng ra ngoài lãnh hải của quốc gia đó cho đến bờ biển ngoài của rìa lục địa.
- Nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải quốc gia ven biển không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở.
- Theo công ước của LHQ về luật biển(1982), nước nào có thềm lục địa quá rộng thì có thể mở rộng ra không quá 350 hải lý kể từ đường cơ sở.
- Quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa của quốc gia đó. Bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật và không sinh vật thuộc loại định cư ở thềm lục địa quốc gia đó.
7. Biển cả:
- Biển cả là các vùng biển ngoài các vùng biển thuộc phạm vi chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển.
- Biển cả được để ngỏ cho tất cả quốc gia có biển hoặc không có biển. Ở đó, các quốc gia có quyền tự do hàng hải, hàng không, đặt dây cáp, ống nhầm, đánh bắt cá, nghiên cứu khoa học,...
- Tuy nhiên, các quốc gia hoạt động ở biển cả cần tôn trọng các quốc gia khác, cũng như cần tuân thủ các quy định có liên quan của công ước như bảo vệ môi trường biển, bảo vệ tài nguyên sinh vật biển, an toàn hàng hải, hợp tác chấn áp cướp biển,...
8. Đáy đại dương:
- Là vùng đáy biển và vùng lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài thềm lục địa của quốc gia ven biển.
- Công ước của LHQ về luật biển(1982) quy định đáy biển quốc tế là di sản chung của nhân loại và không một quốc gia nào có quyền đòi hỏi chủ quyền ở đáy biển quốc tế, kể cả tài nguyên ở đó.
- Để điều chỉnh mọi hoạt động liên quan đến đáy biển quốc tế, công ước của LHQ về luật biển(1982) đã quy định thành lập một tổ chức quốc tế mới là Cơ quan quyền lực quốc tế về đáy đại dương.
Nguồn tư liệu: VTV4.
Nguồn ảnh: VTV4, SGK Địa 8, DBK.
1. Nội thủy:
- Là vùng nước nằm ở phía trong đường cơ sở của quốc gia ven biển.
- Nội thủy được coi như lãnh thổ trên đất đặt dưới chủ quyền toàn vẹn đầy đủ và tuyệt đối của quốc gia đó.
- Đường cơ sở:
+ Là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và phía ngoài của nội thủy do quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo định ra phù hợp với công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 để làm cơ sở xác định phạm vi của các vùng thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.
+ Là đường làm căn cứ để tính chiều rộng lãnh hải và các vùng biển khác.
2. Lãnh hải:
- Lãnh hải của quốc gia ven biển rộng 12 hải lý tương đương khoảng 20km ở phía ngoài đường cơ sở.
- Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới của quốc gia ven biển. Quốc gia đó thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đới với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải.
- Theo công ước của LHQ về luật biển(1982), chủ quyền đối với vùng lãnh hải không phải là tuyệt đối như vùng nội thủy. Tàu thuyền nước ngoài được đi qua không gây hại trong lãnh hải.
- Các quốc gia ven biển có quyền ấn định các tuyến đường quy định việc phân chia các luồng giao thông dành cho tàu nước ngoài đi qua lãnh hải nhằm bảo đảm chủ quyền an ninh quốc gia và lợi ích của mình.
4. Vùng tiếp giáp lãnh hải:
- Là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý hợp với lãnh hải thành một vùng rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở.
- Quốc gia ven biển thực hiện quyền kiểm soát cần trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình nhằm bảo vệ quyền lợi về hải quan, thuế khóa, đảm bảo sự tôn trọng các quy định về y tế, di cư, nhập cư trên lãnh hải hoặc trong lãnh hãi các quốc gia ven biển.
5. Vùng đặc quyền kinh tế:
- Là vùng biển tiếp liền vùng lãnh hải và hợp với vùng lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
- Quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế quốc gia đó.
- Có quyền và thẩm quyền riêng về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế.
- Có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của đất nước đó.
- Có thẩm quyền trong bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế.
6. Thềm lục địa:
- Thềm lục địa của quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa mở rộng ra ngoài lãnh hải của quốc gia đó cho đến bờ biển ngoài của rìa lục địa.
- Nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải quốc gia ven biển không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở.
- Theo công ước của LHQ về luật biển(1982), nước nào có thềm lục địa quá rộng thì có thể mở rộng ra không quá 350 hải lý kể từ đường cơ sở.
- Quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa của quốc gia đó. Bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật và không sinh vật thuộc loại định cư ở thềm lục địa quốc gia đó.
7. Biển cả:
- Biển cả là các vùng biển ngoài các vùng biển thuộc phạm vi chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển.
- Biển cả được để ngỏ cho tất cả quốc gia có biển hoặc không có biển. Ở đó, các quốc gia có quyền tự do hàng hải, hàng không, đặt dây cáp, ống nhầm, đánh bắt cá, nghiên cứu khoa học,...
- Tuy nhiên, các quốc gia hoạt động ở biển cả cần tôn trọng các quốc gia khác, cũng như cần tuân thủ các quy định có liên quan của công ước như bảo vệ môi trường biển, bảo vệ tài nguyên sinh vật biển, an toàn hàng hải, hợp tác chấn áp cướp biển,...
8. Đáy đại dương:
- Là vùng đáy biển và vùng lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài thềm lục địa của quốc gia ven biển.
- Công ước của LHQ về luật biển(1982) quy định đáy biển quốc tế là di sản chung của nhân loại và không một quốc gia nào có quyền đòi hỏi chủ quyền ở đáy biển quốc tế, kể cả tài nguyên ở đó.
- Để điều chỉnh mọi hoạt động liên quan đến đáy biển quốc tế, công ước của LHQ về luật biển(1982) đã quy định thành lập một tổ chức quốc tế mới là Cơ quan quyền lực quốc tế về đáy đại dương.
Nguồn tư liệu: VTV4.
Nguồn ảnh: VTV4, SGK Địa 8, DBK.