Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Tác giả: Tuấn Hồng
Được gộp lại từ hai nguồn tài liệu khác nhau. Mời các bạn đón đọc.
Chuyến du xuân của vua quan nhà Nguyễn
Theo một số tài liệu lịch sử, vua Đồng Khánh của triều Nguyễn là bậc đế vương nước Việt khởi phát tục du xuân đầu năm mới.
Việc du xuân đầu năm vốn là truyền thống của người Việt. Thông thường, các vua Nguyễn bắt đầu du xuân từ ngày 5/1 Âm lịch. Tuy nhiên, việc này không ghi thành điển lễ. Chỉ từ triều Đồng Khánh về sau, các vua nhà Nguyễn mới có lệ “du xuân” ngay trong ngày mùng 1 Tết.
Vua Đồng Khánh và chuyến du xuân dạo phố đầu tiên
Theo sách "Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn", sau khi vua Hàm Nghi ra ngoài phát động phong trào Cần Vương, chính quyền thực dân đưa vua Đồng Khánh lên ngai vàng vào tháng 7/1885. Tuy vậy, dư luận lúc ấy cho rằng vua Đồng Khánh thực chất đang bị người Pháp giam lỏng trong hoàng cung.
Để thuyết phục dân Huế rằng nhà vua không bị giam hãm, cuối năm ấy, đại diện chính phủ Pháp ở Huế tổ chức du xuân cho nhà vua nhân dịp Tết Nguyên đán năm 1886.
Vào 14h ngày mùng 1 Tết Bính Tuất (1886), vua Đồng Khánh từ điện Càn Thành ngự ra điện Cần Chánh. Quần thần, hầu cận, đoàn Ngự đạo đã chờ sẵn tại đây. Sau 7 phát súng lệnh bắn ra trên Kỳ Đài, đoàn Ngự đạo đi ra khỏi Đại Nội bằng cửa Đại Cung Môn của Tử Cấm Thành, rồi Cửa Ngọ Môn của Hoàng Thành.
[TBODY]
[/TBODY]
Vua ngồi trên kiệu sơn son thếp vàng do đội lính loan giá gánh đi. Quanh kiệu mở thoáng để cho dân chúng nhìn thấy "mặt Rồng". Mọi thành viên trong đoàn đều mặc lễ phục, mọi thứ, kể cả voi ngựa, đều được trang sức rực rỡ.
Đoàn ngự đạo gồm các ban quân nhạc và lính Pháp rồi đến ban nhạc của triều đình, quan lại mang kiếm, kẻ hầu người cầm lọng, đồ nghi trượng. Kiệu vua đi giữa đoàn ngự đạo. Bên phải và bên trái kiệu là viên tướng Prudhomme và đại tá Brissaud của thực dân Pháp cưỡi ngựa. Sau kiệu vua là những người thổi kèn clarinette và các hoàng thân, quan cao cấp và sĩ quan Pháp…
Đoàn ngự đạo rầm rộ ra khỏi Ngọ Môn thì rẽ trái ra ngoài kinh thành bằng cửa Đông Ba, đi ngang trước chùa Diệu Đế, trở về hướng cầu Gia Hội và tiến lên cửa Thượng Tứ. Khi đến Viện Thương Bạc, nhà vua xuống kiệu vào thăm xã giao quân dinh của tướng Prudhomme.
Chào đón nhà vua, 21 phát đại bác được bắn ra từ một pháo thuyền trên sông Hương gần đó. Một bữa tiệc đã được dọn sẵn, mọi người, cả tây lẫn ta, từ vua quan đến lính tráng, đều ăn uống vui vẻ.
Đến 17h, buổi tiệc kết thúc. Đoàn Ngự đạo trở lại hoàng thành, vào Đại Nội bằng cửa Ngọ Môn. 3 phát súng lệnh bắn trên kỳ đài để báo hiệu hết lễ du xuân.
Trong suốt buổi du xuân của nhà vua hôm ấy, phủ Thừa Thiên đã lệnh cho dân chúng trên các tuyến đường vua đi qua, đều phải bày hương án, trang hoàng đẹp, treo cờ, thắp hương trầm, vái lạy chào mừng.
Lễ tế của thời xưa
Ngoài ra, vào mùa Xuân, triều đình nhà Nguyễn cũng tổ chức nhiều lễ hội quan trọng, có thể kể ra một vài lễ hội như:
Lễ tế Nam Giao: Là lễ tế quan trọng nhất, đứng đầu trong bậc Đại tự. Không gian tổ chức lễ tế diễn ra từ Hoàng cung đến tận đàn Nam Giao ở ngoại ô phía nam Kinh thành và kéo dài trong suốt mấy ngày liền.
Tế Nam giao dưới thời Nguyễn là hình thức hợp tế (tế tự chung cả Trời-Đất và các vị thần linh) và thường được tổ chức vào tháng trọng xuân hàng năm (tháng 2 âm lịch, nhưng từ năm 1839-1848 lại tế vào tháng quý xuân-tháng 3 âm lịch).
Từ thời Thành Thái trở đi, lễ tế Nam Giao được quy định 3 năm tổ chức một lần do quá tốn kém. Lực lượng tham gia lễ tế Nam Giao thường gồm hàng ngàn người cộng với sự tham gia đông đảo của nhân dân các làng xã dọc theo tuyến đường từ Kinh thành lên đàn tế.
Lễ tế Xã Tắc: Cùng với lễ tế Nam Giao, tế Xã Tắc là một trong những tế lễ lớn và có tầm quan trọng trong việc cai trị nước của nền quân chủ phong kiến. Đây là nghi lễ vừa mang ý nghĩa tôn giáo tín ngưỡng vừa mang màu sắc chính trị. Việc cho lập đàn Xã Tắc và tế Xã Tắc ở kinh đô và hầu khắp các địa phương trong nước là để đáp ứng nhu cầu quan trọng, một nhu cầu về mặt tinh thần không thể thiếu của toàn dân thời bấy giờ.
Lễ tế Xã Tắc được tổ chức mỗi năm hai lần vào mùa xuân và mùa thu (thực ra, trừ lễ tế Nam Giao, còn từ lễ tế Xã Tắc đến các lễ tế ở bậc Trung tự và Quần tự đều được tổ chức 2 lần vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch ). Khi tổ chức tế, có khi nhà vua đích thân làm chủ tế, cũng có khi cử quan khâm mạng đại thần thay thế.
Lễ tế Xã Tắc thời nhà Nguyễn được tái hiện ngay tại di tích Đàn Xã Tắc ở TP Huế. (Ảnh: VNE)
Lễ cày ruộng Tịch Điền: Đây là lễ cày ruộng đầu năm mới của nhà vua, được tổ chức tại ruộng Tịch Điền tại Kinh đô (phía bắc bên trong Kinh thành, gần đàn Tiên Nông). Lễ cày ruộng được tổ chức cũng vào tháng 2 âm lịch.
Nhà vua cùng các quan đến khu ruộng Tịch Điền. Trước đó, từ sáng sớm, quan Phủ doãn phủ Thừa Thiên phải đến tế tại đàn Tiên Nông.
Sau khi đích thân cày 6 luống đầu tiên, nhà vua sẽ ra ngự tại điện Quan Canh (trong vườn Thường Mậu) để xem các quan cày ruộng.
Lần lượt các quan theo thứ bậc sẽ cày các luống tiếp theo. Đây là nghi lễ đầu năm của triều đình nhằm khuyến khích toàn thể nhân dân chăm lo việc nông tang.
Có thể nói đây là một lễ hội cung đình rất giàu chất nhân văn, xuất phát từ các yêu cầu thực tế của một đất nước nông nghiệp như nước ta. Đáng tiếc là đến nay, khu ruộng Tịch Điền, vườn Thường Mậu và đàn Tiên Nông đều không còn.
Tài liệu tham khảo:
1. Zing.com
2. visithue.com
Được gộp lại từ hai nguồn tài liệu khác nhau. Mời các bạn đón đọc.
Chuyến du xuân của vua quan nhà Nguyễn
Theo một số tài liệu lịch sử, vua Đồng Khánh của triều Nguyễn là bậc đế vương nước Việt khởi phát tục du xuân đầu năm mới.
Việc du xuân đầu năm vốn là truyền thống của người Việt. Thông thường, các vua Nguyễn bắt đầu du xuân từ ngày 5/1 Âm lịch. Tuy nhiên, việc này không ghi thành điển lễ. Chỉ từ triều Đồng Khánh về sau, các vua nhà Nguyễn mới có lệ “du xuân” ngay trong ngày mùng 1 Tết.
Vua Đồng Khánh và chuyến du xuân dạo phố đầu tiên
Theo sách "Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn", sau khi vua Hàm Nghi ra ngoài phát động phong trào Cần Vương, chính quyền thực dân đưa vua Đồng Khánh lên ngai vàng vào tháng 7/1885. Tuy vậy, dư luận lúc ấy cho rằng vua Đồng Khánh thực chất đang bị người Pháp giam lỏng trong hoàng cung.
Để thuyết phục dân Huế rằng nhà vua không bị giam hãm, cuối năm ấy, đại diện chính phủ Pháp ở Huế tổ chức du xuân cho nhà vua nhân dịp Tết Nguyên đán năm 1886.
Vào 14h ngày mùng 1 Tết Bính Tuất (1886), vua Đồng Khánh từ điện Càn Thành ngự ra điện Cần Chánh. Quần thần, hầu cận, đoàn Ngự đạo đã chờ sẵn tại đây. Sau 7 phát súng lệnh bắn ra trên Kỳ Đài, đoàn Ngự đạo đi ra khỏi Đại Nội bằng cửa Đại Cung Môn của Tử Cấm Thành, rồi Cửa Ngọ Môn của Hoàng Thành.
|
Du xuân thời Nguyễn. |
Vua ngồi trên kiệu sơn son thếp vàng do đội lính loan giá gánh đi. Quanh kiệu mở thoáng để cho dân chúng nhìn thấy "mặt Rồng". Mọi thành viên trong đoàn đều mặc lễ phục, mọi thứ, kể cả voi ngựa, đều được trang sức rực rỡ.
Đoàn ngự đạo gồm các ban quân nhạc và lính Pháp rồi đến ban nhạc của triều đình, quan lại mang kiếm, kẻ hầu người cầm lọng, đồ nghi trượng. Kiệu vua đi giữa đoàn ngự đạo. Bên phải và bên trái kiệu là viên tướng Prudhomme và đại tá Brissaud của thực dân Pháp cưỡi ngựa. Sau kiệu vua là những người thổi kèn clarinette và các hoàng thân, quan cao cấp và sĩ quan Pháp…
Đoàn ngự đạo rầm rộ ra khỏi Ngọ Môn thì rẽ trái ra ngoài kinh thành bằng cửa Đông Ba, đi ngang trước chùa Diệu Đế, trở về hướng cầu Gia Hội và tiến lên cửa Thượng Tứ. Khi đến Viện Thương Bạc, nhà vua xuống kiệu vào thăm xã giao quân dinh của tướng Prudhomme.
Chào đón nhà vua, 21 phát đại bác được bắn ra từ một pháo thuyền trên sông Hương gần đó. Một bữa tiệc đã được dọn sẵn, mọi người, cả tây lẫn ta, từ vua quan đến lính tráng, đều ăn uống vui vẻ.
Đến 17h, buổi tiệc kết thúc. Đoàn Ngự đạo trở lại hoàng thành, vào Đại Nội bằng cửa Ngọ Môn. 3 phát súng lệnh bắn trên kỳ đài để báo hiệu hết lễ du xuân.
Trong suốt buổi du xuân của nhà vua hôm ấy, phủ Thừa Thiên đã lệnh cho dân chúng trên các tuyến đường vua đi qua, đều phải bày hương án, trang hoàng đẹp, treo cờ, thắp hương trầm, vái lạy chào mừng.
Lễ tế của thời xưa
Ngoài ra, vào mùa Xuân, triều đình nhà Nguyễn cũng tổ chức nhiều lễ hội quan trọng, có thể kể ra một vài lễ hội như:
Lễ tế Nam Giao: Là lễ tế quan trọng nhất, đứng đầu trong bậc Đại tự. Không gian tổ chức lễ tế diễn ra từ Hoàng cung đến tận đàn Nam Giao ở ngoại ô phía nam Kinh thành và kéo dài trong suốt mấy ngày liền.
Tế Nam giao dưới thời Nguyễn là hình thức hợp tế (tế tự chung cả Trời-Đất và các vị thần linh) và thường được tổ chức vào tháng trọng xuân hàng năm (tháng 2 âm lịch, nhưng từ năm 1839-1848 lại tế vào tháng quý xuân-tháng 3 âm lịch).
Từ thời Thành Thái trở đi, lễ tế Nam Giao được quy định 3 năm tổ chức một lần do quá tốn kém. Lực lượng tham gia lễ tế Nam Giao thường gồm hàng ngàn người cộng với sự tham gia đông đảo của nhân dân các làng xã dọc theo tuyến đường từ Kinh thành lên đàn tế.
Lễ tế Xã Tắc: Cùng với lễ tế Nam Giao, tế Xã Tắc là một trong những tế lễ lớn và có tầm quan trọng trong việc cai trị nước của nền quân chủ phong kiến. Đây là nghi lễ vừa mang ý nghĩa tôn giáo tín ngưỡng vừa mang màu sắc chính trị. Việc cho lập đàn Xã Tắc và tế Xã Tắc ở kinh đô và hầu khắp các địa phương trong nước là để đáp ứng nhu cầu quan trọng, một nhu cầu về mặt tinh thần không thể thiếu của toàn dân thời bấy giờ.
Lễ tế Xã Tắc được tổ chức mỗi năm hai lần vào mùa xuân và mùa thu (thực ra, trừ lễ tế Nam Giao, còn từ lễ tế Xã Tắc đến các lễ tế ở bậc Trung tự và Quần tự đều được tổ chức 2 lần vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch ). Khi tổ chức tế, có khi nhà vua đích thân làm chủ tế, cũng có khi cử quan khâm mạng đại thần thay thế.
Lễ tế Xã Tắc thời nhà Nguyễn được tái hiện ngay tại di tích Đàn Xã Tắc ở TP Huế. (Ảnh: VNE)
Lễ cày ruộng Tịch Điền: Đây là lễ cày ruộng đầu năm mới của nhà vua, được tổ chức tại ruộng Tịch Điền tại Kinh đô (phía bắc bên trong Kinh thành, gần đàn Tiên Nông). Lễ cày ruộng được tổ chức cũng vào tháng 2 âm lịch.
Nhà vua cùng các quan đến khu ruộng Tịch Điền. Trước đó, từ sáng sớm, quan Phủ doãn phủ Thừa Thiên phải đến tế tại đàn Tiên Nông.
Sau khi đích thân cày 6 luống đầu tiên, nhà vua sẽ ra ngự tại điện Quan Canh (trong vườn Thường Mậu) để xem các quan cày ruộng.
Lần lượt các quan theo thứ bậc sẽ cày các luống tiếp theo. Đây là nghi lễ đầu năm của triều đình nhằm khuyến khích toàn thể nhân dân chăm lo việc nông tang.
Có thể nói đây là một lễ hội cung đình rất giàu chất nhân văn, xuất phát từ các yêu cầu thực tế của một đất nước nông nghiệp như nước ta. Đáng tiếc là đến nay, khu ruộng Tịch Điền, vườn Thường Mậu và đàn Tiên Nông đều không còn.
Tài liệu tham khảo:
1. Zing.com
2. visithue.com