Địa Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất.

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,169
3,209
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CHƯƠNG II: VŨ TRỤ. HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT

Bài 5: Vũ trụ. Hệ Mặt trời và Trái Đất.
Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
I. Khái quát về vũ trụ, hệ Mặt trời, Trái đất trong hệ Mặt trời.
1. Vũ trụ
- Vũ trụ:
Là không gian vô tận chứa các thiên hà.
- Thiên Hà: Là tập hợp nhiều thiên thể (ngôi sao, hành tinh, vệ tinh...) cùng khí, bụi, bức xạ điện từ.

2.Hệ Mặt trời
- Dải Ngân Hà (Milky way): Là một thiên hà, bao gồm Mặt trời và các hành tinh của nó.
- Hệ Mặt Trời: là 1 tập hợp các thiên thể trong dải ngân hà bao gồm:
+ Mặt Trời là trung tâm.
+ Tám hành tinh: 4 hành tinh đất đá (Sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa); 4 hành tinh khí (sao Sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương).
+ Các hành tinh lùn, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi...
3. Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
- Hành tinh thứ 3 tính từ Mặt Trời.
- Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt trời: 149,6 triệu km.
- Nhận được lượng nhiệt, ánh sáng phù hợp cho sự sống.
- Tự quay quanh trục và chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời.


II. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
*Sự luân phiên ngày đêm:
Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục.
*Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày.
- Cùng thời điểm, các địa điểm thuộc kinh tuyến khác nhau có giờ địa phương khác nhau.
- Bề mặt Trái Đất chia 24 múi giờ, múi giờ 0 được lấy làm giờ quốc tế (giờ GMT).
- Đường chuyển ngày quốc tế là kinh tuyến 180, từ Đông sang Tây lùi dần đi 1 ngày, từ Tây sang Đông cộng dần thêm 1 ngày.
*Sự lệch hướng chuyển động các vật thể.
- Các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất bị lệch so với hướng ban đầu:
+ Ở Bắc bán cầu vật bị lệch về bên phải hướng chuyển động.
+ Ở Nam bán cầu vật bị lệch về bên trái hướng chuyển động.
- Nguyên nhân: Mọi điểm thuộc các vĩ độ trên Trái Đất (trừ 2 cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng từ Tây -> Đông, điều này tạo ra 1 lực tác động lên các vật thể đang chuyển động (vì chúng phải giữ nguyên chuyển động thẳng hướng), lực này được gọi là lực Coriolis.

- Tác động tới hướng chuyển động các khối khí, dòng biển, sông....
 
Last edited:

Pyrit

Cựu Mod Vật Lí
Thành viên
27 Tháng hai 2017
2,140
4,211
644
19
Cần Thơ
THPT Chuyên Lý Tự Trọng
Bài 5: Vũ trụ. Hệ Mặt trời và Trái Đất.
Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
I. Khái quát về vũ trụ, hệ Mặt trời, Trái đất trong hệ Mặt trời.
1. Vũ trụ
- Vũ trụ:
Là không gian vô tận chứa các thiên hà.
- Thiên Hà: Là tập hợp nhiều thiên thể (ngôi sao, hành tinh, vệ tinh...) cùng khí, bụi, bức xạ điện từ.

2.Hệ Mặt trời
- Dải Ngân Hà (Milky way): Là một thiên hà, bao gồm Mặt trời và các hành tinh của nó.
- Hệ Mặt Trời: là 1 tập hợp các thiên thể trong dải ngân hà bao gồm:
+ Mặt Trời là trung tâm.
+ Tám hành tinh: 4 hành tinh đất đá (Sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa); 4 hành tinh khí (sao Sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương).
+ Các hành tinh lùn, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi...
3. Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
- Hành tinh thứ 3 tính từ Mặt Trời.
- Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt trời: 149,6 triệu km.
- Nhận được lượng nhiệt, ánh sáng phù hợp cho sự sống.
- Tự quay quanh trục và chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời.


II. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
*Sự luân phiên ngày đêm:
Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục.
*Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày.
- Cùng thời điểm, các địa điểm thuộc kinh tuyến khác nhau có giờ địa phương khác nhau.
- Bề mặt Trái Đất chia 24 múi giờ, múi giờ 0 được lấy làm giờ quốc tế (giờ GMT).
- Đường chuyển ngày quốc tế là kinh tuyến 180, từ Đông sang Tây lùi dần đi 1 ngày, từ Tây sang Đông cộng dần thêm 1 ngày.
*Sự lệch hướng chuyển động các vật thể.
- Các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất bị lệch so với hướng ban đầu:
+ Ở Bắc bán cầu vật bị lệch về bên phải hướng chuyển động.
+ Ở Nam bán cầu vật bị lệch về bên trái hướng chuyển động.
- Nguyên nhân: Mọi điểm thuộc các vĩ độ trên Trái Đất (trừ 2 cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng từ Tây -> Đông.

- Tác động tới hướng chuyển động các khối khí, dòng biển, sông....
Nói chung là nguyên nhân gây ra sự lệch hướng chuyển động của các vật thể đều do lực quán tính Coriolis gây ra bắt nguồn từ việc mọi điểm thuộc các vĩ độ trên Trái Đất (trừ 2 cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng từ Tây sang Đông. Ông quên đề cập đến nó là không được :/
 
Last edited:

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,169
3,209
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
À phải, quên mất. Nhưng không phải là không đề cập. Vì phần này
- Nguyên nhân: Mọi điểm thuộc các vĩ độ trên Trái Đất (trừ 2 cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng
là giải thích về sự tạo ra lực tác động làm lệch hướng, rồi mới có thể nói được tên lực làm lệch hướng đó là lực coriolis.
sự lệch hướng chuyển động của các vật thể đều do lực quán tính Coriolis gây ra từ đó mới có việc mọi điểm thuộc các vĩ độ trên Trái Đất (trừ 2 cực) đều có vận tốc dài khác nhau, hướng Tây sang Đông
Về bản chất thì lực quán tính không thể gây ra việc vận tốc dài của mọi điểm trên Trái Đất Khác nhau được. Vì phải có sự chuyển động thì mới sinh ra lực quán tính. Nếu xét trong hệ quy chiếu này thì Trái Đất chuyển động (1) ->gây ra lực Coriolis (2) -> vật thể chuyển động bị lệch hướng (3). Còn việc vận tốc dài của mọi điểm trên Trái đất khác nhau thì không phải do lực quán tính và nó cũng không bị ảnh hưởng bởi lực quán tính. Mà là do Trái Đất Hình cầu và chuyển động quanh trục với một vận tốc nhất định, vì có thể thấy rằng nếu giả sử trái đất hình trụ tròn và chuyển động quay quanh trục thì toàn bộ các điểm trên mặt bên đều có vận tốc như nhau.
 
Last edited:
Top Bottom