Văn Vũ Nương- vẻ đẹp phụ nữ PK

Julia Sarah

Học sinh chăm học
Thành viên
27 Tháng hai 2017
94
112
141
Mình cho bạn dàn ý nha:
I – Mở bài:
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận ( Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua hai tác phẩm).
II – Thân bài:
* Giới thiệu những nét chung về nội dung của các tác phẩm văn học viết về người phụ nữ trong xã hội phong kiến: đó là những người phụ nữ có tài, có sắc hoặc có vẻ đẹp tâm hồn nhưng lại phải sống cuộc đời bất hạnh, khổ đau, gặp nhiều bi kịch -> Khi viết về họ, các tác giả thường thể hiện tấm lòng nhân đạo của mình.
* Phân tích cụ thể:
1. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam là hiện thân của cái đẹp:
a. Vẻ đẹp hình thức:
- Vũ Nương: vẻ đẹp dịu dàng, thuần hậu ( “tư dung tốt đẹp”).
- Thúy Kiều: Kiều đẹp”sắc sảo, mặn mà”. ( dẫn chứng trong bài “Chị em Thúy Kiều ).
b. Vẻ đẹp tài năng, phẩm chất:
- Vũ Nương: tính tình thùy mị nết na, yêu thương và chung thủy với chồng, hiếu thảo với mẹ chồng, thương con, hết lòng lo cho hạnh phúc gia đình… ( Dẫn chứng )
- Thúy Kiều:
+ Không chỉ đẹp, Kiều còn là người phụ nữ toàn tài. Cầm kỳ, thi, họa-tài nào nàng cũng
giỏi nhưng nổi trội nhất vẫn là tài đàn. Đặc tả cái tài của Kiều cũng là để ngợi ca cái tâm
đặc biệt của nàng. Bản đàn bạc mệnh mà nàng sáng tác chính là tiếng lòng của trái tim
đa sầu đa cảm.
+ Hiếu thảo với cha mẹ, giàu đức hi sinh, có lòng vị tha, có trái tim đôn hậu, có ý thức sâu sắc về nhân phẩm của mình… ( Dẫn chứng qua các đoạn trích đã học và đọc thêm).
2. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam là hiện thân của những số phận bi thương:
* Qua hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều”, ta thấy người phụ nữ trong xã hội xưa là nạn nhân của xã hội phong kiến có nhiều bất công dẫn đến những đau khổ, thiệt thòi.
- Người phụ nữ là nạn nhân của chế độ nam quyền:
+ Nàng Vũ Nương có một cuộc hôn nhân không bình đẳng ( Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về làm vợ. Sự cách bức giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn mặc cảm” “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”; và sau này, cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo, gia trưởng).
+ Chỉ vì hiểu lầm mà Trương Sinh độc đoán, hồ đồ mắng nhiếc Vũ Nương, không cho nàng cơ hội thanh minh, phải tìm đến cái chết để minh oan.
+ Vũ Nương chết oan ức nhưng Trương Sinh không ân hận day dứt, không hề bị xã hội lên án. Trương Sinh coi như việc đã qua rồi. Như vậy, chuyện danh dự, sinh mệnh của người phụ nữ bị tùy tiện định đoạt bởi người đàn ông, không có hành lang đạo lí, dư luận xã hội bảo vệ, che chở.
- Người phụ nữ còn là nạn nhân của chiến tranh, của xã hội đồng tiền đen bạc.
+ Vũ Nương lấy Trương Sinh, chàng ra lính để lại mẹ già và đứa con còn chưa ra đời. Nuôi dưỡng mẹ già, chăm sóc con, nàng tận tụy vì gia đình nhưng chiến tranh làm xa cách, tạo điều kiện cho sự hiểu lầm trở thành nguyên nhân gây bất hạnh.
+ Nàng Kiều lại là nạn nhân của xã hội đồng tiền. Xã hội ấy vận động trên cơ chế:
“Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”.
Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập, Kiều đã phải bán mình cho Mã Giám Sinh – một tên buôn thịt bán người, để trở thành món hàng cho hắn cân đong, đo đếm, cò kè…
Cũng vì đồng tiền, Túi Bà và Mã Giám Sinh đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, khiến nàng phải đau đớn, đắng cay suốt mười lăm năm lưu lạc, phải “thanh lấu hai lượt, thanh y hai lần”.
- Những người phụ nữ như Vũ Nương, Thúy Kiều đều phải tìm đến cái chết để giải nỗi oan ức, thoát khỏi cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt.
3. Khái quát, nâng cao:
- Người phụ nữ trong hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều” hội tụ những vẻ đẹp đáng quý nhất và cũng là đầy đủ những gì đau khổ, tủi nhục nhất của con người. Họ là đại diện tiêu biểu của hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ.
- Viết về người phụ nữ, các nhà văn,nhà thơ đã đứng trên lập trường nhân sinh để bênh vực cho họ, đồng thời lên tiếng tố cáo gay gắt với các thể lực đã gây ra nỗi đau khổ cho họ.
- Liên hệ với cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội hiện đại.
III – Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
 
  • Like
Reactions: Eddie225

Wang Yuan

Giải ba cuộc thi Văn học trong tôi
Thành viên
7 Tháng ba 2017
70
75
81
22
Trùng Khánh - Trung Quốc
Học rộng tài cao nhưng Nguyễn Dữ phải sống trong xã hộ pk Việt Nam thời kì khủng hoảng nên ông chỉ làm quan một vài năm rồi lui về ở ẩn , viết sách. Tuy ko có nhiều tác phẩm lớn đóng góp cho nền Văn học trung đại ,nhưng Ng Dữ vs '' Truyền kì mạn lục '' đc người đời tôn vinh là ''thiên cổ kì bút'' cũng đủ để lại danh tiếng muôn đời . TRong 20 truyện của ''Truyền kì mạn lục'', ông thường viết về những người p/n bị xã hội pk chà đạp, đẩy vào hoàn cảnh bất hạnh. ''Chuyện người con gái NX '' là một trong số đó, nằm ở truyện thứ 16 của ''Truyền kì mạn lục''.VN - n/v chính trong tác phẩm là người phụ nữ nết na, hiền thục nhưng phải chịu số phận đau thương , oan nghiệt.
N/v VN trong tác phẩm là một người tính tình thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp. Đó là vẻ đẹp hoàn mĩ , công dung ngôn hạnh. Đó cũng chính là vẻ đẹp tiêu biểu cho người p/n VN ngày xưa.
Trong mối quan hệ vợ chồng, VN là người vợ thủy chung , son sắc. Biết chồng có tính đa nghi nên nàng luôn giữ gìn luôn phép ko để vợ chồng phải đến mức thất hòa. Vợ chồng hưởng niềm vui nghi gia nghi thất chưa đc bao lâu thì chàng Trương phải đi tòng quân. Trong phút chia li, lòng nàng chỉ lo cho nỗi an nguy của ck '' chàng đi chuyến này , thiếp chẳng dám mong đeo đc ấn phong hầu , mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên , thế là đủ rồi''. Thương ck nơi chiến trường phải chịu nhiều gian lao vất vả : '' chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường.....mẹ hiền lo lắng''. Lời nói ân cần mà đằm thắm thể hiện lòng yêu thương chồng của nàng. Xa ck, VN thủy chung, tấm lòng tha thiết luôn hướng về ck : ngày qua tháng lại.. ko thể nào ngăn được''. Hoàn cảnh của VN bây giờ chẳng khác nào với hoàn cảnh của Đoàn Thị Điểm trong '' Chinh phụ ngâm khúc'':
'' Chàng thì đi cõi mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chắn
Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh
.......
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngát một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Dường như , dưới thời pk , ko chỉ mk VN và Đoàn Thị Điểm mà tất cả những người p/n đều phải xã cách ck do chiến tranh , phải chịu cảnh phòng ko cô đơn , hiu quạnh.
Không chỉ là một người vk hiền mà VN còn là người mẹ, người con dâu hiếu thảo. Trong mối quan hệ mẹ ck nàng dâu, nàng hết sức chăm sóc, yêu thương mẹ ck. Khi mẹ ốm, '' nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn''. Khi mẹ ck mất ''nàng hết sức thương xót, phàm việc ma chay tế lễ , lo liệu như đối vs cha mẹ đẻ mk''.Đặc biệt tấm lòng mà nàng dành cho mẹ ck khiến bà cảm động. Khi mất , những lời cuối cùng của bà để dành chúc phúc cho con dâu: '' sau này , trời xét lòng lành,... con đã chẳng phụ mẹ''. Đối vs bé Đản thì nàng là một người mẹ và cũng là một người cha . Để con mk bớt đi cảm giác thiếu thốn tình cảm của cha, tối tối nàng chỉ chiếc bóng của mình trên vách và nói đó là cha Đản. Hành động của nàng khiến cho người đọc cũng cảm nhận đc tình cảm vô bờ mà nàng dành cho con. Nhưng nàng đâu ngờ rằng chính những lời nói dối đó lại khiến tai họa ập xuống đầu mk. Khi bị ck nghi oan, nàng dùng lời nói dịu dàng nói về thân phận của mk khi ở nhà ck, khẳng định tấm lòng chung thủy , trong trắng của mk . Nàng nói đến tình nghĩa vk ck , xin ck đừng nghi oan. Nhưng mọi lời biện bạch của nàng đều bị Trương Sinh từ chối, mặc sức cho hàng xóm khuyên lơn mắng nhiếc và đánh đuổi nàng đi. Đó là nỗi thất vọng tột cùng của VN .Không những thế nàng càng đau lòng hơn vì sự trong sáng bị sỉ nhục, tấm lòng thủy chung bị nghi ngờ, nhân cách cao quý của đời người phụ nữ bị xúc phạm nặng nề, nên nàng chỉ còn cách tìm đến cái chết để minh oan cho mk. Sự lựa chọn của VN trầm mk tự vẫn đã phản ánh một thực tế : xh pk xưa ko có chỗ cho những người như nàng dung thân.Đó là hành động quyết liệt cuối cùng của nàng để bảo toàn danh dự phẩm giá của mk. Cái chết của nàng là lời tố cáo đanh thép cũng là niềm cảm thương cho số phận người p/n trong xhpk
Cuối cùng tuy dc Linh Phi cứu giúp và đc giải oan nhưng niềm khao khát trở về trần gian đoàn viên cùng gđ của VN ko thể thực hiện đc.Nàng vĩnh viến ko thể trở về trần gian. Đoàn tụ hạnh phúc chỉ là ảo ảnh, chia li tan nát mới là hiện thực.
Ng Dữ viết '' Chuyện người con gái NX '' phản ánh số phận oan nghiệt của người p/n , là 1 bản án về cái chết oan khốc nhằm lên án chế độ pk , đồng thời khơi dậy ở chúng ta niềm thương cảm trước một bị kịch về thân phận của người p/n dưới chế độ pk bị vùi dập , bi đẩy vào bước đường cùng như vậy bởi chế độ pk đã để cho người đàn ông có quyền định đoạt mọi việc, nên người phụ nữ phải chịu biết bao đau khổ, oan ức.

Nguồn : Sưu tầm
 
Last edited by a moderator:

Tiểu Minn

Học sinh mới
Thành viên
17 Tháng tám 2018
59
16
11
20
Đà Nẵng
THCS Huỳnh Thúc Kháng
Mình cho bạn dàn ý nha:
I – Mở bài:
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận ( Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua hai tác phẩm).
II – Thân bài:
* Giới thiệu những nét chung về nội dung của các tác phẩm văn học viết về người phụ nữ trong xã hội phong kiến: đó là những người phụ nữ có tài, có sắc hoặc có vẻ đẹp tâm hồn nhưng lại phải sống cuộc đời bất hạnh, khổ đau, gặp nhiều bi kịch -> Khi viết về họ, các tác giả thường thể hiện tấm lòng nhân đạo của mình.
* Phân tích cụ thể:
1. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam là hiện thân của cái đẹp:
a. Vẻ đẹp hình thức:
- Vũ Nương: vẻ đẹp dịu dàng, thuần hậu ( “tư dung tốt đẹp”).
- Thúy Kiều: Kiều đẹp”sắc sảo, mặn mà”. ( dẫn chứng trong bài “Chị em Thúy Kiều ).
b. Vẻ đẹp tài năng, phẩm chất:
- Vũ Nương: tính tình thùy mị nết na, yêu thương và chung thủy với chồng, hiếu thảo với mẹ chồng, thương con, hết lòng lo cho hạnh phúc gia đình… ( Dẫn chứng )
- Thúy Kiều:
+ Không chỉ đẹp, Kiều còn là người phụ nữ toàn tài. Cầm kỳ, thi, họa-tài nào nàng cũng
giỏi nhưng nổi trội nhất vẫn là tài đàn. Đặc tả cái tài của Kiều cũng là để ngợi ca cái tâm
đặc biệt của nàng. Bản đàn bạc mệnh mà nàng sáng tác chính là tiếng lòng của trái tim
đa sầu đa cảm.
+ Hiếu thảo với cha mẹ, giàu đức hi sinh, có lòng vị tha, có trái tim đôn hậu, có ý thức sâu sắc về nhân phẩm của mình… ( Dẫn chứng qua các đoạn trích đã học và đọc thêm).
2. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam là hiện thân của những số phận bi thương:
* Qua hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều”, ta thấy người phụ nữ trong xã hội xưa là nạn nhân của xã hội phong kiến có nhiều bất công dẫn đến những đau khổ, thiệt thòi.
- Người phụ nữ là nạn nhân của chế độ nam quyền:
+ Nàng Vũ Nương có một cuộc hôn nhân không bình đẳng ( Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về làm vợ. Sự cách bức giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn mặc cảm” “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”; và sau này, cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo, gia trưởng).
+ Chỉ vì hiểu lầm mà Trương Sinh độc đoán, hồ đồ mắng nhiếc Vũ Nương, không cho nàng cơ hội thanh minh, phải tìm đến cái chết để minh oan.
+ Vũ Nương chết oan ức nhưng Trương Sinh không ân hận day dứt, không hề bị xã hội lên án. Trương Sinh coi như việc đã qua rồi. Như vậy, chuyện danh dự, sinh mệnh của người phụ nữ bị tùy tiện định đoạt bởi người đàn ông, không có hành lang đạo lí, dư luận xã hội bảo vệ, che chở.
- Người phụ nữ còn là nạn nhân của chiến tranh, của xã hội đồng tiền đen bạc.
+ Vũ Nương lấy Trương Sinh, chàng ra lính để lại mẹ già và đứa con còn chưa ra đời. Nuôi dưỡng mẹ già, chăm sóc con, nàng tận tụy vì gia đình nhưng chiến tranh làm xa cách, tạo điều kiện cho sự hiểu lầm trở thành nguyên nhân gây bất hạnh.
+ Nàng Kiều lại là nạn nhân của xã hội đồng tiền. Xã hội ấy vận động trên cơ chế:
“Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”.
Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập, Kiều đã phải bán mình cho Mã Giám Sinh – một tên buôn thịt bán người, để trở thành món hàng cho hắn cân đong, đo đếm, cò kè…
Cũng vì đồng tiền, Túi Bà và Mã Giám Sinh đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, khiến nàng phải đau đớn, đắng cay suốt mười lăm năm lưu lạc, phải “thanh lấu hai lượt, thanh y hai lần”.
- Những người phụ nữ như Vũ Nương, Thúy Kiều đều phải tìm đến cái chết để giải nỗi oan ức, thoát khỏi cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt.
3. Khái quát, nâng cao:
- Người phụ nữ trong hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều” hội tụ những vẻ đẹp đáng quý nhất và cũng là đầy đủ những gì đau khổ, tủi nhục nhất của con người. Họ là đại diện tiêu biểu của hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ.
- Viết về người phụ nữ, các nhà văn,nhà thơ đã đứng trên lập trường nhân sinh để bênh vực cho họ, đồng thời lên tiếng tố cáo gay gắt với các thể lực đã gây ra nỗi đau khổ cho họ.
- Liên hệ với cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội hiện đại.
III – Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Mình thấy cứ như bị lạc đề :)) Đề đâu phải là so sánh nhân vật Vũ Nương và Thúy Kiều đâu ạ?
 
Top Bottom