Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
VU LAN BÁO HIẾU
Hàng năm cứ vào ngày 15 tháng 7 Âm lịch, người dân Việt theo đạo Phật có một ngày lễ lớn gọi là ngày lễ Vu Lan. Đây là đại lễ báo hiếu ông bà, cha mẹ, tổ tiên - một tập tục đáng quý của người Việt, thể hiện truyền thống đạo lý "ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Lễ Vu Lan bắt nguồn từ sự tích về lòng hiếu thảo của Ông Ma Ha Một Ðặc Già La, thường gọi là Ðại Mục Kiền Liên, gọi tắt là Mục Liên. Tôn giả Mục Kiền Liên là một trong số ít đệ tử xuất chúng của Ðức Phật. Ngài có quyền pháp vô biên, nhưng không vì thế mà Ngài quên đi nghĩa vụ của một người con đối với cha mẹ. Một lần, dùng tuệ nhãn quan sát khắp “bốn phương tám hướng” Tôn giả Mục Kiền Liên thấy mẹ mình (là bà Thanh Ðề) đang chịu cảnh tội đồ trong ngục A tỳ, thân thể gầy héo, xanh xao, chỉ còn da bọc xương, khổ đau khôn xiết. Dù biết đó là do kết quả của thói tham lam, độc ác, sự dối trá từ thuở sinh thời mẹ đã gây nên, nhưng Ngài vẫn không khỏi thương xót. Dùng pháp thuật của mình, Tôn giả Mục Kiền Liên mang cơm dâng lên mẹ.
Nhưng, do nghiệp quá lớn nên bát cơm bà Thanh Ðề cầm trên tay bỗng hoá thành than đỏ. Chứng kiến cảnh tượng ấy, Ngài rất đau lòng, về bạch lại với Phật, mong Ðức Phật cứu vớt để linh hồn mẹ mình được siêu thoát. Cảm động trước tấm lòng hiếu nghĩa của Tôn giả Mục Kiền Liên, Ðức Phật đã chỉ cách để Ngài có thể cứu vớt được mẹ ra khỏi cảnh đoạ đầy. Ðức Phật nói: “Ông tuy quyền phép vô biên, lại hiếu thảo hơn người, tấm lòng của ông làm cảm động cả trời đất nhưng tội ác của mẹ ông quá nặng, một mình ông không thể cứu được mẹ. Ðến ngày rằm th.á.n.g bẩy, Chư Phật hoan hỉ, Chư Tăng tự tứ, hãy sửa soạn lễ vật cúng Dàng, thành tâm thỉnh cầu Chư Tăng chú nguyện thì mẹ ông mới có thể siêu thoát được”.
Ngày lễ Vu Lan bởi thế không chỉ có ý nghĩa là ngày cúng lễ tưởng nhớ ông bà tổ tiên, cúng cho các vong hồn cô quạnh mà sâu xa hơn, nó nhắc nhở người ta biết trân trọng những gì mình đang có: cha mẹ, gia đình, người thân. Việc hiếu nghĩa này không chỉ dừng lại ở hiếu với mẹ cha mà còn bao la rộng lớn hơn: hiếu với cộng đồng, xã hội. Hiếu với mọi người cho ta cuộc sống ngày hôm nay. Vào ngày lễ Vu Lan nếu ai còn mẹ thì được cài lên áo bông hồng màu đỏ, người đó sẽ thấy tự hào khi mình còn có mẹ. Những ai không còn mẹ thì được cài lên áo bông hoa màu trắng. Người được cài bông hoa màu trắng sẽ cảm thấy xót xa, nhớ thương người mẹ đã mất. Người được cài bông hồng màu đỏ thì sẽ thấy sung sướng, nhớ rằng mình còn có mẹ bên cạnh và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai mẹ không còn, dẫu có khóc than cũng chẳng còn kịp nữa.
Phong tục cài hoa hồng đỏ, hoa hồng trắng vào dịp Vu Lan là do Thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng vào thập niên 60 của thế kỉ trước để tăng thêm ý nghĩa văn hóa cho lễ hội này, nhất là để con cái nhớ về cha mẹ dù con hay mất
Phật dạy rằng, trong trăm điều thiện thì hiếu thảo là cái thiện hàng đầu. Trong trăm phúc báo thì hiếu thảo là phúc báo số 1.
Phật dạy: “Thiên kinh vạn quyển, hiếu đạo vi tiên” nghĩa là ngàn quyển kinh, trăm quyển sách tôn vinh hiếu đạo làm đầu. Mùa Vu lan rằm tháng 7 là dịp để những người con báo hiếu, tri ân công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.
Mỗi ngày đang sống là một ngày Vu lan
Như Kinh Phật đã viết: “Tột cùng điều thiện, không gì bằng hiếu. Tột cùng điều ác, không gì bằng bất hiếu”. Noi gương hiếu hạnh của Ngài Mục Kiền Liên, hằng năm vào dịp rằm tháng 7 những người con cùng nhau bày tỏ tình cảm, lòng tri ân đối với ơn cha mẹ, ơn ông bà, tổ tiên. Vì vậy bao đời nay, Vu lan đã trở thành một ngày lễ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần duy trì và củng cố đạo lý trong gia đình, đề cao chữ Hiếu để nhắc nhở đạo làm con. Không những thế, chữ Hiếu trở thành một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá con người, mà nếu không thành tâm với cha mẹ họ sẽ trở nên bất hạnh.
Với đạo lý "Tu đâu cho bằng tu nhà - Thờ cha, kính mẹ ấy là chân tu", trong ngày Vu lan nghi thức cài hoa hồng, rửa chân tạ ơn cho cha mẹ giúp biết bao người con thức tỉnh. Đây là khoảng lặng để những người con “vô tư” kịp nhìn thấy những vết chai sạn của đôi bàn chân cha hay đôi bàn tay gân guốc của mẹ. Đâu phải đợi tới lúc lâm chung, mà chính những năm tháng ngắn ngủi còn mẹ cha bên cạnh, phận làm con luôn phải phụng dưỡng, yêu thương.
Lễ Vu Lan không nhất thiết phải cúng bái, lễ lạt gì mới đủ thành tâm, chỉ cần hàng ngày, hàng giờ ghi nhớ những điều dưới đây là đủ:
1. Cha mẹ dạy bảo, con cái lắng nghe
Ở thời điểm cho mẹ khuyên giải, nhất định phải cung kính tiếp nhận. Ở thời điểm cha mẹ trách phạt, nhất định phải khiêm tốn ăn năn, kiểm điểm bản thân, sửa đổi chính mình.
Vì bậc làm cha làm mẹ nào trên thế gian này cũng đều một lòng mong con cái trưởng thành đức hạnh, mà con cái cãi lời chính là không có tâm cung kính.
2. Kiên nhẫn lắng nghe, trò chuyện cùng cha mẹ
Cha mẹ hiểu lầm, không giải thích cũng không sao, nhún một bước, nhẫn một chút, nóng nảy qua đi, cha mẹ con cái lại hòa bình.
Trên đời này, bất cứ ai cũng có thể đến rồi đi, bất cứ ai cũng có thể từ quen thuộc trở thành xa lạ, từ gần gũi trở nên người dưng nước lã.
Chỉ có cha mẹ với con cái là dù xa cách bao nhiêu cũng vẫn là người thân, người yêu nhất, không thể chối bỏ.
3. Yêu thương bản thân, yêu thương cha mẹ
Cha mẹ đánh con, cha mẹ đau, con đánh cha mẹ, cha mẹ đau. Vì thế, trong mối quan hệ cha mẹ - con cái, êm ấm thì cả hai hạnh phúc, bất hòa thì cha mẹ chịu khổ.
Người làm cha làm mẹ luôn chịu thiệt thòi, nhường nhịn và bao dung với con cái. Cha mẹ nuôi con không kể tháng ngày, con nuôi cha mẹ con đếm từng ngày.
Muốn hiếu với cha, với mẹ thì tốt với mẹ cha thôi chưa đủ, tốt với chính mình mới là sáng suốt, vì con hạnh phúc, cha mẹ khắc yên lòng.
Vu Lan báo hiếu, bông hồng màu đỏ cài áo những ai còn đang còn mẹ để báo hiếu, bông hồng trắng trên những khuôn ngực không thôi nỗi đau mất mẹ.
Dù là bất kì ai, ngày này hãy một lần ngẫm về chữ hiếu, hướng đến đấng sinh thành, tự thấy mình đã là đứa con ngoan?
Rồi ngài thuyết kinh Vu Lan khuyên đến ngày rằm tháng bảy, Mục Kiền Liên cùng mọi người sắm sửa cúng lễ sao thật thành tâm sẽ cứu được mẹ.
Đức Phật còn bảo chúng sinh muốn báo hiếu với cha mẹ thì theo cách đó mà làm. Mục Kiền Liên làm theo lời Phật, cứu được mẹ và giải thoát được các vong hồn bị giam ở âm cung.
Từ truyền thuyết này, lễ Vu Lan hình thành. Hàng năm, đến ngày rằm tháng bảy, mọi người lại cùng nhau bày tỏ tình cảm, lòng tri ân đối với ơn cha mẹ, ơn ông bà, tổ tiên.
Đó là báo hiếu đối với công ơn của người sinh thành - đạo hạnh đứng đầu trong ‘tứ ân’ của nhà Phật.
Những cách báo hiếu trong mùa lễ Vũ Lan
Lễ Vu Lan báo hiếu không chỉ là ngày dành cho các Phật tử đó còn là mùa báo ân, báo hiếu của tất cả những người con dành cho bố mẹ đã sinh thành và dưỡng dục mình.
Theo giáo lý Phật dạy, việc tỏ lòng thành kính biết ơn đấng sinh thành của mỗi người có nhiều cách khác nhau.
Vào ngày này, các phật tử thường làm lễ cúng dường, lễ cầu siêu, làm phúc bố thí, phóng sinh để tích phước cầu an, cầu mong cho cha mẹ được tăng phúc tăng thọ, hóa giải nghiệp chướng...
Ngày lễ Vu Lan báo hiếu luôn là dịp đặc biệt để những người con bày tỏ lòng thành kính vô vàn dâng lên cha mẹ.
Nếu bạn khó nói lời cảm ơn cha mẹ nhân ngày lễ Vu Lan báo hiếu sắp tới thì một tấm thiệp nhỏ xinh sẽ giúp bạn thể hiện những lời chúc ý nghĩa, sâu sắc.
Gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến ba mẹ của mình là cách để bày tỏ cảm xúc của mình với những người mình yêu thương.
Món quà tuy giản dị nhưng chắc chắn sẽ khiến cha mẹ bạn rất vui.
Ngoài ra, bạn có thể dành tặng cha mẹ một bó hoa tươi thắm chan chứa yêu thương đính kèm tấm thiệp. Bạn có thể lựa chọn các loại hoa như: hoa cẩm chướng, hoa ly, hoa hồng...
Ngày Vu Lan báo hiếu là dịp hiếm hoi để bạn có thể bày tỏ sự biết ơn, tình cảm yêu thương tới bố mẹ. Vì vậy, bạn hãy tranh thủ thời gian ở bên gia đình dịp lễ Vu Lan này nhé!
Sưu tầm và biên soạn
Các bạn đọc xong bài này hãy tự nghĩ về chính mình đã sống được hay chưa?
Hãy cùng nhau chia sẽ những câu chuyện hay về bố mẹ, về ngày vu lan hay những câu chúc, lời hay ý đẹp dành cho đấng sinh thành của chúng ta.
Hi vọng bài này giúp các bạn khơi mở lòng mình và yêu thương bố mẹ nhiều hơn.
Thân ái!