Sử Vụ án thái sư Lê Văn Thịnh

Thần Linh Vũ Mộng

Banned
Banned
Thành viên
7 Tháng mười một 2019
268
204
51
Hà Tĩnh
Thcs Liên Hương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tháng 2 năm Ất Mão (1075), Vua Lý Nhân Tông cho mở khoa thi Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường, Lê Văn Thịnh dự thi và đã đỗ đầu. Vì thế, ông được coi là Trạng nguyên khai khoa của Việt Nam. Ban đầu, ông được vào hầu vua học, sau thăng chức Nội cấp sự, rồi Thị lang Bộ Binh. Tháng 6 năm Giáp Tý (1084), ông được cử đi đến trại Vĩnh Bình (thuộc Cao Bằng ngày nay) để bàn nghị về việc cương giới với Chánh sứ nhà Tống là Thành Trạc.
Sau khi đã "phân giải mọi lẽ", nhà Tống chấp thuận trả lại cho Đại Việt 6 huyện, 3 động thuộc châu Quảng Nguyên (nay là phần đất ở phía tây bắc tỉnh Cao Bằng) mà họ đã chiếm trước đây và cho thông sứ như cũ. Sau này, ông được thăng tới chức Thái sư. Ông cống hiến cho nhà Lý thêm 10 năm thì xảy ra "vụ án hồ Dâm Đàm" vào năm Ất Hợi (1095).
Về vụ án này, đến nay vẫn còn rất nhiều điều chưa được làm sáng tỏ. Sách Đại Việt sử lược ra đời vào thời Trần kể lại vụ án như sau: "Mùa đông tháng 11 năm Ất Hợi (1095), nhà vua (Lý Nhân Tông) xem đánh cá ở Diêu Đàm (hay Dâm Đàm, nay là hồ Tây, Hà Nội).
Lúc bấy giờ vua ngự trong một chiếc thuyền nhỏ, thị vệ theo hầu rất ít. Thái sư Lê Văn Thịnh vốn có mưu gian, nhân cơ hội ấy mới dùng phép thuật làm khói sương nổi thoắt lên bao phủ cả mặt hồ, ban ngày mà tối tăm mù mịt. Một lát, nhà vua nghe tiếng mái chèo sắp đến gần, vua có ý sợ xảy ra tai biến mới lấy cái mác phóng ra. Khói sương theo cái mác mà tan biến đi thì thấy thuyền của Lê Văn Thịnh đã đến gần, với đồ hung khí.
Vua sai người bắt giữ Lê Văn Thịnh lại rồi hạ chiếu đem an trí ở miệt Thao Giang. Trước kia, trong nhà Lê Văn Thịnh có tên đầy tớ là người Đại Lý (tức Vân Nam, Trung Quốc ngày nay) giỏi làm ảo thuật, Lê Văn Thịnh học được phép của nó. Và, đến đây thì làm phản".
Tại sao Lê Văn Thịnh phạm tội giết vua mà lại chỉ đi đày? Một số bậc đại Nho ở những thời kỳ sau cho rằng, đó là bởi những người cầm cân, nảy mực triều Lý đã thấm nhuần tư tưởng từ bi hỉ xả của Phật giáo mà tha cho Lê Văn Thịnh. Sử gia Ngô Sĩ Liên (thế kỷ 15) cũng viết: “Kẻ làm tôi, phạm tội giết vua cướp ngôi mà được miễn tội chết, thế là sai trong việc hình, lỗi ở vua tin sùng đạo Phật ”.
Bề mặt thì lý do đó có vẻ hợp lý, nhưng nếu lần lại việc vua Lê Thánh Tông xử những kẻ mắc tội mưu phản sau này (Tô Hậu, Đỗ Sùng), việc Thái hậu Linh Nhân (Ỷ Lan, mẹ vua) “xử” Hoàng Thái hậu Thượng Dương vào năm 1073, sẽ thấy lập luận đó là phiến diện, ngây thơ. Tất cả đã đều phải chết, trừ trường hợp Lê Văn Thịnh. Ngay từ năm 1071, nhà Lý đã có đạo luật quy định về tội Thập ác, trong đó có tội mưu phản, những kẻ phạm tội này đều chịu kết cục giống nhau là bị xử tử. Sự nhất quán này càng được khẳng định khi vào năm 1106, vua Lý đại xá thiên hạ, nhưng tội mưu phản không được xem xét. Với các sự kiện đó, nếu nói vì lòng nhân ái mà vua không giết Lê Văn Thịnh là chưa có sức thuyết phục.
Bên cạnh đó, ở hoàn cảnh bấy giờ, Thái sư quyền cao chức trọng, dưới một người trên muôn người, tiếm ngôi để làm gì? Vả lại, cứ giả sử cho là Thái sư có ý đó, thì cũng đừng quên rằng xung quanh vua Lý Nhân Tông là những “bộ óc” trác việt, nắm giữ quyền lực tối thượng: Hoàng Thái hậu Linh Nhân (Ỷ Lan), Thái uý Lý Thường Kiệt, ngoài ra là cả một triều đình từng chịu ơn mưa móc nhà Lý. Lê Văn Thịnh nếu có giết được vua, sẽ sống được mấy khắc? Một người uyên bác, trí tuệ như Lê Văn Thịnh chẳng lẽ không nhận ra được điều đó?
Tại sao sau vụ án kinh thiên động địa đó, không thấy triều Lý truy tìm “bè đảng” và sau này cũng tuyệt nhiên không phát hiện ai là “bè đảng” của Lê Văn Thịnh? Không lẽ muốn giết vua, cướp ngôi mà chỉ làm có một mình?
Những dấu hỏi cứ treo lơ lửng trên đầu lớp hậu thế của Thái sư họ Lê. Tuy gần 500 năm sau ngày ông mắc nạn, vị Thượng thư Bộ Lễ, Đại học sĩ hàn lâm Viện Đông Các dưới triều Hậu Lê là Nguyễn Bính đã có những nghiên cứu, đánh giá, ghi nhận công lao của Lê Văn Thịnh, nhưng dường như vẫn chưa chạm tới chân lý của vụ nghi án. Đến những năm 90 của Thế kỷ 20, dưới ánh sáng khoa học, vụ án hồ Dâm Đàm mới được xem xét một cách thấu đáo. 17 năm trước, khi những người dân thôn Bảo Tháp tìm ra bức tượng rồng oan khiên, cũng là lúc Sở VH- TT Hà Bắc (cũ) tổ chức một cuộc hội thảo quy mô về Lê Văn Thịnh và vụ án hồ Dâm Đàm.
ho3_jpg.jpg
Bức tượng rồng trong khuôn viên khu đền.
[TBODY] [/TBODY]
Ai là tác giả màn kịch?
Bằng những lập luận khoa học, các nhà nghiên cứu đã nêu lên một số vấn đề xung quanh vụ án này. Sau khi Lê Văn Thịnh giật giải Thủ khoa khoa thi Minh kinh bác học (mở đầu thời kỳ khoa cử theo Nho học), đã được triều Lý trọng dụng. Trong vòng chưa đầy 10 năm (1084) ông đã phong chức Tả thị lang, 1 năm sau phong chức Thái sư. Khi đã có quyền lực lớn trong tay, Thái sư đã thực hiện cải cách triều chính (theo sử sách ghi lại, năm 1086: Tổ chức thi tuyển người vào Hàn lâm viện, năm 1088: Định các chùa trong nước làm 3 hạng, cho quan văn tham gia vào việc quản lý, năm 1089: Định các chức văn võ, quan hầu vua và các chức tạp lưu, năm 1092: Định sổ ruộng thu tô...Những việc trên đương nhiên do nhà vua quyết, nhưng “quân sư” chắc chắn không thể ai khác ngoài Lê Văn Thịnh). Việc cải cách này đã đụng chạm vào quyền lợi của nhiều vương thân, quốc thích, quan lại và do vậy rất có thể đã khiến ông gặp hoạ.
Các nguồn tham khảo : wikipedia, facebook , một số nguồn khác
 
Top Bottom