[Event 2021]Eight 1611 + Vòng 3
————————————————-
Vào thời điểm những năm đầu của thế kỷ XX – giai đoạn cuối của Thế Chiến II, chỉ có một mối đe dọa duy nhất mà nhân loại phải đổi mặt, đó là vũ khí hạt nhân. Cho đến những năm 1990, sự biến đổi khí hậu cũng như các đại dịch cũng tiềm ẩn những nguy cơ vô cùng to lớn. Bill Gates cho rằng : Vũ khí sinh học còn nguy hiểm hơn chiến tranh hạt nhân. Theo quan điểm của nhóm chúng tôi, vũ khí sinh học và chiến tranh hạt nhân đều rất nguy hiểm, dù cách thức hoạt động khác nhau nhưng đều có một điểm chung, đó là: Đều có thể hủy diệt tất cả sự sống trên Trái Đất.
Chiến tranh hạt nhân là mối đe dọa của toàn nhân loại phải đối mặt, các vũ khí hạt nhân được sử dụng là vũ khí hủy diệt hàng loạt, một vũ khí hạt nhân nhỏ nhất có sức công phá lớn hơn bất kỳ vũ khí quy ước nào. Khác với chiến tranh thông thường, chiến tranh hạt nhân có mức độ và phạm vi phá hủy lớn hơn nhiều và gây những hậu quả lâu dài trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ sau cuộc chiến.Một cuộc chiến tranh hạt nhân trên quy mô lớn có thể dẫn đến sự hủy diệt tất cả các dạng sống trên Trái Đất. Và có thể "tiễn" hành tinh xanh của chúng ta trở về thời nguyên thủy, sơ khai. Vũ khí hạt nhân lần đầu tiên được sử dụng vào giai đoạn cuối Thế Chiến II khi Không quân Hoa Kỳ thả một quả bom phân hạch có biệt danh là "Little Boy" và "Fat Man" xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Những vụ ném bom này đã khiến khoảng 200.000 người thiệt mạng. Nếu chiến tranh hạt nhân diễn ra trên một quy mô toàn diện thì có thể khiến cho loài người tuyệt chủng, cho dù một số ít sống sót ( ở vùng xa cuộc chiến) thì tuổi thọ chỉ tương đương với thời kỳ trước Trung cổ trong nhiều thế kỷ.
Chiến tranh hạt nhân còn hủy diệt hệ sinh thái và ảnh hưởng nặng nề tới khí hậu của Trái Đất. Một cuộc chiến tranh hạt nhân nhỏ sẽ làm giảm nhiệt độ trái đất, lượng mưa hàng năm cũng giảm 9%, và nén hàng triệu tấn carbon vào khí quyển,… Các vụ nổ hạt nhân trong không trung sẽ làm cho một lượng lớn khói bụi
"chu du" vào lớp khí quyển. Bầu trời bị bao chùm bởi khói và bụi trở nên u ám, cây cối vì vậy không thể sống được dẫn đến lượng oxi giảm đi nhanh chóng, sự sống cũng lụi tàn. Phá hủy tầng ozon, làm cho liều lượng tia tử ngoại tăng cao, gây các bệnh về da, phá hỏng mùa màng, giết chết hàng ngàn loại vi sinh vật. Bức xạ sinh ra trong một cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ làm yếu hệ miễn dịch của cơ thể, ngoài nhiều tác động khác mà nó gây ra, khiến cho khả năng chống chọi bệnh tật của chúng ta bị suy giảm. Xét về lâu dài, sẽ xảy ra các hiện tượng đột biến, khi đã đủ thời gian cho những đột biến gien tái tổ hợp và bộc lộ, sẽ sinh ra những biến thể con người mới kinh khủng. Hầu hết những đột biến này, khi bộc lộ ra, sẽ mang tính nguy hiểm chết người.
Rõ ràng, một cuộc chiến tranh hạt nhân, dù lớn dù nhỏ, cũng tác hại lớn và gây chết chóc khôn xiết cho con người, không chỉ trong phạm vi một hai quốc gia tham chiến mà còn ảnh hưởng rộng lớn. Thậm chí cho tất cả loài người trên toàn cầu; không loại trừ một quốc gia nào.
Nếu chiến tranh hạt nhân là mối đe dọa cho con người, có thể chỉ với một “nút bấm” thì cả thế giới sẽ bị diệt vong thì vũ khí sinh học lại khiến nhân loại sợ hãi với khả năng lây lan, khiến con người chết dần chết mòn. Đại dịch, cho dù là xuất hiện tự nhiên hay do một kẻ khủng bố châm ngòi, thì mức độ nguy hại đều như nhau, mầm bệnh di chuyển nhanh có thể giết chết 30 triệu người trong vòng 1 năm.
Vũ khí sinh học, loại vũ khí được giới khoa học đánh giá là “nguyên thủy nhất, cổ xưa nhất, lâu đời nhất và cũng hiện đại nhất trong lịch sử”. Cho đến nay, nhân loại vẫn luôn ám ảnh về mức độ nguy hiểm cũng như khả năng chống đỡ yếu ớt của con người một khi chiến tranh sinh học thực sự xảy ra. Bởi nếu không thực sự kiểm soát được mầm bệnh trong chiến tranh sinh học, nó sẽ bùng phát trở thành đại dịch toàn cầu.. Nếu xét về nguồn gốc, chiến tranh sinh học có thể nói được tạo ra từ những thứ tưởng chừng đơn giản, không mất quá nhiều công sức nghiên cứu hay bảo quản nhưng lại tạo nên hiểm họa khôn lường. Xét trên khả năng gây độc, các loại vũ khí sinh học một khi đã lây lan bên ngoài môi trường sẽ rất khó để xác định được mức độ nghiêm trọng, có loại gây bệnh nghiêm trọng, có loại gây chết người.Nếu so sánh cả về tác nhân gây bệnh, khả năng lây lan và mức độ hủy diệt, thì vũ khí sinh học đáng sợ hơn hẳn bất kỳ thứ vũ khí nào. Chúng dễ vận chuyển, dễ chế tạo, giá thành rẻ. Một người với kiến thức cơ bản về sinh học cũng có thể biết cách chế tạo những loại vũ khí sinh học với số lượng lớn, mà không cần nguồn kinh phí quá lớn để đầu tư vào công nghệ tinh vi.Chúng có thể phát nổ ngay trên đường phố đông đúc hay trong một thùng rác bằng điều khiển từ xa. Trong khi đó, khả năng phát tán của chúng lại rất khó kiểm soát, cũng như không có đủ vắc-xin hay đồ bảo hộ để bảo vệ một thành phố đông đúc khỏi một cuộc tấn công quy mô nhỏ, chứ chưa nói đến những cuộc tấn công lớn hơn.Điều này càng trở nên nguy hiểm nếu chúng rơi vào tay chủ nghĩa khủng bố hoặc các nhân tố phi quốc gia khác, các quốc gia bất hảo, đặc biệt trong giai đoạn toàn cầu hóa khiến mọi công đoạn đều trở nên dễ dàng hơn.
Trong chiến tranh hiện đại, lần đầu tiên vũ khí sinh học được Đức sử dụng trong Chiến tranh thế giới lần thứ I, gây ra bệnh sổ mũi ngựa. Năm 2001, trong cuộc chiến của Mỹ tại Áp-ga-ni-xtan, vũ khí sinh học (vi trùng bệnh than, đậu mùa) đã được sử dụng như một loại vũ khí khủng bố dã man nhất chống nhân loại.Theo thống kê, từ Chiến tranh thế giới lần thứ I đến nay, có khoảng 50 loại vi sinh vật từng được sử dụng làm vũ khí sinh học, như vi-rút đậu mùa, viêm não, sốt xuất huyết, ebola, tularemia; trực khuẩn bệnh than, dịch hạch, trực cầu thương hàn..
Có nhiều ý kiến cho rằng, vũ khí sinh học có thể “thô sơ như trái đất”. Nghĩa là đã xuất hiện từ rất lâu, loại vũ khí này không đáng lo ngại bằng những loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác với công nghệ tinh vi hơn. Nhưng trong những năm gần đây, công nghệ sinh học là mảng nhận được mối quan tâm lớn từ phía chính phủ các nước. Cũng như Bill Gates, các chuyên gia ngày càng lo ngại về những tiến bộ gần đây trong công nghệ chỉnh sửa gen, nếu bị sử dụng với mục đích xấu, có thể gây ra hiểm họa to lớn. Nếu rơi vào tay những kẻ khủng bố, tính năng chỉnh sửa gen có thể được xếp trong danh sách vũ khí huỷ diệt nguy hiểm, dẫn đến những tác động sâu rộng về an ninh, kinh tế - xã hội của quốc gia. Và có thể hủy diệt cả nhân loại.
Hãy tưởng tượng giả sử xảy ra cuộc chiến tranh thế giới thứ 3 mà vũ khí là 2 thứ đáng sợ trên thì chuyện gì xảy ra nhỉ? Nhà vật lý học Albert Einstein đã từng nói rằng : "Tôikhông biết chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ sử dụng vũ khí nào nhưng tôi biết rằng chiến tranh thế giới thứ 4 sẽ sử dụng gậy gộc và đá". Câu nói lấp lửng của Anhxtanh chứa đựng ẩn ý là sau đại chiến thế giới bằng vũ khí nguyên tử hay vũ khí sinh học thì mọi sự sống sẽ bị diệt vong. Nếu sau đó hàng triệu năm, con người xuất hiện trở lại thì cũng phải phát triển theo tiến trình từ thấp đến cao, từ nguyên thủy đến hiện đại, chiến tranh thế giới thứ tư sẽ dùng các loại vũ khí sơ khai của người nguyên thủy đó là gậy gộc và đá.
Chiến tranh hạt nhân hay vũ khí sinh học đều là mối hiểm họa đe dọa nhân loại, chúng gây ra những hậu quả mà không ai có thể lường trước được. Chính vì thế, trước mối đe dọa đó, cộng đồng quốc tế và mỗi con người trên Trái Đất cần có trách nhiệm nỗ lực hành động để ngăn chặn, đồng thời yêu cầu những quốc gia sở hữu hạt nhân phải có thái độ nghiêm túc trong việc thực hiện Hiệp ước NPT, phòng chống mọi nguy cơ khủng bố sinh học và hạt nhân.
Nguồn Trải nghiệm sống