Võ thuật

  • Thread starter _ღŃ♠Ä♣Ħ♥Şღ_
  • Ngày gửi
  • Replies 16
  • Views 3,646

_ღŃ♠Ä♣Ħ♥Şღ_

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Judo.jpg

Chữ Judo bằng chữ Nhật

Judo (tiếng Nhật: 柔道, Nhu đạo) là môn võ thuật của người Nhật Bản do võ sư đồng thời là giáo sư vật lý Jigoro Kano (1860-1938) sáng lập ra vào năm 1882 trên nền tảng môn võ cổ truyền Jujitsu (柔術, Nhu thuật) của Nhật Bản. Ju có nghĩa là khéo léo, uyển chuyển còn do là đạo với mục đích "lấy nhu thắng cương". Jujitsu là một môn võ bạo lực với những đòn như bẻ tay, bẻ cổ,... dễ gây tổn thương cho võ sinh nên Kano đã bỏ bớt các yếu tố bạo lực đó và làm cho Judo mang tính thể thao nhiều hơn. Môn Judo không dùng binh khí mà các đòn tấn công chủ yếu là quật ngã, đè, siết cổ và khóa tay, chân.

Judo nhanh ng được chính phủ Nhật Bản xem như quốc võ và phổ biến trên khắp thế giới[1] và có mặt tại Olympic tại Tokyo vào năm 1964. Đến năm 1988, Judo nữ được đưa vào thi đấu chính thức trong Olympic. Năm 1956, Liên đoàn Judo Quốc tế (IJF) được thành lập. Hiện nay IJF có 112 nước thành viên trong đó có Việt Nam.

Tosujudo.jpg

Hình tổ sư Jirogo Kano​

I - 10 điều tâm niệm của Judo:

Đây là 10 điều tâm niệm mà mỗi võ sinh Judo phải thuộc lòng:

1. Tôn trọng kỉ luật, nội quy nhà trường.
2. Kính thầy yêu bạn, bênh vực người yếu đuối.
3. Kính trọng các bạn trong môn phái võ nghệ khác.
4. Ngoài những trận đấu giao hữu, tuyệt nhiên không thách đấu với bất kì ai.
5. Thắng không kiêu, bại không nản, lúc nào cũng phải bình tĩnh.
6. Chỉ tự vệ trong trường hợp bị tấn công, luôn dung thứ người thất thế.
7. Luôn luôn tự rèn luyện để thân thể khỏe mạnh, tư tưởng ngay thẳng trong sạch khoan dung, tính nết nhẫn nhục, nhu hào và kiên trì.
8. Nghe lời nói tư lợi thì ngoảnh mặt đi, khi bàn việc công thì băng mình tới.
9. Thà chịu thiệt hại còn hơn làm điều hèn nhát, bất công.
10. Mục tiêu của võ sinh Judo là Nhân-Trí-Dũng

Người luyện môn Judo khi còn được học ở võ đường hay khi đã vào đời phải luôn luôn ghi nhớ những điều tam niệm để tu thân, hành xử việc đời và giúp ích cho xã hội.

II - Phòng tập Judo

Phòng tập Judo gọi là DOJO trong đó DO là con đường còn JO là nơi, chỗ. Từ này còn có ý nghĩa hướng dẫn kỹ thuật và lối sống của võ sinh Judo.

DOJO là 1 căn phòng rộng rãi, sáng sủa và trang nghiêm. Sàn tập được phủ thảm Tatami, một loại thảm đặc biệt để khi ngã không đau.

Trước khi vào DOJO học viên phải thay võ phục sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, móng tay, móng chân cắt ngắn, không mang đồ trang sức, kim loại trên người.Bất cứ ai khi bước vào hoặc rời khỏi DOJO phải cúi đầu chào theo nghi lể Judo.

III - Đẳng cấp:

Judo

Đẳng cấp trong Judo thể hiện trình độ kỹ thuật và khả năng thi đấu của mổi võ sĩ. Từ đai vàng đến đai nâu, cuộc thi đấu tổ chức ở phòng tập và do võ sư trực tiếp dạy mình thăng cấp cho.

Từ đai nâu đến đai đen võ sĩ phải thi đấu trước một hội đồng có uy tín. Việc thăng đẳng cấp này có quy định về quốc tế.

Đẳng cấp Judo được ấn định như sau:

Cấp 6: Đai trắng
Cấp 5: Đai vàng
Cấp 4: Đai cam
Cấp 3: Đai xanh lá cây
Cấp 2: Đai xanh lam
Cấp 1: Đai nâu
Từ 1 đẳng đến 5 đẳng đai đen thì có các vạch trắng.

Từ 6 đến 8 đẳng đai đoạn đỏ, đoạn trắng.

Từ 9 đẳng đến 10 đẳng đai màu đỏ.

IV - Võ phục:

Judo_orange_belt.JPG

Judogi, võ phục Judo.

Võ phục Judo gọi là Judogi (柔道着). Judogi gồm 3 thứ: quần, áo và đai. Quần và áo màu trắng và màu xanh dương còn đai tùy theo đẳng cấp. Đai có chiều dài 2,5 mét.

V - Nghi thức chào:

200px-Judo03.jpg

nghi thức chào quỳ​

Một buổi tập thường được bắt đầu và kết thúc bằng việc chào tổ sư và huấn luyện viên để tỏ lòng kính trọng (chào quỳ).

Trước và sau khi tập hoặc thi đấu với bạn cũng phải chào nhau (đứng chào).

VI- Đòn thế Judo:


250px-050907-M-7747B-002-Judo.jpg

Ouchi gari- một đòn nổi tiếng của Judo​

Đòn thế Judo gồm có 2 phần chính:

Nhóm kỹ thuật quật (vật, ném) - NAGE WAZA
Nhóm kỹ thuật khống chế - KATAME WAZA
Ngoài ra còn có các kỹ thuật tự vệ - ATEMI WAZA


- NAGE WAZA:

Trong các đòn ném - NAGE WAZA (hay đòn vật, đòn quật) được chia ra thành 2 nhóm : nhóm đòn đứng và nhóm đòn hi sinh.

+ Trong nhóm đòn đứng (TAICHI WAZA) có các bộ đòn:

* Nhóm đòn chân (ASHI WAZA)
* Nhóm đòn hông (KOSHI WAZA)
* Nhóm đòn tay (TE WAZA)

+ Trong nhóm đòn hi sinh (SUTEMI WAZA) có các bộ đòn:

* Nhóm đòn hi sinh ngã sau (MATSUEMI WAZA)
* Nhóm đòn hi sinh ngã nghiêng (YOKOSUTEMI WAZA)

- KATAME WAZA:

Nhóm đòn đè (OSAEKOMI WAZA)
Nhóm đòn xiết cổ (SHIME WAZA)
Nhóm đòn khoá bẻ khớp (KANSETSU WAZA)

VII - Judo ở Việt Nam:


Judo được truyền bá vào Việt Nam từ năm 1954 nhờ nhà sư Thích Tâm Giác, trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm. Judo nhanh ng được người dân Việt Nam yêu thích và tập luyện vì thích hợp với tố chất khéo léo của người Việt Nam. Trong những kì Sea Games và Asiad, Judo đã mang về nhiều huy chương vàng cho thể thao Việt Nam tiêu biểu là Cao Ngọc Phương Trinh vô địch 3 kỳ Sea Games liên tiếp, 17, 18 và 19.


Nguồn: Wikipedia
 

_ღŃ♠Ä♣Ħ♥Şღ_

VOVINAM PHẢI TIẾN THEO THỜI ÐẠI

Toàn thể căn bản võ thuật và võ đạo của Môn phái VOVINAM đều do Cố Võ Sư Sáng Tổ Nguyễn Lộc, mộ thiên tài võ học Việt Nam sáng tạo và liên tục hoàn chỉnh từ những năm cuối thập niên 1963 đến ngày Người từ bỏ cõi đời (1960).
Như một viên ngọc vô giá thuần khiết, ngay khi xuất hiện VOVINAM đã có một chổ đứng riêng biệt, làm sáng danh dân tộc, phục vụ đắc lưc cho con người muốn sống hiên ngang, độc lập, tự cường. Dầu vậy, không một giá trị nào vĩnh cữu với thời gian, nếu không trau chuốt, cải tiến, canh tân.

Chính vì lẽ đó, Cố Võ Sư Sáng Tổ Nguyễn Lộc đã di huấn cho các đệ tử thừa kế phải hoàn chỉnh lại tất cả những sáng tạo của Người cho thích hợp với thời đại, với sự tiến triển của nền võ học nhân loại thành những hệ thống về kỹ thuật võ, triết võ, đaọ võ. Và suốt từ năm 1960 đến nay, qua bao thăng trằm, suy thịnh, con đường VOVINAM hiện đã thênh thang với một hệ thống giản dị, khoa học và hữu hiệu xứng đáng sánh vai cùng năm châu cả về Thuật lẫn Ðạo trong sứ vụ phục vụ và giúp ích Con Người.

Hệ thống võ học VOVINAM được gnhiên cứu kỹ lưỡng nhằm giúp tất dả mọi môn isnh không phân biệt tuổi tác, màu da đều thấu hiểu tường tận và chính xác những kỹ thuật và tư tưởng nhằm thăng hoa con người cả về Thuật lẫn Ðạo.
do vậy, võ thuật và võ đạo VOVINAM được hoàn chỉnh qua hai thời kỳ:

* Thời kỳ sinh tiền Sáng tổ Nguyễn Lộc
* Thời kỳ kế nghiệp của võ sư Chưởng môn Lê Sáng.

THỜI KỲ SÁNG TỔ NGUYỄN LỘC: (1938 - 1960)

Hoàn tất công trình sáng tạo OVVINAM vào năm 1938. Sáng Tổ đưa ra biểu diễn lần đầu tiên tại nhà hát lớn Hà Nội vào mùa thu 1939. Sau đó, công khai mở lớp dạy VOVINAM tại trường Sư Phạm (Ecole Normale) ở phố Cử a Bắc Hà Nội vào đầu năm 1940.

Ở thập niên 1940,không khí chống thực dân, giành độc lập rất sôi nổi. Ý thức được bổn phận và trách nhiệm của người thanh niên đối với lịch sử dân tộc. Sáng tổ VOVINAM nấu nung một tinh thần phục vụ dân tộc và nhân loại trong việc xây dựng tư tưởng võ đạo cho các môn sinh. Muốn đất nước độc lập, muốn dân tộc tự cường, phải có được một hàng ngũ thanh niên khoẻ mạnh về thân chất, có khả năng dụng võ, có tânm hồn yêu nước, giúp ích xã hội, hiến ích cho đời; và phải hướng dẫn để họ tự hình thành nơi mình một ý chí dũng mãnh, một nhạn thức sáng suốt, một tấm lòng bao dung, một quyết tâm torng hanh dộng... trong tinh thần hào hiệp, dấn thân nhập cuộc vì quê hương, vì dân tộc với nếp sông kiện toàn tâm thân,giúp người tiến bộ và sống cho đại nghĩa. Những suy nghĩ này đã hình thành ý niệm CÁCH MẠNG TÂM THÂN, và là ý niệm khơi nguồn tư tưởng chủ đạo của toàn bộ hệ thống lý thuyết võ đạo của môn phái VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO.

Ở thời kỳ này việc đấu tranh giành độc lập là nhu cầu bức thiết của đất nước. Do đó, kỹ thuật võ phát xuất từ nghiên cứu sáng tạo của sáng tổ rất đơn giản, hữu hiệu mà dễ tập, dễ áp dụng nhưng rất cương mãnh dữ dội, đặt nặng tính tốc chiến, tốc thắng với phương pháp huấn luyện chú trọng nhiều về ngoại công thân thép, tốc lực, sức chịu đựng và bền bỉ. Chương trình tuy có phân cấp sơ, trung, cao đẳng, nhưng không mấy ai học quá ba năm một phần vì thời cuộc, vì nhu cầu ứng phó cấp thiết; một phần đôi lúc do nhà cầm quyền Pháp cấm cản, hàng ngũ cốt cán phải tập luyện bí mật.
Các lớp võ công khai lúc bấy giờ thường chỉ kéo dài ba tháng với những đòn cận chiến đơn giản. Chương trình huấn luyện cấp tốc thời dó gồm:

Võ Lực:

* 10 thế thủ dục
* Luyện tấn, mép tay, bắp tay cho rắn chắc.
* Bay người, rạp xuống, trườn mình bằng khuỷu tay và đầu gối.
* Cách nhào lộn, tập ngã không đau.

Võ thuật:

* Các đòn phản thế cơ bản
* Các thế khoá gỡ
* Bài song luyện (đòn thế được ghép theo nhu cầu biểu diễn, nên khoá sau có thể khác khoá trước để thử nghiệm, chứ không theo thứ tự trình độ 1,2,3,4 như hiện nay.
* 21 đòn chân cũng đã dạy, song ít người được tập đầy đủ và chỉ ghép vào các bài song luyệïn chớ không biểu diễn riêng lẽ, đa dạng như bây giờ. Khi tập cũng như biểu diễn đều mặc quần đùi, mình trần.
* Ðã dạy những thế kiếm, gậy (côn) và mã tấu cơ bản cho các lớp võ đại chúng hàng ngày tại sân bãi cỏ Việt Nam học xá (lúc bấy giờ gọi là Ðông Dương học xá).

Năm 1960, ngày 04/04/ âm lich. Sáng Tổ tạ thế. Ðến thời điểm này, VOVINAM đã tạo đươc tiếng vang, môn sinh đã đông hơn. các môn đệ theo tập Sáng Tổ vẫn tiếp tục theo võ sự Lê Sáng tập lên cao. Võ sư Lê Sáng là con chim đầu đàn, là một thành viên sống trong gia đình sáng Tổ, cận kề Sáng Tổ qua cả ba thời kỳ Sáng Tổ trực tiếp hường dẫn:

* 1940 - 1945 Hà Nội
* 1946 - 1948 các tỉnh Bắc Việt
* 1954 - 1960 Miền Nam

THỜI KẾ NGHIỆP CỦA VÕ SƯ CHƯỞNG MÔN LÊ SÁNG: (Từ 1960 đến nay)

Theo di huấn của sáng tổ, căn cứ vào các ý niệm tiên khởi về Cách Mạng Tâm Thân do Sáng Tổ giảng dạy, Võ Sư Chưởng môn Lê Sáng đã hình thành:

* Hệ thống hoá kỹ thuật võ học.
* Hệ thống lý thuyết võ đạo.
* Ðường hướng, tôn chỉ và mục đích môn phái.

Ðồng thời, võ sư Lê Sáng quy tụ lớp môn đệ đã theo tập sáng tổ từ năm 1955, bồi dưỡng thành lớp võ sư cốt cán chung tay phát triễn môn phái. Ngoài ra, võ sư Lê Sáng còn liên tục đảm nhiệm chức vụ Tổng Thư Ký Tổng Cục Quyền Thuật Việt Nam (là Tổng Cuộc duy nhất lúc bấy giờ) Trong 3 nhiệm kỳ ( 1958 - 1968), cùng chức vụ Tổng Thủ Quỹ Ủy Hội Olymbic Việt Nam (1960 - 1972)
Giữa năm 1957, Sáng tổ Nguyễn Lộc nằm bệnh phải nghỉ dạy, Võ Sư Lê Sáng tạm thời thay thế mở tiếp 3 võ đường tại ba địa điểm:

1. Ðường Sư Vạn Hạnh , gần chùa Ấn Quang.
2. Ðường Trần Khánh Dư - Tân Ðịnh
3. Ðường Trần Hưng Ðạo.

Năm 1960, Sáng Tổ tạ thế và sau chính biến 11 - 11 - 60, chế độ Ngô Ðình Diệm cấm tất cả các hoạt động võ thuật, do đó, võ sư Lê Sáng tạm nghỉ dạy võ lên Ban Mê Thuật và Quãng Ðức làm đồn điền.

Năm 1964, Võ sư Lê Sáng trở về mở trung tâm Huấn luyện Vovinam tại số 61 đường Vĩnh Viễn Sài Gòn, quy tụ một số võ sư trẻ tập lớp 1955 cùng một số thân hữu của các võ sư đó thành lập Ban Chấp Hành Môn Phái với hai cơ cấu:

1. Tổng Cục Huấn Luyện
2. Tổng Ðoàn Thanh Niên.

Và từ đó, danh xưng VOVINAM được nối thêm là VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO.
Tổng Cụcï Huấn Luyện chuyên trách đào tạo võ sư huấn luyện viên cốt cán, và võ sư Lê Sáng là chưởng môn kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Ðoàn Thanh Niên đảm trách phần tổ chức sinh hoạt thanh niên, văn nghệ và cứu tế xã hội do võ sư Trần Huy Phong đảm nhiệm.
 

_ღŃ♠Ä♣Ħ♥Şღ_

Ðiều lệ nội quy được soạn thảo ấn định mọi giềng mối, kỷ cương, luật lệ thi cử, phân công nhiệm rõ ràng với kỳ hiệu, phù hiệu như hiện nay. Từ đó môn sinh được mang võ phục màu xanh với hệ thống đai đẳng:

* Xanh (sơ đẳng: Ba cấp)
* Vàng (trung đẳng: Ba cấp)
* Ðỏ (cao đẳng : Bảy cấp)
* Trắng (thượng đẳng: Dành riêng Chưởng Môn)

Trong thời kỳ đảm nhận chức vụ Tổng Thư Ký Quyền Thuật Việt Nam, Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng phải khảo sát võ thuật để cấp giấy chứng nhận cho các võ sư. Trong nghiên cứu, tìm hiểu sâu sắc về các môn võ cổ truyền, ông đã rút ra được những tinh tuý và tìm cách bổ túc, cùng chỉnh lại phần phân thế thất truyền của những bài võ xưa mà lập ra một hệ thống mới một phát triển thành ba cho VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO sau này

Các kỹ thuật và các bài bản mới.

* 30 thế chiến lược (với nguyên tắc lấy công làm thủ)
* 28 thế vật căn bản với 3 bài song đấu vật.
* Song luyện dao găm
* Các bài quyền và khí giới: Thập Tự Quyền, Long Hổ Quyền, Việt Võ Ðạo quyền, Xà Quyền, Hạc Quyền, Tinh Hoa Lưỡng Nghi Kiếm pháp, Tứ Tượng côn pháp, Nhật Nguyệt đại đao pháp, bài Mộc Bản, Bài Súng gắn lưỡi lê, song đấu búa rìu, Song Ðấu Mã Tấu.
* Phân thế hai bài võ cổ truyền: Lão Mai và Ngọc Trản

Thực hiện di huấn của sáng tổ, võ sư chưởng môn Lê Sáng đã hệ thống hoá kỹ thuật võ học và lý thuyết võ đạo để VOVINAM tiến kịp theo thời đại. Thành qủa đó có sự phụ giúp đáng kể của hai môn đệ xuất sắc: Cố võ sư Trần Huy Phong (1938 - 1997) và võ sư Nguyễn Văn Thư. Cố võ sư Trần Huy Phong phụ trách ngoại vụ kế hoạch phát triển, võ sư Nguyển Văn Thư phụ trách nội vụ, củng cố nội bộ, khởi thảo quy lệ Môn phái, bút pháp mạch lạc, chặt chẽ.

Khi viết đến điều 96: tôn chỉ và Mục đích minh định nơi chương hai không được thay đổi. Mọi người đều đã đồng ý nhưng võï sư Nguyễn Văn Thư xin ghi thêm: và các điều khoản qui định nơi chương này cũng không được thay đổi. Thời đó, Tổng Cục Huấn Luyện thường xuyên tổ chức các lớp đặc huấn trau dồi kiến thức tổng quát cho các Huấn luyện viên cao cấp và võ sư Chuẩn Hồng Ðai có đủ khả năng quản trị điều hành võ đường đều do võ sư Nguyễn Văn Thư phụ trách.

Nhưng phải đến năm 1966, khi VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO được đưa vào giảng dạy ở học đường (công đầu là của võ sư Phùng Mạnh Chử tự Mạnh Hoàng 1938 - 1967), chương trình huấn luyện mới được bổ túc hoàn thành với hệ thống bài bản rõ ràng từ Nhập Môn tới Chuẩn Hồng Ðai. Hệ thống lý thuyết võ đạo được giảng dạy kèm theo chương trình huấn luyện ở các cấp đai.

Thời đó, võ sư chưởng môn Lê Sáng ngày dạy võ 10 tiếng đêm về viết nhanh các bài giảng về 10 điều tâm niệm, ý nghĩa màu đai v.v.. để các võ sư và huấn luyện viên đồng bộ giảng huấn giống nhau. Sau đó, mới in thành tác phẩm. Các các phẩm của võ sư chưởng môn Lê Sáng:

* Ý nghĩa màu đai
* 10 điều tâm niệm
* Tìm hiểu võ thuật - võ đạo
* 12 phương châm tu dưỡng hành xử
* Tác phong của Việt Võ Ðạo Sinh
* Ý thức hệ võ đạo về nếp sống và tình cảm Việt Võ Ðạo.
* Chủ thuyết Cách Mạng Tâm Thân
* Vũ Trụ Quan, Nhân sinh quan v.v...

Từ tháng 5 năm 1975 cho tới năm 1988, Võ sư chưởng môn bị kẹt trong vòng lao lý, hoạt động VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO có tính tự phát. Khi Người trở về lãnh đạo Môn phái vẫn giữ đúng tôn chỉ và mục đích đã đươc xác lập trong quy lệ Môn Phái năm 1964. Ý niệm Cách Mạng Tâm Thân của Sáng Tổ được võ sư chưởng Môn viết thành sách, cùng toàn bộ tư tưởng võ đạo VOVINAM được san định lại cho phù hợp với thời đại, được tiếp tục dùng làm tài liệu giảng huấn, thi lý thuyết võ đạo ở kỳ thi thăng đai các cấp.

Ý chỉ sáng Tổ để lại: VOVINAM phải tiến theo thời đại, có phù hợp với thời đại mới có thể phát triển. Thời bình phải đề cao tinh thần xây dựng, kiện toàn con người, nhẹ bớt tính chiến đấu chế phục người. Ðể cập nhật hoá, kỷ thuật của Vovinam Việt Võ Ðạo phải nhu nhuyển, uyển chuyển, thiên về dưỡng sinh. Hiện nay, Vovinam Việt Võ Ðạo có thêm một số bài quyền và binh khí được sắp xếp gắn bó chặt chẻ với nhau theo trình tự: Một phát triển ba, nghĩa là: Từ đòn cơ bản (1) ghép lại thành bài đơn luyện (2) và bài song luyện (3). Với hệ thống này, người tập sẽ dễ luyện, dễ nhớ, ôn đi, ôn lại nhuần nhuyễn.

Võ sư chưởng môn Lê Sáng đã hướng dẫn các Võ Sư viết luận án theo phương thức này. Các bài quyền theo hệ thống này gồm có:

* Nhập Môn Quyền (ghép 4 lối chém, đấm, gạt, cùi chỏ và đá)
* Tứ Trụ Quyền (ghép những đòn phản thế cơ bản trình độ 1)
* Ngũ Môn quyền (ghép 10 thế chiến lược tứ 11 đến 20)
* Viên Phương Quyền (ghép những đòn phản thế cơ bản trình độ 2)
* Thập Thế Bát Thức quyền (ghép 10 thế chiến lược từ 21 đến 30)
* 4 bài Nhu Khí Công Quyền (những bài quyền dưỡng sinh)
* 4 bài Liên Hoàn đốiluyện (song luyện không té ngã dành cho người lớn tuổi)
* Trấn Môn quyền
* Việt Ðiểu Kiếm
* Tiên Long Song Gươm Pháp
* Mã Tấu Pháp.
 

_ღŃ♠Ä♣Ħ♥Şღ_

Các bài tự vệ Nữ - Nam, Tứ Ðấu tay không và khí giới đã có từ thời Sáng Tổ, đến nay được tiếp nối kế thừa rất đa dạng, phong phú.

Mọi cơ cấu tổ chức, phân công phân nhiệm, võ phục, kỳ hiệu, phù hiệu, danh xưng vẫn được áp dụng theo bản qui lệ Môn Phái viết năm 1964. Riêng có thêm phù hiệu Tổ Ðường: Mũi tên chỉ lên trời với 4 vòng xanh, vàng, đỏ , trắng, bọc giữa vòng âm dương và bản đồ Việt Nam. Ngoài ra, do nhu cầu phát triển quốc tế, khi giá trị đai vàng chưa phổ biến tại các địa phương mới phát triển quốc tế, các võ sư có thể dùng đai đen thay thế để việc giãng dạy được thuận lợi. Khi mọi người đã biết giá trị đai vàng thì các môn sinh trung đẳng sẽ mang lại đai vàng theo hệ thống môn phái.

Vovinam Việt Võ Ðạo đã có mặt tại các nước trên thế giời từ năm 1974 do Giáo Sư Phan Hoàng - người đã thành danh với mấy bằng tiến sĩ hạng ưu ở hải ngoại - có công phổ biến đầu tiên. Khi giáo sư về Việt Nam, đến thăm VSCM Lê Sáng được VSCM giao trọng trách thành lập liên đoàn Vovinam Việt Võ Ðạo tại pháp với một Ban Ðiều hành gồm có 5 võ sư nổi tiếng là: Lão Võ Sư Nguyễn Dân Phú, Võ Sư Hoàng Nam, Võ Sư Bùi Văn Thịnh, Võ Sư Nguyễn Trung Hoà, Võ Sư Phạm Xuân Tòng và Giáo Sư Phan Hoàng làm Chủ Tịch.

Thêm vào đó, những du học sinh là môn sinh Vovinam Việt Võ Ðạo đi du học trước và sau năm 1975, sau khi tốt nghiệp cũng mở phòng dạy Vovinam nhưng chỉ là phong trào tự phát, chứ không do Môn Phái cắt cử . Do vậy, sự giảng dạy không thống nhất và Ðồng nhất. Khả năng võ thuật của các đương sự cũng bị hạn chế. Khi các lớp tập lên cao, tất nhiên các vị đó sẽ phải trở về Tổ Ðường rèn luyện bồi dưỡng thêm, lúc đó mới được VSCM giao phó trách nhiệm chính thức.


Nguồn vovinamus.com
 

_ღŃ♠Ä♣Ħ♥Şღ_

DI CHĨ CỦA SÁNG TỔ
ANH DŨNG & HÒA ÁI

1. DI CHỈ THỨ NHẤT: ANH DŨNG:

Mỗi môn sinh VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO
Phải luôn trui luyện cho mình một thân thể cường tráng, một bản lãnh võ thuật uyên thâm. đó là giai đoạn mở đầu của người học võ. Tiến lên bậc Võ Sư là đã có kiến thức về võ đạo và phải sống đời sống theo tinh thần võ đạo : Sống, Giúp Người Khác Sống và Sống Cho Người Khác.

Ðó là phần Anh Dũng của Tâm Hồn.
Các Võ Sư phải tự thức nắm lấy phần trách nhiệm của mình trước sự tồn vong của Môn Phái của Dân tộc và của cả Nhân Loại nữa.
Thấy điều phải còn rụt rè, thấy điều khó muốn thoái bỏ, cầu nhàn hưởng lạc thì qủa thật:

Chưa có sự anh dũng của Tâm Hồn.
Với tinh thần võ đạo đã dược rèn luyện, chúng ta phải biết dùng bàn tay thép để bóp nát ngay trái tim vị kỷ, ươn hèn của chính bản thân, mới mong sử dụng được vào đời. Có thế mới đủ tư cách mang tinh thần võ đạo và trở thành người có ích cho nhân quần xã hội.


2. DI CHỈ THỨ HAI: HÒA ÁI:

Ðố kỵ và tự cao, tự đại là hai liều thuốc độc giết chết Trái Tim Từ Ái. đó là điều tối kỵ đối với người học võ. Hãy yêu người để được người yêu và nể trọng mình, hãy hòa với mọi người để được mọi người tin và đối xử chân thành với mình.

Hòa Ái là điều cốt lõi cho một tập thể ổn định
Là nền tảng cho cả nhân loại đi đến hòa bình.


DI NGÔN CỦA SÁNG TỔ

Sống:

* Ta không mong đợi những may mắn
* Không cầu xin một tình thương
* Ta phải kiên nhẫn vật lộn bằng nước mắt
* Bằng máu với tất cả cùng tột của gian lao khổ hạnh
* Ta bao giờ vẫn hiên ngang đón nhận lấy trong cuộc sống liên tục những cơn tàn phá phủ phàng
* Những chua chát của đổ vỡ
* Và luôn mãnh liệt để tái tạo

Phải:

* Ta phải sống mỗi ngày mỗi xúc tích mãnh liệt hơn !
* Nhưng phải sống với nhãn quan thông suốt, siêu việt và hợp lý ;
* Không chạy từ một cực đoan này sang một cực đoan khác.

Nếu:

* Ở đời ta chỉ nhận định cuộc sống theo một khía cạnh phiến diện, để rồi, hoặc là sống nhiệt cuồng thái quá, hoặc là chán nản, thất vọng thì thật ra ta chưa hiểu và sống hết cái ý vị của sống.
* Ta chỉ ở giữa bước ra đời rồi chết gục.
* Ta chưa tìm nổi một hướng đi, một chổ đến.
* Ta chưa có một sức chiến đấu bền bỉ, một ý chí vững chắc, một tài ba vượt bực, một hoài bảo lớn lao và một tim óc làm việc cho ra việc.

Ðời:

* Phải là một bức tranh linh động đầy lửa sống muôn màu !
* Thắng hay bại đều cần phải nếm trải.
* Tình cảm và lý trí cần được khai thác đồng đều.
* Thất bai đỗ vỡ là hình ảnh của khổ đau tủi hận;
* Ngu đốt ngờ nghệch thật đáng buồn thương chua xót,
* Nhưng nếu ở đời lúc nào ta cũng chăm chăm dùng mưu mô khôn lanh qủy quyệt để mong đoạt hết mọi thắng lợi thì qua cái cảm giác ban đầu, cuối cùng thắng lợi đó cũng không giá trị hơn một đổ vỗ, thất bai.

Cho nên :

* Muốn tận hưởng ý nghĩa của cuộc sống ta phải được thắng và có bại và phải giữ gìn nhân tính.
* Ta phải biết vui, buồn, mừng, giận, yêu ghét, sợ tùy theo cảm xúc và cảnh ngộ.
* Lấy tình cảm dẫn đường cho lý trí và hành động.
* Và dầu trong thời gian, không gian nào, con người cũng đều yêu, đều cảm phục cái ÐẸP của NGƯỜI , của VẠN VẬT,của NGHỆ THUẬT của TIM ÓC và của HÀNH ÐỘNG, con người đều ham chuộng, tôn quý tất cả những gì là ÐỨC ÐỘ, TÀI NĂNG, ÁNH SÁNG, CHÂN THÀNH, và THƠ MỘNG.
* Con người phải tu dưỡng tinh thần, rèn luyện thể xác, nổ lực làm việc bình tĩnh trước mọi hoàn cảnh, mưu lợi ích cho mình và cho người. Ðó là phục vụ Con Người, chân Lý Tưởng của Sống.
 

_ღŃ♠Ä♣Ħ♥Şღ_

Ta đã cạn nước mắt, mất tiếng cười vì cuộc đời, nhưng ta đã được quay về với linh hồn trắng trong, nhân hậu của NGƯỜI THỰC NGƯỜI.

Nhưng ta đã vượt khởi lên trên những tối tâm, tội lỗi của NGƯỜI CHẲNG NGƯỜI.

Bao đớn đau tan hồn, nát xác người đã gieo ở ta, ta đã gạt hái những bông hoa cao đẹp nhất ở sự THƯƠNG YÊU và THA THỨ vô bờ.

(Từ một đêm mưa gió bão bùng của núi rừng Tam Ðảo, tỉnh Vĩnh Yên - Bắc Việt nă?Từ một)
VÕ SƯ SÁNG TỔ NGUYỄN LỘC.

Bác sĩ Ðàm Quang Thiện đã ở bên cạnh Võ Sư Sáng Tổ trong những này, những giờ, những phút cuối cùng của Võ Sư Sáng tổ trên trần thế. Lúc cuối cùng, Bác Sĩ Thiện đã hỏi Võ sư Sáng Tổ có lời di chúc nào muốn để lại cho môn sinh không ? võ sư Sáng Tổ đã trả lời:

Bạn quên là: Ðã từ lâu, chúng ta luôn luôn sẵn sàng để ÐẠI HÀNH, mà không thắc mắc mảy may gì nữa sao ? Về VOVINAM tôi tuyệt đối tin LÊ SÁNG, một môn đệ giỏi nhất và trung thành nhất của tôi. Từ lúc mới nhập môn cho đến bây giờ, tôi sắp lên đường chu du thời gian, Lê Sáng luôn luôn ở bên cạnh tôi. Giờ này, là môn sinh độc nhất ở bên cạnh tôi. Như tôi hằng nói với bạn, Lê Sáng đủ các điều kiện Ðức, Trí, Thể để tiếp tục sự nghiệp của Tôi. Tôi tin rằng Lê Sáng sẽ đi xa hơn tôi ... Và người kế nghiệp Lê Sáng sẽ đi xa hơn Lê Sáng. Và cứ thế, mà VOVINAM sẽ tiến mãi mãi ... Và, vì thế không thể ghìm đà tiến của VOVINAM trong khuôn khổ một quyển sách được. Thôi, vĩnh biệt...


Nguồn : vovinamus.com
 

_ღŃ♠Ä♣Ħ♥Şღ_

Taekwondo - Đài Quyền Đạo

Lịch sử
Võ thuật ở Hàn Quốc có lịch sử lâu đời bắt đầu từ thời cổ đại. Taekwondo, môn võ thuật của Hàn Quốc, có thể bắt nguồn từ triều đại Hoguryo năm 37 trước Công nguyên. Người ta đã phát hiện ra tại di tích của mồ mả hoàng gia Muyongchong và Kakchu-chong xây cất trong khoảng từ năm thứ 3 đến năm 427 nhiều bức tranh vẽ trên tường có cảnh những người đàn ông đang tập luyện Taekwondo. Trên trần của Muyong-chong có bức tranh miêu tả cảnh hai người đàn ông đối diện nhau trong một tư thế tập luyện Taekwondo. Khởi đầu, môn võ thuật này có tên là Subakhi.

Taekwondo cũng được tập luyện tại Silla một vương quốc được thành lập ở đông nam Triều Tiên vào khoảng 20 năm trước triều đại Koguryo ở phía bắc. Tại Kyongju, kinh đô trước đây của Silla, hình hai vị Kim Cang trừ ma diệt quỷ bảo vệ Phật giáo trong tư thế tấn Taekwondo được khắc trên bức tường trong hang động Sokkuram ở đền Pulkuk-sa. Con cháu của giới quý tộc ở Silla đã được tuyển tập trung thành nhóm được gọi là Hwarangdo một tổ chức quân đội, giáo dục và xã hội. Trong thời gian này tổ chức Hwarangdo đã có ảnh hưởng rất lớn và làm phong phú thêm cho nền văn hoá và võ thuật Triều Tiên.

Nhiều tài liệu cho thấy tổ chức này không chỉ xem việc tập luyện Taekwondo như là phần thiết yếu trong huấn luyện quân đội và tăng cường thể chất mà còn phát triển Taekwondo như là một hoạt động giải trí. Các khám phá nghệ thuật cổ như các bức tranh trên tường ở những ngôi mộ của triều đại Kyoguryo, các hình ảnh khắc trên đá ở những đền, chùa được xây dựng trong khoảng thời gian của triều đại Silla và nhiều tài liệu cho thấy các thế tấn, kỹ thuật và hình dáng rất giống với các thế tấn và hình dáng của Taekwondo ngày nay.

Trong lịch sử của Triều Tiên (918-1392), Taekwondo, lúc bấy giờ được gọi là Subakhi, được tập luyện không chỉ được xem như là một kỹ năng để tăng cường sức khoẻ mà nó còn được khuyến khích tập luyện như một một võ thuật có giá trị cao. Có ít nhất là hai tài liệu được ghi chép trong thời gian đó cho thấy rằng Subakhi đã trở nên rất phổ biến đến nỗi nó được đem biểu diễn cho hoàng đế xem. Điều này có nghĩa là Subakhi đã được tập luyện như một môn thể thao có tổ chức cho khán giả xem và các chuyên gia cho rằng vào thời gian đó người Hàn Quốc rất thích khía cạnh thi đấu của võ thuật.

Thời gian của triều đại Chosun có một quyển sách phát hành về dạy Taekwondo như một môn võ thuật. Nó đã trở thành phổ biến hơn với công chúng, ngược lại với triều đại Koryo trước đây, Taekwondo chỉ độc quyền cho quân đội. Một tài liệu lịch sử viết người dân của tỉnh Chungchong và Cholla đã tụ tập ở một làng tổ chức thi đấu Subakhi. Tài liệu này cho thấy Subakhi đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động thể thao quần chúng. Hơn thế nữa, dân chúng muốn tham gia vào quân đội của hoàng gia rất háo hức tập luyện Subakhi bởi vì nó là môn kiểm tra chính trong chương trình tuyển chọn.

Đặc biệt, vua Chonjo (1777-1800) phát hành một bộ sách giáo khoa về phong tục và tập quán Hàn Quốc có tựa đề là Chaemulbo, trong đó nói rằng Subakhi được gọi là Taekkyon, tên trước khi được gọi là Taekwondo.

Các chuyên gia cho rằng vấn đề quan trọng ở đây không chỉ là tên được thay đổi mà cả kỹ thuật cũng thay đổi một cách đột ngột. Trong giai đoạn lịch sử Subakhi trước đó, kỹ thuật tay được nhấn mạnh. Các tài liệu lịch sử có liên quan đến Taekkyon được xuất bản vào khoảng cuối thế kỷ 19 ghi lại rằng nó là một nghệ thuật được đặt phần lớn trên các kỹ thuật chân. Lúc bấy giờ, Taekkyon thật sự là một môn thi đấu có hệ thống tập trung vào kỹ thuật chân và chiến thuật. Vì vậy thật là rõ ràng trong suốt thời gian triều đại Chonsun, Subakhi đã trở thành một môn thể thao quốc gia quan trọng và thu hút sự chú ý của cả hoàng gia lẫn công chúng.

Vào cuối triều đại Chonsun, Subakhi bắt đầu suy tàn vì sự bỏ mặc của hoàng gia cũng như sự ăn sâu của đạo Khổng đề cao giá trị văn chương. Subakhi chỉ tồn tại như một hoạt động giải trí của người dân thường.

Vào cuối thế kỷ 19, quân đội Hàn Quốc suy yếu, người Nhật đô hộ đất nước. Sự áp bức của đế quốc Nhật đối với dân Hàn Quốc rất hà khắc và việc tập luyện võ thuật được xem nguồn gốc của sự nổi loạn bị cấm đoán. Tuy nhiên, các tổ chức kháng Nhật sử dụng Taekwondo như một phương pháp huấn luyện tinh thần và thể chất.

Sau giải phóng vào ngày 15 tháng 8 năm 1945, những người có nguyện vọng khôi phục lại môn võ thuật cổ truyền Taekwondo bắt đầu dạy trở lại. Cuối cùng vào tháng 9 năm 1961, Hội Taekwondo Hàn Quốc được thành lập. Tháng 10 năm 1963, Taekwondo đã trở thành môn thi đấu chính thức lần đầu tiên tại Đại hội Thể thao Quốc gia. Vào thập niên 1960, huấn luyện viên Hàn Quốc bắt đầu ra nước ngoài phổ biến Taekwondo. Đây là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của môn võ này.

Taekwondo được xem như môn thể thao thế giới tại Giải Vô địch Thế giới lần 1 được tổ chức tại Seoul 1973 với 19 quốc gia tham dự. Tại cuộc họp ở Seoul được tổ chức bên lề của giải Vô địch Taekwondo Thế giới lần 1, đại diện của các quốc gia tham dự đã thành lập Liên đoàn TKD Thế giới. Từ đó, giải Vô địch Taekwondo Thế giới được tổ chức 2 năm một lần.

Hiện nay Liên đoàn Taekwondo Thế giới có 166 quốc gia thành viên toàn thế giới, với khoảng 50.000.0000 người tập luyện. IOC đã công nhận Taekwondo là môn thể thao quốc tế tại đại hội lần thứ 83 năm 1980, Taekwondo được công nhận là môn thi đấu giành huy chương tại Thế vận hội 2000 và 2004.

Về tên gọi của Taekwondo ở Việt Nam, do được truyền bá bởi quân đội Nam Triều Tiên nên thời gian đầu môn võ này được gọi là Võ Đại Hàn, sau đó được gọi là Túc quyền đạo, Thái cực đạo (tên gọi này được cho là xuất phát từ lá cờ mang hình âm dương thái cực của Hàn Quốc).


[sửa] Đặc điểm
Trong nỗ lực thoát khỏi ảnh hưởng từ Karatedo của các bậc thầy sáng lập môn phái Taekwondo hiện đại, và để phù hợp hơn với đặc tính của môn thể thao Taekyon truyền thống, Taekwondo chú trọng đặc biệt vào những đòn chân (chokki, cước pháp) và nhấn mạnh tính chất thể thao của bộ môn. Trong khi có một số nét tương tự Kungfu của Trung Quốc và các môn võ Triều Tiên khác như Hapkido, Tangsudo, Taekwondo có chiều hướng sử dụng bàn chân và cẳng chân qua những cú đá đầy uy lực. Các võ sư Taekwondo chuyên nghiệp đã làm cả thế giới ngạc nhiên với những kỹ năng nhào lộn phá tan những tấm gỗ đặt cách mặt đất 10 feet hay tấn công liên hoàn nhiều mục tiêu trên không.

Tuy nhiên, thực tế Taekwondo có một số lượng đòn tay (sugi) khá lớn, nếu xem xét các bài quyền và chương trình luyện tập, người tập dễ nhận thấy số lượng đòn tay của Taekwondo nhiều gấp ba lần các đòn tấn công hoặc phòng ngự bằng chân. Với số lượng đòn tay phong phú như vậy, không hề thua sút môn Quyền Anh nếu môn sinh không sao nhãng luyện tập. Dầu vậy, trong huấn luyện và thi đấu với tư cách một môn thể thao hơn là một môn võ có giá trị tự vệ, Taekwondo đặt nặng vào vai trò của các đòn chân, nên đòn tay của môn phái không tránh khỏi sự mai một và ít được trau truốt, tinh lọc để đạt được tính hiệu quả.


[sửa] Hệ thống thứ bậc, đai
Trường phái Taekwondo ITF có 18 bậc tiến gọi là 18 đẳng, cấp (nói đúng ra là từ cấp rồi mới tới đẳng), khởi đầu môn sinh mang cấp 8, sau mỗi 3 tháng, hoặc 6 tháng ở cấp cao hơn, lại thi lên một cấp. Sau khi mang đai đen thì khoảng 2 năm lại thi lên đẳng một lần. Hệ phái Taekwondo WTF có mười trình độ (gọi là một "gup") với chín hoặc mười cấp đai ("dan") từ trắng, vàng, xanh lục, xanh dương, nâu, đỏ vào cao nhất là đai đen (huyền đai). Võ sinh mới vào luyện bắt đầu ở cấp 10 (đai trắng) và tăng dần trình độ xuống cấp 1 (đai đỏ). Tại nhiều trường, võ sinh sau khi luyện tới trình độ trung bình gọi là cho dan bo (chuẩn huyền đai) hay dan bo, tức là "võ sinh đai đen". Sau một vài lần vượt qua các kì thi nwu, võ sinh thi bài thi một đẳng, sau đó đạt đẳng 1 (nhất đẳng huyền đai).

Mức dan tăng dần tới tối đa là 9 dan {ITF} hay 10 dan (Kukkiwon), thường cửu đẳng và thập đẳng là cấp của trưởng môn, còn các võ sư thường không đạt được. Hệ Kukkiwon không cho phép võ sinh dưới 15 tuổi đạt các dan. Thay vì vậy các võ sinh đạt đẳng poom, hay "võ sinh đai đen ít tuổi". Võ sinh chưa đến tuỏi trưởng thành có thể đạt 4 poom, và tất cả các đẳng poom đều chuyển thành đẳng dan khi võ sinh tới đủ tuổi và qua kì thi lên cấp tiếp theo.

Cách tuyển chọn trong Taekwondo chủ yếu dựa vào các kỹ thuật và lý thuyết. Các bài trình diễn kỹ thuật gồm các cú đấm và cú đá, cũng có thể bao gồm cả thế tấn và phương pháp thở. Phần lý thuyết phải trình bày bằng lời các thuật ngữ trong tiếng Hàn, các thông tin quan trọng (chẳng hạn các điểm sinh tử và các luật quan trọng) và một sự hiểu biết chung về taekwondo.


[sửa] Hệ thống bài quyền

[sửa] Liên đoàn Taekwondo quốc tế
Liên đoàn Taekwondo quốc tế (International Taekwondo Federation, ITF), còn gọi là trường phái Chang Hong (Ngôi nhà xanh) theo biệt hiệu của tổ sư sáng lập Choi Hong Hi (thập đẳng huyền đai), hiện chủ yếu phát triển ở Bắc Triều Tiên. Ngoại trừ hai bài sơ đẳng cho các môn sinh nhập môn có tên Sa-ju jireugi (Tứ trụ đấm), và Sa-ju makgi (Tứ trụ đỡ), trường phái này gồm 20 bài quyền (Hyong) từ sơ cấp đến cao cấp, với sự phong phú đặc biệt về kỹ thuật đòn thế ít nhiều đặc sắc hơn hệ phái WTF.
 

_ღŃ♠Ä♣Ħ♥Şღ_

Karatedo - Không Thủ Đạo


129px-KarateKanji.svg.png

Chữ Karate-Do viết bằng tiếng Nhật theo lối Shodo​

Karate hay Karate-Do là một môn võ thuật truyền thống của vùng Okinawa (Nhật Bản). Karate có tiếng là nghệ thuật chiến đấu với các đòn đặc trưng như đấm, đá, cú đánh cùi chỏ, đầu gối và các kỹ thuật đánh bằng bàn tay mở. Trong Karate còn có các kỹ thuật đấm móc, các kỹ thuật đấm đá liên hoàn, các đòn khóa, chặn, né, quật ngã và những miếng đánh vào chỗ hiểm. Để tăng sức cho các động tác tấn đỡ, Karate sử dụng kỹ thuật xoay hông hay kỹ thuật kime, để tập trung lực năng lượng toàn cơ thể vào thời điểm tác động của cú đánh.

I - Xuất xứ tên gọi "Karate - 空手"

Trước đây, khi mới chỉ giới hạn ở Okinawa, môn võ này được gọi là Totei theo ngôn ngữ ở đây, và được viết là 唐手 (tangsho, Đường thủ, tức các môn võ thuật có gốc từ Trung Hoa). Vào thời Minh Trị, môn võ này bắt đầu được truyền vào lãnh thổ chính của Nhật Bản, thì chữ 唐手 được phát âm theo tiếng Nhật là Karate và giữ nguyên cách viết này. Tuy nhiên, do 唐手 thường bị hiểu không đúng là "võ Tàu", cộng thêm việc môn võ này thường chỉ dùng tay không để chiến đấu, nên người Nhật bắt đầu từ thay thế chữ 唐 bằng một chữ khác có cùng cách phát âm và mang nghĩa "KHÔNG", đó là 空. Tên gọi Karate và cách viết 空手 bắt đầu như vậy từ thập niên 1960. Giống như nhiều môn khác ở Nhật Bản (Trà đạo, Thư đạo, Cung đạo, Kiếm đạo, Côn đạo, Hoa đạo ...), karate được gắn thêm vĩ tố "Đạo", phát âm trong tiếng Nhật là "DO" (viết là 道). Vì thế, có tên Karate-Do.

II - Lịch sử hình thành

Những nghiên cứu gần đây cho thấy Karate được phát triển trên cơ sở tổng hợp các các phương thức chiến đấu của người Ryukyu với các môn võ thuật ở phía Nam Trung Quốc nhằm chống lại ách đô hộ hà khắc mà giới cai trị Nhật Bản áp đặt lên dân bản xứ bấy giờ. Tuy nhiên, xuất xứ chính xác của môn võ này còn chưa được xác định, bởi không tìm được thư tịch cổ nào của Vương quốc Lưu Cầu xưa ghi chép về môn võ này. Người ta chỉ có thể đưa ra được những giả thiết về nguồn gốc của Karate.

- Xuất phát từ các điệu múa vùng nông thôn Lưu Cầu, một môn võ (người Ryukyu gọi là dei và viết bằng chữ Hán 手) hình thành và phát triển thành Todei (唐手). Đây là giả thiết do Asato Anko đưa ra.
- Do tập đoàn người Hoa từ Phúc Kiến di cư sang Okinawa và định cư tại thôn Kuninda ở Naha và truyền các môn võ thuật Trung Quốc tới đây. Vì thế mà có tên gọi là tote (唐手) với chữ to (唐 - Đường) chỉ Trung Quốc, còn t (手 - Thủ) nghĩa là "võ".
- Theo con đường thương mại tới Okinawa. Vương quốc Lưu Cầu xưa có quan hệ thương mại rộng rãi với Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á. Các môn võ thuật có thể từ các miền đất này theo các thuyền buôn và truyền tới Okinawa.
- Bắt nguồn từ môn vật của Okinawa có tên là shima.

III - Phương pháp luyện tập

Việc tập luyện Karate hiện đại được chia làm ba phần chính: kỹ thuật cơ bản ("Kihon" theo tiếng Nhật), Quyền ("Kata") và tập luyện giao đấu ("Kumite")

Kỹ thuật cơ bản (Kihon) (基本) được tập luyện từ các kỹ thuật cơ bản (kỹ thuật đấm, động tác chân, các thế tấn) của môn võ. Đây là thể hiện "mặt chung" của môn võ mà phần lớn mọi người thừa nhận, ví dụ những bước thực hành đòn đấm.

Kata (型) nghĩa là "bài quyền" hay "khuôn mẫu" "bài hình", tuy nhiên nó không phải là các động tác múa. Các bài kata chính là các bài mẫu vận động và chiêu thức thể hiện các nguyên lý chiến đấu trong thực tế. Kata có thể là chuỗi các hành động cố định hoặc di chuyển nhằm vào các kiểu tấn công và phòng thủ khác nhau. Mục đích của kata là hệ thống hóa lại các đòn thế cho dễ nhớ dễ thuộc và những bài kata đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp tùy theo trình độ của môn sinh.

IV - Karate truyền thống


Karate truyền thống theo nghĩa hẹp gồm các lưu phái tuân theo quy tắc sundome (寸止め). Quy tắc sundome tức là chấp hành cách đách khi thi đấu phải giữ cự ly nhất định của đòn đánh vào đối phương hoặc giữ sức mạnh đòn đánh ở mức độ nhất định. Karate truyền thống theo nghĩa rộng chỉ tất cả các lưu phái, tổ chức tham gia Liên minh Karatedo Toàn Nhật Bản (trong nước Nhật) và Liên minh Karatedo Thế giới (quốc tế).

Karate truyền thống có một số đặc trưng sau:

- Coi trọng lễ tiết, triết học
- Các bài quyền (kata) theo lối cổ điển
- Phương pháp luyện tập sử dụng nhiều phương pháp từ xưa để lại
- Ít tổ chức thi đấu
- Sử dụng chế độ phong đẳng cấp dựa vào số lượng bài quyền và động tác cơ bản luyện tập được. Thời gian phong đẳng cấp khác nhau giữa các lưu phái, song nhìn chung đều lâu.

Karate truyền thống gồm các nhóm lưu phái sau:

- Karate cổ truyền: Đây là các lưu phái karate không bị thể thao hóa hay hình thức hóa. Các lưu phái này coi trọng các kỹ thuật chiến đấu và luyện tập như nguồn gốc ở Okinawa. Đó là các hệ phái Kojou-ryū (hoặc Kogusuku-ryū theo phương ngôn Okinawa), Honbu-ryū, Shintō-ryū, v.v…
- Karate truyền thống theo nghĩa hẹp gồm các lưu phái đi theo dòng Karate thể thao hóa nhưng áp dụng quy tắc sundome, bao gồm bốn hệ pháichính là Gōjyu-ryū, Shōtōkan-ryū, Wadō-ryū, ō-ryū
- Karate Okinawa: Các lưu phái Karate có cơ sở chính ở Okinawa như Okinawa Gōjyu-ryū, Shōrin-ryū (Tiểu Lâm Lưu), Shōrin-ryū (Thiếu Lâm Lưu), Shōrinji-ryū (Thiếu Lâm Tự Lưu), Gensei-ryū, Hojo-ryū, Isshin-ryū, Makiwara, Ryu-te, Ryuei-ryū, Shuri-ryū, Shōei-ryū, v.v

Full Contact Karate (romaji: Furu Kontakuto Karate) lại áp dụng quy tắc sử dụng đòn đánh trực tiếp vào đối phương khi thi đấu không hạn chế cường độ. Khi thi đấu có thể sử dụng hoặc không sử dụng các dụng cụ bảo vệ như mũ, áo giáp, v.v… Tuy được phân biệt với Karate truyền thống ở chỗ sử dụng quy tắc trên, song chính quy tắc đánh trực tiếp vào người đối phương không hạn chế cường độ mới là quy tắc của Karate nguyên thủy ở Okinawa. Chính vì thế, lưu phái lớn nhất trong Full Contact Karate lấy tên là Kyokushin Karate (極真カラテ hay Cực chân Karate, Karate chính cống). Full Contact Karate phổ biến ở nước ngoài nhất là Mỹ hơn là ở Nhật Bản.

Thi nâng đẳng nâng đai trong Full Contact Karate ngoài dựa vào biểu diễn các bài kata còn dựa vào kết quả đấu kumite giữa những người cùng đăng ký thi lên đẳng.

Các lưu phái Full Contact Karate chủ yếu là:

- Kyokushin Karate (bao gồm các phân phái nhỏ là Kyokushin Kaikan ở Nhật Bản, The World Oyama Karate Organization ở Mỹ, WKO Shinkyokushinkai, Seido Kaikan ở Nhật, Ashihara Kaikan với ảnh hưởng quan trọng tới huấn luyện võ thuật của quân đội và cảnh sát ở Nhật, v.v…). Ở phương Tây, Kyokushin Karate còn được gọi là Knock-down Karate. Các phái này cho đánh trực tiếp vào người đối phương khi thi đấu, nhưng không được đánh vào đầu.
- Các lưu phái cho phép đánh cả vào đầu đối phương khi thi đấu bao gồm Shinkarate, Daido Juku Kudo, Zendokai, v.v…
- Ngoài ra còn có một số môn phái Karate ở Mỹ trong đó Karate Chuyên nghiệp Toàn Mỹ mà thực chất là Karate kết hợp với các môn boxing, kickboxing nên có khi gọi là Karate tổng hợp.
 

_ღŃ♠Ä♣Ħ♥Şღ_

V - Đẳng cấp, màu đai và danh hiệu

Chế độ đẳng cấp và màu đai của Karate là học từ Judo và bắt đầu thi hành từ năm 1924.

Ban đầu chỉ có đai đen (huyền đai) và đai trắng. Đai đen dành cho những người đã có quá trình luyện tập, còn đai trắng dành cho người mới bắt đầu. Giữa đai trắng và đai đen có từ 1 đến 3 đai nữa tùy theo từng lưu phái. Hay dùng nhất là đai màu xanh lá cây (màu trà Nhật). Ngoài ra tùy lưu phái có thể có đai vàng, đai nâu, v.v… Trong đai đen lại có khoảng 10 đẳng, thấp nhất là nhất đẳng (nhất đẳng huyền đai). Những người đạt đến trình độ ngũ đẳng huyền đai đến lục đẳng huyền đai được gọi là renshi (錬士) ngũ đẳng và renshi lục đẳng, từ thất đẳng huyền đai đến bát đẳng huyền đai được gọi là kyoshi (教士) hoặc tatsushi (達士), từ cửu đẳng huyền đai trở lên gọi là hanshi (範士). Cũng có lưu phái không sử dụng các danh hiệu này.

VI - Trang phục


250px-Kyan_Chotoku2.jpg

Ảnh các võ sĩ Karate ngày xưa cởi trần biểu diễn và thi đấu.
250px-Kata1.jpg

Trang phục của một võ sĩ Karate ngày này​

Nguyên thủy, người luyện tập và đấu Karate cởi trần. mặc quần dài hoặc quần cộc. Ngày nay, người luyện tập Karate mặc áo màu trắng là học theo áo của môn Judo. Karate truyền thống thường mặc áo mà tay áo dài đến cổ tay, ống quần cũng dài đến cổ chân. Trong khi đó, Full Contact Karate mặc áo quần có ống tay áo và ống quần ngắn hơn.

VII - Thay đổi trong phương pháp huấn luyện



250px-Karate_ShuriCastle.jpg

Cảnh huấn luyện Karate trong thành Shuri ở Naha​

Khác với các môn võ khác của Nhật Bản được truyền thụ bằng tài liệu, Karate vốn được truyền thụ bằng miệng (khẩu truyền) và biểu diễn mẫu. Tuy nhiên, từ thời kỳ Taisho các cao thủ Karate ở Okinawa thành lập Câu lạc bộ Đường thủ Karate để cùng nhau nghiên cứu, trao đổi về Karate, thì bắt đầu xuất hiện các tài liệu hướng dẫn tập luyện Karate.

VIII - Nền tảng triết học


- Năm điều huấn thị của võ sư Funakoshi Gichin (tiếng Nhật: 船越 義珍) (1868-1957) đưa ra năm điều huấn thị đối với người luyện Karate chi phái Shotokan để rèn luyện đạo đức.

+ Nỗ lực hoàn thiện nhân cách, tiếng Nhật: ―、人格完成に努ろこと, phiên âm: Hitotsu, jinkaku kansei ni tsutomuru koto.
+ Luôn luôn chân thành, tiếng Nhật: ―、誠の道を守ること, phiên âm: Hitotsu, makoto no michi wo mamoru koto.
+ Nuôi dưỡng tinh thần nỗ lực, tiếng Nhật: ―、努力の精神を養うこと, phiên âm: Hitotsu, doryoku no seishin wo yashinau koto.
+ Trọng lễ nghĩa, tiếng Nhật: ―、礼儀を重んずること, phiên âm: Hitotsu, reigi wo omonzuru koto.
+ Kiềm chế các hành vi nóng nảy, tiếng Nhật: ―、血気の勇を戒むる, phiên âm: Hitotsu, kekki no yu wo imashimuru koto.

Hai mươi điều về Karate của võ sư Funakoshi
1. Đừng quên Karate bắt đầu bằng Lễ, kết thúc cũng bằng Lễ.

一、空手は礼に初まり礼に終ること゠ ?忘るな.

karate wa rei ni hajimari rei ni owaru koto o wasuru na.

2. Karate không nên ra đòn trước.

二, 空手に先手無し.

karate ni sen te nashi.

3. Karate phải giữ nghĩa.

三、空手は義の補け.

karate wa gi no tasuke.

4. Trước tiên phải biết mình rồi mới đến biết người.

四、先づ自己を知れ而して他を知れ.

mazu jiko o shire shikoe hoka o shire.

5. Kỹ thuật không bằng tâm thuật.

五、技術より心術.

gijutsu yori shinjutsu.

6. Cần để tâm thoải mái.

六、心は放たん事を要す.

kokoro wa hanatan koto o yosu.

7. Khinh suất tất gặp rắc rối.

七、禍は懈怠に生ず.

wazawai wa ketai ni shozu.

8. Đừng chỉ có lúc nào ở võ đường mới nghĩ về karate.

八、道場のみの空手と思うな.

dojo no mi no karate to omou na.

9. Rèn luyện karate cả đời không nghỉ.

九、空手の修行は一生である.

karate no shugyo wa issho dearu.

10. Biến mọi thứ thành karate, như thế sẽ nắm được sự tuyệt vời của nó.

十、凡ゆるものを空手化せ其処に妙呠 ?あり.

arayuru mono o karate kasase soko ni myomi ari.
 

_ღŃ♠Ä♣Ħ♥Şღ_

V - Đẳng cấp, màu đai và danh hiệu

Chế độ đẳng cấp và màu đai của Karate là học từ Judo và bắt đầu thi hành từ năm 1924.

Ban đầu chỉ có đai đen (huyền đai) và đai trắng. Đai đen dành cho những người đã có quá trình luyện tập, còn đai trắng dành cho người mới bắt đầu. Giữa đai trắng và đai đen có từ 1 đến 3 đai nữa tùy theo từng lưu phái. Hay dùng nhất là đai màu xanh lá cây (màu trà Nhật). Ngoài ra tùy lưu phái có thể có đai vàng, đai nâu, v.v… Trong đai đen lại có khoảng 10 đẳng, thấp nhất là nhất đẳng (nhất đẳng huyền đai). Những người đạt đến trình độ ngũ đẳng huyền đai đến lục đẳng huyền đai được gọi là renshi (錬士) ngũ đẳng và renshi lục đẳng, từ thất đẳng huyền đai đến bát đẳng huyền đai được gọi là kyoshi (教士) hoặc tatsushi (達士), từ cửu đẳng huyền đai trở lên gọi là hanshi (範士). Cũng có lưu phái không sử dụng các danh hiệu này.

VI - Trang phục


250px-Kyan_Chotoku2.jpg

Ảnh các võ sĩ Karate ngày xưa cởi trần biểu diễn và thi đấu.
250px-Kata1.jpg

Trang phục của một võ sĩ Karate ngày này​

Nguyên thủy, người luyện tập và đấu Karate cởi trần. mặc quần dài hoặc quần cộc. Ngày nay, người luyện tập Karate mặc áo màu trắng là học theo áo của môn Judo. Karate truyền thống thường mặc áo mà tay áo dài đến cổ tay, ống quần cũng dài đến cổ chân. Trong khi đó, Full Contact Karate mặc áo quần có ống tay áo và ống quần ngắn hơn.

VII - Thay đổi trong phương pháp huấn luyện


250px-Karate_ShuriCastle.jpg

Cảnh huấn luyện Karate trong thành Shuri ở Naha​

Khác với các môn võ khác của Nhật Bản được truyền thụ bằng tài liệu, Karate vốn được truyền thụ bằng miệng (khẩu truyền) và biểu diễn mẫu. Tuy nhiên, từ thời kỳ Taisho các cao thủ Karate ở Okinawa thành lập Câu lạc bộ Đường thủ Karate để cùng nhau nghiên cứu, trao đổi về Karate, thì bắt đầu xuất hiện các tài liệu hướng dẫn tập luyện Karate.

VIII - Nền tảng triết học

- Năm điều huấn thị của võ sư Funakoshi Gichin (tiếng Nhật: 船越 義珍) (1868-1957) đưa ra năm điều huấn thị đối với người luyện Karate chi phái Shotokan để rèn luyện đạo đức.

+ Nỗ lực hoàn thiện nhân cách, tiếng Nhật: ―、人格完成に努ろこと, phiên âm: Hitotsu, jinkaku kansei ni tsutomuru koto.
+ Luôn luôn chân thành, tiếng Nhật: ―、誠の道を守ること, phiên âm: Hitotsu, makoto no michi wo mamoru koto.
+ Nuôi dưỡng tinh thần nỗ lực, tiếng Nhật: ―、努力の精神を養うこと, phiên âm: Hitotsu, doryoku no seishin wo yashinau koto.
+ Trọng lễ nghĩa, tiếng Nhật: ―、礼儀を重んずること, phiên âm: Hitotsu, reigi wo omonzuru koto.
+ Kiềm chế các hành vi nóng nảy, tiếng Nhật: ―、血気の勇を戒むる, phiên âm: Hitotsu, kekki no yu wo imashimuru koto.

Hai mươi điều về Karate của võ sư Funakoshi
1. Đừng quên Karate bắt đầu bằng Lễ, kết thúc cũng bằng Lễ.

一、空手は礼に初まり礼に終ること゠ ?忘るな.

karate wa rei ni hajimari rei ni owaru koto o wasuru na.

2. Karate không nên ra đòn trước.

二, 空手に先手無し.

karate ni sen te nashi.

3. Karate phải giữ nghĩa.

三、空手は義の補け.

karate wa gi no tasuke.

4. Trước tiên phải biết mình rồi mới đến biết người.

四、先づ自己を知れ而して他を知れ.

mazu jiko o shire shikoe hoka o shire.

5. Kỹ thuật không bằng tâm thuật.

五、技術より心術.

gijutsu yori shinjutsu.

6. Cần để tâm thoải mái.

六、心は放たん事を要す.

kokoro wa hanatan koto o yosu.

7. Khinh suất tất gặp rắc rối.

七、禍は懈怠に生ず.

wazawai wa ketai ni shozu.

8. Đừng chỉ có lúc nào ở võ đường mới nghĩ về karate.

八、道場のみの空手と思うな.

dojo no mi no karate to omou na.

9. Rèn luyện karate cả đời không nghỉ.

九、空手の修行は一生である.

karate no shugyo wa issho dearu.

10. Biến mọi thứ thành karate, như thế sẽ nắm được sự tuyệt vời của nó.

十、凡ゆるものを空手化せ其処に妙呠 ?あり.

arayuru mono o karate kasase soko ni myomi ari.
 

_ღŃ♠Ä♣Ħ♥Şღ_

11. Karate giống như nước nóng, nếu ngừng hâm nóng thì sẽ nguội lạnh.

十一、空手は湯の如く絶えず熱を与だ ?ざれば元の水に返る.

karate wa yu no gotoku taezu netsu o ataezareba moto no mizu ni kaeru.

12. Đừng nghĩ thắng, hãy nghĩ đừng bại.

十二、勝つ考えは持つな、負けぬ考だ ?は必要.

katsu kangae wa motsu na, makenu kangae wa hitsuyo.

13. Chuyển hóa bản thân tùy theo đối phương.

十三、敵に因って転化せよ.

teki ni yotte tenka seyo.

14. Kết quả cuộc đấu phụ thuộc vào khả năng kiểm soát.

十四、戦は虚実の操縦如何にあり.

ikusa wa kyojitsu no soju ikan ni ari.

15. Hãy nghĩ chân tay người cũng là kiếm.

十五、人の手足を劔と思え.

hito no teashi o ken to omoe.

16. Hễ ra khỏi nhà là có cả triệu địch thủ.

十六、男子門を出づれば百万の敵あ゠ ?.

danshimon o izureba hyakuman no teki ari.

17. Người mới tập có thể còn gượng gạo, nhưng về sau phải thật tự nhiên.

十七、構えは初心者に、あとは自然你 ?.

kamae wa s oshinsha ni, ato wa shizentai 18. Phải tập kata thật chuẩn, nhưng nhớ là thực chiến sẽ khác đi.

十八、型は正しく、実戦は別もの.

kata wa tadashiku, jissen wa betsu mono.

19. Nhớ kiểm soát độ mạnh yếu của lực, độ linh hoạt của cơ thể, độ nhanh chậm của đòn thế.

十九、力の強弱、体の伸縮、技の緩怠 ?を忘るな.

chikara no kyojaku, karada no shinshuku, waza no kankyu o wasuru na.

20. Luôn chín chắn khi dụng võ.

二十、常に思念工夫せよ.

tsune ni shinen kofu seyo.
 

_ღŃ♠Ä♣Ħ♥Şღ_



Akito

75px-Aikido.jpg

Aikido viết bằng chữa Hán-Nhật theo lối shodo

Aikido (tiếng Nhật 合気道 あいきどう) là một môn võ thuật hiện đại của Nhật Bản được Ueshiba Morihei (1883-1969) sáng tạo ra trên cơ sở các môn võ thuật cổ truyền của Nhật Bản như Jujutsu, Kenjutsu và Konjutsu.


300px-G_Blaize_Kokiu_Nague_2.JPG

Một cảnh luyện tập Aikido. Nage giữ thăng bằng để ném uke, trong khi uke lăn lên phía trước một cách an toàn (zenpō kaiten)​

I - Về tên gọi của môn phái


Tên gọi Aikido của môn phái được tạo nên bởi ba chữ Hán - Nhật:

合 (hợp, hiệp)- ai: hòa hợp, hài hòa
気 - ki: khí/tinh thần
道 - do: đạo

Aikido viết bằng chữa Hán-Nhật theo lối shodoAiki (合気) được các cao thủ Aikido giải nghĩa là "cảm giác được bản thân và đối thủ hòa làm một và cả hai đều hòa hợp với vũ trụ".

Tương truyền, sau này Ueshiba Morihei hay giải thích Ai trong Aikido nghĩa là "yêu thương", có lẽ dựa trên cơ sở đồng âm tiếng Nhật với từ 愛(ái).


75px-Aikido.jpg

Aikido viết bằng chữa Hán-Nhật theo lối shodo​

II - Lịch sử:

180px-Morihei-Ueshiba.jpg
Morihei Ueshiba, người sáng lập ra Aikido.Aikido, đúng như sự hình dung của người sáng lập ra nó, không chỉ là sự tổng hợp của việc luyện tập võ thuật của người sáng lập, mà còn bộc lộ triết lý riêng của ông về hòa bình và hòa hợp vũ trụ. Ngày nay, Aikido tiếp tục sự phát triển của nó từ koryū (võ thuật cổ), thành những thể hiện cực kì đa dạng của các võ sư khác nhau trên toàn thế giới.

Aikido được sáng lập bởi Morihei Ueshiba (植芝 盛平 Ueshiba Morihei, 14 tháng 12 1883 – 26 tháng tư 1969), cũng được các võ sinh coi là Ōsensei ("Người thày vĩ đại"). Ueshiba phát triển Aikido chủ yếu vào cuối những năm 1920 cho tới những năm 1930 qua sự tổng hợp các môn võ cổ mà ông đã học được. Aikido phát triển chủ yếu từ Daitō-ryū aiki-jūjutsu, mà Ueshiba đã học trực tiếp với Takeda Sokaku (武田 惣角 Takeda Sōkaku, 1859–1943). Thêm vào đó, Ueshiba cũng đã học Tenjin Shin'yō-ryū với Tozawa Tokusaburō (戸沢 徳三郎, 1848–1912) ở Tokyo vào năm 1901, Gotōha Yagyū Shingan-ryū với Nakai Masakatsu (中井 正勝, fl. 1891–1908) ở Sakai từ 1903 đến 1908, và judo với Kiyoichi Takagi (高木 喜代子 Takagi Kiyoichi, 1894–1972) ở Tanabe vào năm 1911.

Daitō-ryū là môn có ảnh hưởng lớn nhất đến Aikido. Cùng với các kĩ thuật ném tay không và khóa khớp, Ueshiba kết hợp luyện tập di chuyển có vũ khí, như là giáo (yari), gậy ngắn (jō), và có thể cả đoản dao (jūken). Tuy nhiên, Aikido phát triển phần lớn các cấu trúc đòn đánh từ kiếm thuật (kenjutsu).

Ueshiba tới Hokkaidō năm 1912, và bắt đầu học dưới sự dạy dỗ của Takeda Sokaku vào năm 1915. Việc học Daitō-ryū tiếp tục cho đến năm 1937.[3] Tuy nhiên, sau thời gian đó, Ueshiba bắt đầu xa rời Takeda và môn Daitō-ryū. Vào thời điểm đó, Ueshiba dùng từ "Aiki Budō" để nói đến môn võ của ông. Không rõ chính xác khi nào Ueshiba bắt đầu sử dụng cái tên "Aikido", nhưng nó trở thành tên chính thức của môn võ vào năm 1942, khi Dai Nippon Butoku Kai được tham gia vào việc tổ chức lại và tập trung hóa các môn võ Nhật Bản của chính phủ.


150px-Onisaburo_Deguchi_2.jpg
Onisaburo DeguchiSau khi Ueshiba rời Hokkaidō năm 1919, ông gặp và chịu ảnh hưởng lớn từ Onisaburo Deguchi (出口 王仁三郎 Deguchi Ōnisaburo, 1871–1948), thủ lĩnh tinh thần của giáo phái Ōmoto-kyō ở Ayabe. Một trong những đặc điểm chủ yếu của Ōmoto-kyō là nó nhấn mạnh đến sự đạt được cõi hoàn hảo trong một đời người. Điều này tạo ảnh hưởng lớn đến triết lý của môn võ của Ueshiba về rộng mở tình yêu thương và sự cảm thông, đặc biệt đối với những ai muốn hãm hại người khác. Aikido thể hiện triết lý này trong việc nhấn mạnh rằng, nắm vững võ thuật để mà nhận đòn và chuyển hướng nó đi một cách vô hại. Trong trường hợp lý tưởng, không chỉ người nhận mà cả người tấn công cũng vô hại.


Aikido lần đầu tiên được truyền bá tới phương Tây vào năm 1951 bởi Minoru Mochizuki (望月 稔 Mōchizuki Minoru, 1907–2003) trong một chuyến đi tới Pháp nơi mà ông giới thiệu các kĩ thuật Aikido tới các môn sinh Judo. Theo sau ông là Tadashi Abe (阿部 正 Abe Tadashi, 1926–1984) vào năm 1952 người trở thành đại diện Aikikai Hombu chính thức, ở lại Pháp trong bảy năm. Kenji Tomiki (富木 謙治 Tomiki Kenji, 1900–1979) đi du lịch với một đoàn đại biểu các võ sư khác nhau từ mười lăm bang của Hoa Kỳ năm 1953. Sau đó trong năm ấy, Koichi Tohei (藤平 光一 Tōhei Kōichi, sinh năm 1920) được gửi bởi Aikikai Hombu tới Hawaii, trong một năm tròn, nơi ông lập lên một vài dojo. Việc này được ủng hộ bởi một vài chuyến thăm khác và được xem là sự truyền bá chính thức Aikido tới Hoa Kỳ. Vương quốc Anh theo sau vào năm 1955; Italy năm 1964; Đức và Australia năm 1965. Ngày nay có các dojo Aikido để luyện tập trên toàn thế giới.

 

_ღŃ♠Ä♣Ħ♥Şღ_

III - Luyện tập thể chất:

Trong Aikido, cũng như trong tất cả các môn võ Nhật Bản khác, vừa có sự luyện tập thể chất, vừa có sự luyện tập về mặt tinh thần. Việc luyện tập thể chất trong Aikido rất phong phú, bao gồm cả luyện tập thể chất và trau dồi kinh nghiệm nói chung, cũng như các kĩ thuật đặc biệt. Bởi một phần quan trọng trong việc luyện tập Aikido luôn bao gồm đòn ném đối thủ, nên điều đầu tiên môn sinh cần học là làm thế nào để ngã hoặc lăn an toàn. Các kĩ thuật đánh đặc biệt bao gồm đánh và nắm; các kĩ thuật phòng thủ bao gồm ném và khóa. Sau khi học xong các kĩ thuật cơ bản, môn sinh bắt đầu phòng thủ tự do chống lại nhiều đối thủ, và trong nhiều trường hợp là các kĩ thuật chống vũ khí.


- Luyện tập thể chất nói chung:

Tước vũ khí sử dụng đòn "cướp kiếm" (tachi-dori)Mục đích luyện tập thể chất trong Aikido là điều hòa nhịp vận động, linh hoạt, và sự bền bỉ, không chú trọng đến sức lực mang vác. Trong các kĩ thuật Aikido, ấn hoặc di chuyển mở thông dụng hơn nhiều so với kéo hoặc di chuyển co lại như trong các môn võ khác, và sự khác biệt này có thể áp dụng cho các mục đích luyện tập thể chất nói chung của các học viên Aikido.


180px-PRehse002-cropped.jpg

Tước vũ khí sử dụng đòn "cướp kiếm" (tachi-dori)​

Một số hoạt động rèn luyện theo hướng nín thở, như nâng vật nặng, chú trọng đến sức mạnh co lại, trong đó các cơ bắp phải gồng lên để tăng cường độ cứng, khối lượng và sức mạnh. Các hoạt động luyện tập liên quan đến Aikido thay vào đó lại chú trọng đến việc sử dụng di chuyển toàn thân một cách hài hòa và cân bằng, gần giống với yoga hay uốn dẻo. Ví dụ, rất nhiều dojo bắt đầu lớp học bằng bài tập làm ấm (準備体操, junbi taisō?), có thể là kéo giãn hoặc bẻ.

Luyện tập Aikido phần lớn dựa trên các bài quyền (kata), luyện tập bởi hai người với nhau hơn là luyện tập tự do. Một mẫu chung cho người nhận đòn đánh (uke) là tấn công người ném (nage, cũng gọi là tori hoặc e dựa trên loại Aikido), người vô hiệu hóa đòn tấn công này bằng một kĩ thuật Aikido.

Cả hai nửa của kĩ thuật đó, của uke và của nage, được coi là căn bản trong việc luyện tập Aikido. Cả hai phải luyện tập các nguyên tắc Aikido về hòa hợp và thích ứng. Nage học cách hòa hợp và kiểm soát năng lượng đánh, trong khi uke học cách trở nên bình tĩnh và linh hoạt trong thế bất lợi, các vị trí mất thăng bằng mà nage gây ra. Sự "nhận" của đòn đánh được gọi là ukemi.Uke liên tục tìm cách lấy lại thế cân bằng và che chỗ sơ hở (v.d. hở sườn), trong khi nage sử dụng vị trí và căn thời gian để làm uke mất thăng bằng và bị thương. Trong các bài tập cao hơn, uke thỉnh thoảng sử dụng các kĩ thuật ngược (kaeshi-waza) để lấy lại thăng bằng và khóa hoặc ném nage.

Ukemi (受身, Ukemi?), nghĩa là "người nhận". Ukemi giỏi phải biết làm chệch hướng đánh hoặc bẻ để tránh bị thương. Khi áp dụng một đòn đánh, nhiệm vụ của nage là tránh làm thương uke bằng cách sử dụng tốc độ và lực đánh phù hợp với trình độ của uke trong ukemi. Thương tích (đặc biệt đối với khớp), khi chúng xảy ra trong Aikido, thường là do nage đánh giá sai khả năng của uke khi nhận đòn ném hoặc khóa.

- Kĩ thuật chiến đấu:

Môn sinh học rát nhiều đòn đánh khác nhau để mà các kĩ thuật Aikido có thể thực hiện được. Mặc dù các đòn đánh không được luyện tập xuyên suốt như các môn võ dựa trên các đòn đánh, các đòn đánh mạnh hoặc giữ chặt cần để học cách áp dụng các kĩ thuật đánh một cách đúng đắn và hiệu quả.

Rất nhiều đòn (打ち, uchi?) của Aikido thường được xem là tương tự đòn chém của kiếm hoặc một vật được cầm nắm khác, có thể cho thấy nguồn gốc các kĩ thuật là từ chiến đấu có vũ khí.[5] Các kĩ thuật khác có vẻ là đấm (tsuki), cũng được luyện tập như là lao vào với kiếm hoặc dao. Đá thường là dành cho các biến tướng ở trình độ cao; lý do là vì việc ngã sau một đòn ngã là rất nguy hiểm, và đòn đá (đá cao nói riêng) không thông dụng trong các trận chiến thời phong kiến Nhật Bản. Một số đòn đánh cơ bản bao gồm:
 

_ღŃ♠Ä♣Ħ♥Şღ_

Chém trước đầu (正面打ち, shōmen'uchi?) một đòn chém dọc vào đầu.
Chém cạnh đầu (横面打ち, yokomen'uchi?) một đòn chém chéo bằng dao vào cạnh đầu hoặc cổ.
Đấm ngực (胸突き, mune-tsuki?) một cú đấm vào thân. Các mục tiêu đặc biệt bao gồm ngực, bụng, và dạ dày. Cũng giống như "đấm trung đẳng" (中段突き, chūdan-tsuki?), và "đấm trực tiếp" (直突き, choku-tsuki?).
Đấm mặt (顔面突き, ganmen-tsuki?) một cú đấm vào mặt. Cũng như "đấm thượng đẳng" (上段突き, jōdan-tsuki?).
Người mới luyện tập thường tập các kĩ thuật từ tư thế nắm, bởi nó an toàn hơn và bởi nó dễ dàng hơn để cảm nhận dòng năng lượng và lực nắm hơn là một cú đánh. Một số tư thế nắm phát triển từ từ thế nắm khi đang cướp vũ khí; một đòn sau đó được sử dụng để thoát ra và làm bất động hoặc tấn công người cầm nắm. Một số ví dụ về các đòn nắm cơ bản:

Nắm một tay (片手取り, katate-dori?) một tay nắm một cổ tay.
Nắm hai tay (諸手取り, morote-dori?) hai tay nắm một cổ tay.
Nắm hai tay (両手取り, ryōte-dori?) hai tay nắm hai cổ tay. Cũng giống như "Nắm hai tay vào một tay" (両片手取り, ryōkatate-dori?).
Nắm vai (肩取り, kata-dori?) tư thế nắm vai.  "Nắm hai vai" là ryōkata-dori (両肩取り, ryōkata-dori?)
Nắm ngực (胸取り, mune-dori?) nắm phần ngực (áo). Cũng giống như "nắm cổ áo" (襟取り, eri-dori?).


300px-Aikido_ikkyo.png

Lược đồ đòn ikkyō, hay "Đòn số một". Yonkyō có cùng cách thức đánh, mặc dù tay trên nắm cẳng tay hơn là nắm củi trỏ.​

Sau đây là một mẫu của các đòn ném và khóa cơ bản được luyện tập nhiều. Thuật ngữ có thể thay đổi tùy vào các tổ chức và loại Aikido, vì vậy những thứ sau đây là các thuật ngữ được sử dụng bởi Tổ chức Aikikai. Nhớ rằng mặc dù tền của năm đòn đầu tiên được liệt kê ra, chúng không phải lúc nào cũng được dạy theo trình tự như vậy.

Đòn thứ nhất (一教, ikkyō?) một đòn kiểm soát đặt một tay lên củi trỏ và một tay gần cổ tay để ấn uke xuống đất. Tư thế nắm này cũng gây ra áp lực lên dây thần kinh ở củi trỏ.
Đòn thứ hai (二教, nikyō?) một đòn khóa cổ tay làm vặn tay và gây đau đớn.
Đòn thứ ba (三教, sankyō?) một đòn vặn hướng xoắn lên gây đau toàn bộ tay, củi trỏ và vai.
Đòn thứ tư (四教, yonkyō?) kiểm soát vai tương tự ikkyō, nhưng với cả hai tay giữ cẳng tay.
Đòn thứ năm (五教, gokyō?) một biến thể của ikkyō trong đó tay nắm cổ tay là ngược lại. Thông dụng trong tantō và các đòn tước vũ khí khác.
Ném bốn hướng (四方投げ, shihōnage?) Tay bị gập lại ra sau vai, khóa khớp vai.
Trả cẳng tay (小手返し, kotegaeshi?) một đòn khóa cổ tay-ném kéo giãn gân.
Ném thở (呼吸投げ, kokyūnage?) một thuật ngữ dùng cho rất nhiều loại "ném căn thời gian".
Ném tiến vào (入身投げ, iriminage?) đòn ném mà trong đó nage di chuyển vào nơi uke đứng.
Ném Thiên-Địa (天地投げ, tenchinage?) bắt đầu bằng ryōte-dori; tiến lên, nage luồn một tay xuống thấp ("Địa") và một tay cao ("Thiên"), làm uke mất thăng bằng để mà đối thủ bị ngã.
Ném hông (腰投げ, koshinage?) phiên bản Aikido của đòn ném hông. Nage hạ thấp hông hơn uke, sau đó bẩy uke lên.
Ném thập tự (十字投げ, jūjinage?) một đòn ném mà khóa tay lại với nhau. (kanji nghĩa là thập tự: 十)
Ném xoay (回転投げ, kaitennage?) nage luồn tay ra sau cho tới khi khóa được khớp vai, sau đó ấn lên phía trước để ném.


Luyện tập vũ khí trong Aikido theo truyền thống bao gồm gậy ngắn (jō), kiếm gỗ (bokken), và dao (tantō). Ngày nay, một vài trường cũng đã kết hợp các kĩ thuật cướp súng. Cả cướp vũ khí và giữ vũ khí thỉnh thoảng cũng được dạy, để hoàn chỉnh khía cạnh vũ trang và phi vũ trang, mặc dù một số trường Aikido không hề luyện tập với vũ khí. Những trường khác, như Aikido Iwama của Morihiro Saito (斉藤 守弘 Saitō Morihiro, 1928–2002), thường luyện tập phần lớn thời gian với bokken và jō, dùng các tên aiki-ken, và aiki-jō, tương ứng. Người sáng lập đã phát triển rất phần lớn Aikido tay không từ các cách di chuyển của kiếm và gậy, vì vậy việc luyện tập các bước di chuyển này thường dành cho mục đích cảm nhận về nguồn gốc của đòn đánh và bước di chuyển.

 

_ღŃ♠Ä♣Ħ♥Şღ_

IV - Thực hiện:


300px-Aikido_ikkyo_omote_ura.png

Lược đồ cách thực hiện đòn ikkyō ở dạng omote và ura​

Aikido dùng thân pháp (tai sabaki) để đối phó uke. Ví dụ, một đòn "bước vào" (入身, irimi?) bao gồm di chuyển tiến vào phía trong của uke, trong khi một đòn "xoay" (転換, tenkan?) sử dụng chuyển động tròn. Thêm vào đó, một đòn "phía trong" (内, uchi?) được thực hiện ở phía trước uke, trong khi một đòn "phía ngoài" (外, soto?) được thực hiện ở ở bên cạnh uke; một đòn "phía trước" (表, omote?) được thực hiện cùng với sự di chuyển vào phía trước uke, và một phiên bản "phía sau" (裏, ura?) được thực hiện cùng với sự di chuyển vào phía sau uke, thường là bằng sự kết hợp chuyển động xoay vòng. Cuối cùng, phần lớn các đòn có thể được thực hiện ở tư thế ngồi (seiza). Các đòn ở tư thế ngồi gọi là suwari-waza.

Do đó, chỉ từ ít hơn hai chục đòn cơ bản, có đến hàng nghìn cách thực hiện khác nhau. Ví dụ, ikkyō có thể được thực hiện đối với đối thủ đang tiến đánh (có thể với loại di chuyển ura để chuyển hướng lực tới), hoặc với một đối thủ đã bị đánh rồi và đang quay lại để giữ khoảng cách (có thể một phiên bản omote-waza).

Atemi (当て身) là các miếng đánh được sử dụng trong các đòn Aikido. Một số người coi atemi là các đòn đánh vào các huyệt đạo. Ví dụ, Gōzō Shioda (塩田 剛三 Shioda Gōzō, 1915–1994) đã mô tả việc sử dụng atemi trong một trận hỗn chiến để nhanh ng hạ gục lưu manh đường phố. Một số khác coi atemi, đặc biệt là vào mặt, là các phương pháp làm mất tập trung đối phương để thực hiện các đòn khác. Một đòn đánh, whether or not it is blocked, can startle the target and break his or her concentration. The target may also become unbalanced in attempting to avoid the blow, for example by jerking the head back, which may allow for an easier throw.

Many sayings about atemi are attributed to Morihei Ueshiba, who considered them an essential element of technique.


180px-Embukai01.jpg

Technique performed against two attackers.​

One feature of aikido is training to defend oneself against multiple attackers. Freestyle (randori, or jiyūwaza) practice with multiple attackers is a key part of most curriculae and is required for the higher level ranks. Randori exercises a person's ability to intuitively perform techniques in an unstructured environment. Strategic choice of techniques, based upon how they reposition the student relative to other attackers, is important in randori training. For instance, an ura technique might be used to neutralise the current attacker while turning to face attackers approaching from behind.

In Shodokan Aikido, randori differs in that it is not performed with multiple persons with defined roles of defender and attacker, but between two people, where both participants attack, defend, and counter at will. In this respect it resembles judo randori.

V - Võ phục và Đai

Võ phục chuẩn dùng trong môn võ Aikido là áo và quần trắng.Nữ đai từ màu xanh dương có ba gạch đến đai nâu ba gạch sẽ mang một loại quần ống rộng là Hakama màu xanh dương,còn lên đai màu đen sẽ mặc Hakama màu đen,còn nam chỉ được mặc Hakama khi đai đen. Đai chuẩn trong Aikido bắt đầu từ màu trắng,là sơ đẳng.Khi trình độ cao,đai sẽ khác.Từ trắng sẽ thành xanh dương,rồi xanh dương một gạch,xang dương hai gạch,xanh dương ba gạch,nâu một gạch,nâu hai gạch,nâu hai gạch,nâu ba gạch và màu cuối cùng là đen.

Các "gạch" làm từ mảnh vải trắng,đính vào đai.

VI - Aikido ở Việt Nam:

Ở Việt Nam Aikido đôi khi còn được gọi là Hiệp khí đạo, theo nghĩa Hiệp là hòa hợp, Khí là thể của chất, Đạo là con đường, là phương pháp đưa ta tới mục tiêu tối thượng. Aikido được hai ông Đặng Thông Trị và Đặng Thông Phong chính thức truyền bá vào Việt Nam từ năm 1958. Ông Đặng Thông Phong từng trực tiếp thụ giáo Ueshiba Morihei và được Ueshiba trao ủy nhiệm thư, chính thức ủy quyền cho ông thành lập Tổng cuộc Aikido Tenshinkai để phát triển Aikido tại Việt Nam.

Aikido mới được phổ biến ở các tỉnh phía Nam, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh. Ở các tỉnh phía Bắc, có một vài võ đường Aikido tại Hà Nội.

Nguồn: Wikipedia
 

_ღŃ♠Ä♣Ħ♥Şღ_

Quyền Anh


Lịch sử:

Môn quyền Anh có lịch sử rất lâu đời . Khoảng 3700 năm trước công nguyên, ở xứ Mésopotamie (cổ Hy Lạp) đã lưu hành môn đấu quyền , thuỷ tổ của môn quyền Anh ngày nay.Có một thời gian môn này bị suy vi , mãi đến năm 1750 trước Công nguyên mới thịnh hành trở lại. Bấy giờ, vào những ngày nghĩ ngơi nhất định, đều tổ chức thi đấu quyền, với sự tham dự đông đảo của mọi tầng lớp. Đấy nước Hy Lạp phát triển khá mạnh mẽ những cuộc thi đấu quyền, thậm chí còn cho phép các đối thủ được phép mang thêm dây da hoặc dây sắt vào tay để hạ đối thủ nhanh hơn , bởi luật thi đấu lúc đó là đấu đến khi nào có một người không thể tiếp tục đấu nữa mới thôi! Đến năm 746 trước Công nguyên, sau khi La Mã tiêu diệt Hy Lạp, môn đấu quyền cũng truyền theo đến La Mã với sự hưởng ứng nhiệt tình của tầng lớp thanh niên. Tuy nhiên , do sự phát triển môn đấu quyền ngày càng đi sâu vào sự tàn nhẫn, nên đến năm 404 trước Công nguyên, hoàng đế La Mã là Theodosius đệ nhất đã ra lệnh cấm hẳn môn đấu quyền.

Mãi đến thế kỷ 16 , môn đấu quyền xa xưa của Hy lạp - La Mã đã trở thành một hoạt động ưa chuộng của giới trung lưu và thượng lưu ở Anh quốc trong phong trào phục hưng. James đã trở nên bá chủ môn đấu quyền ở Anh sau khi đánh bại tất cả những danh thủ sừng sỏ khác ở Anh, và là người đầu tiên mở trường dạy môn đấu quyền. Sau đó , một nhà vô địch người Anh thế hệ nối tiếp là Jack Broughton đã đi xa hơn : mở trường dạy đấu quyền , phát minh ra đôi găng tay để giãm bớt tai nạn trong thi đấu, lập ra qui tắc đấu quyền mang tính thể thao hơn. Đến năm 1865 , một hầu tước người Anh là Queens Beery Vlll lại cải tiến qui tắc đấu quyền thành một qui tắc mang tính tài tử hơn: chỉ đấu ba hiệp , mỗi hiệp ba phút , thay vì đấu mười sáu hiệp như qui tắc Broughton ( Sau này qui tắc Broughton trở thành luật thi đấu quyền Anh nhà nghề và qui tắc Berry trở thành luật thi đấu quyền Anh tài tủ) . Từ đó, môn quyền Anh đã lan toả đến nhiều vùng đất khác trên hành tinh.

Năm 1881 , Hiệp Hội Quốc Tế Quyền Anh Tài Tử ra đời , tạo cơ hội cho môn quyền Anh phát triển rộng rải hơn. Và năm 1904, Thế Vận Hội thứ ba đã chính thức liệt môn quyền Anh vào các môn thi đấu thế vận.

Kỹ thuật:

Môn quyền Anh ngày nay phát triển trên toàn thế giới , nổi tiếng với kỷ thuật chỉ sử dụng đôi tay với ba đòn chính là đấm thẳng( direct), móc ngang (crochet hay cross) và móc lên (upper cut ), cộng kỷ thuật sử dụng hai chân di chuyển kết hợp với sự tránh né của thân thể, đầu ... mà có khả năng tự vệ tương đối hữu hiệu cũng như không ít khó khăn cho các môn sinh những phái võ khác!

Ngoài ra , luật thi đấu môn quyền Anh chỉ cho phép người võ sĩ đánh vào khu vực phía trước mặt và từ trên thắt lưng trở lên , buộc người tập môn quyền Anh càng khổ luyện hơn hầu giành được ưu thế trong thi đấu cũng như trong tự vệ.

Phương pháp tập luyện môn quyền Anh gồm: tập đòn căn bản , luyện các môn bổ trợ ( nhảy dây, đánh bao, đánh banh, chạy bộ, hít đất... ),đấu luyện và song đấu tự do . Chỉ có những người sẵn tính kiên trì cộng với lòng đam mê môn quyền Anh thì mới có thể đeo đuổi môn võ này đến cùng, bởi phương pháp tập luyện của môn quyền Anh tương đối ..."khắc nghiệt" .

Thế thì kỷ thuật môn quyền Anh hấp dẫn ở chổ nào? Có thể nói ngay rằng môn quyền Anh , do chỉ sử dụng ba đòn tấn công là ba đòn tay,nên người tập được luyện cho đôi tay đánh thật nhanh và thật mạnh vào những điểm yếu trên vùng cơ thể cho phép đánh, song song với kỷ thuật gạt đỡ , tránh né, nhập nội chắc chắn và nhanh nhẹn như chớp, tất cả sẽ làm cho đối thủ luống cuống , không kịp đỡ và chỉ cần một đòn tay trúng đích là có thể hạ đối thủ rồi! Trước năm 1975 , những trận đấu giữa các võ sĩ quyền Anh cùng với các võ sĩ Thiếu Lâm hay Bình Định trên võ đài khắp nơi đã chứng minh điều này rất hùng hồn. Một võ sư quyền Anh nổi tiếng là Kid Demsey thời ấy đã làm cho các võ sư Thiếu Lâm và Bình Định, như : Cao thành Sang, Tiểu La Thành, Nguyễn Trầm... phải thất bại chua cay trong bao trận võ đài thách đấu!

Môn quyền Anh ở Việt Nam:

Pháp đã mang môn quyền Anh đến Việt Nam , tại Sài Gòn, vào những năm 1925,môn quyền Anh bắt đầu xuất hiện giữa những lính viễn chinh Pháp lan dần ra giới thanh niên qua những lần thi đấu võ đài. Phải chờ đến những năm bước vào thế chiến thứ hai thì môn quyền Anh mới phát triển rộng rải hơn và bắt đầu có những giải vô địch . Những người Việt Nam nổi tiếng trong các giải vô địch quyền Anh toàn Đông Dương có thể kể như : võ sĩ Muôn , Văn Phát ( tức Kid Demsey), Minh Cảnh...

Sau năm 1954, môn quyền Anh được phục hồi trong tổ chức Tổng cục Quyền Thuật Việt Nam, từng cử võ sĩ tham dự thi đấu giải Sea Games nhiều lần. Tuy nhiên, chỉ có một Phan Thiện Tư tức Minh Thành con(anh của Phan văn Sáu, Phan văn Mười) là đạt được huy chương đồng mà thôi. Ngoài ra , có thể kể thêm Nguyễn Sang, là võ sĩ duy nhất của Nam Việt Nam đạt huy chương đồng trong giải quyền Anh quân đội châu Á. Dù vậy, môn quyền Anh vẫn tồn tại ,với số lượng người tập luyện tương đối hạn chế và giải vô địch tổ chức hàng năm chung với giải vô địch võ tự do.
 
C

crazyfrog

Khâm phục khi post ngần đấy cái nói về võ thuật. Mình cũng là người thích võ thuật nhưng không theo dạng biết bao nhiêu đưa ra bấy nhiêu.
Mình nghĩ mỗi môn võ đều có lợi thế riêng và nhược điểm riêng. Người học võ theo mình là người cần thắng chính bản tính hoang dã của cá nhân mà đưa bản tính đó thành nghệ thuật mà nó được coi như nghệ thuật của cơ thể _ quyền thuật , sự kết hợp tinh tế của vũ khí và cơ thể _ kiếm thuật , côn pháp , .... Và chúng kết hợp lại thành 1 môn nghệ thuật mà ở đó chúng ta vượt qua mọi giới hạn của cơ thể, của bản tính hiếu chiến, võ thuật ......
 
Top Bottom