Từ tác phẩm " Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" của Nguyễn Huy Tưởng đến "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu bàn về mối quan hệ giữa văn học nghệ thuật với cuộc sống.
- "Vĩnh biệt CTĐ" : Vũ Như Tô cả đời theo đuổi cái đẹp nghệ thuật, ông chỉ vì mục đích to lớn nhất của cuộc đời mình là hiến dâng tất cả cho nghệ thuật nên mù quáng, quên đi tất cả, dùng sức dân, của cải của dân để phục vụ cho 1 mục đích duy nhất là công trình nghệ thuật mà ông mơ ước. Để đến cuối cùng, ông phải chết vì cái ước mơ, mông lớn nghệ thuật nhưng lại ko gắn liền với cuộc sống, với cuộc đời.
- "Chiếc thuyền ngoài xa" :
+ Chiếc thuyền khi được Phùng nhìn ngoài xa thì đó chính là cái đẹp trong mắt ông.
+ Nhưng khi nhìn gần hơn, đi qua cái lớp "sương mờ trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng của ánh sương mai" thì Phùng lại nhận ra sự đối lập đến "đau đớn" của một nghệ sĩ luôn khát khao tìm kiếm, nâng niu, trân trọng cái đẹp và của 1 người lính luôn bảo vệ công lý.
=> Mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống trong 2 tác phẩm:
+ Nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống, phục vụ cuộc sống, nếu nghệ thuật xa rời cuộc sống thì chỉ đem đến bi kịch (cái chết của Vũ Như Tô) hay sự nhìn nhận phiến diện về cuộc sống (Phùng)
+ Nghệ thuật là cái đẹp của cuộc sống nhưng cuộc sống ko phải lúc nào cũng đẹp.
+ Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì cuộc sống, phục vụ cho cuộc sống. Nghệ thuật xa rời cuộc sống chỉ là nghệ thuật "suông" , ko xứng đáng là nghệ thuật chân chính.
--> điều đó đòi hỏi người nghệ sĩ phải biết tìm tòi, khám phá cuộc sống, tìm hiểu nó trên nhiều phương diện, nghệ sĩ chân chính cũng giống như nghệ thuật chân chính ko được xa rời cuộc sống.