Tiếng Anh (Chữ Nôm: 㗂英, tiếng Anh: English, Tiếng Việt: Anh Cát Lợi) là một thứ tiếng thuộc nhánh miền Tây của nhóm ngôn ngữ German trong hệ Ấn-Âu), đã du nhập vào Anh qua các thứ tiếng của nhiều dân xâm chiếm vào thế kỷ thứ 6. Tiếng Anh truyền khắp nơi dưới chủ nghĩa thực dân trong thời kỳ thịnh vượng của Đế quốc Anh, từ đảo Anh qua nước Úc, Canada, Hồng Kông, New Zealand, Hoa Kỳ và một số nơi Tiếng Anh trở thành "ngôn ngữ phụ" quan trọng nhất và ngày càng được nhiều người học sử dụng. Từ đây, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ cho rằng tiếng Anh đã mất dần vai trò là biểu tượng văn hóa độc quyền của những người nói tiếng Anh, thay vào đó, nó tập hợp những nét văn hóa khác nhau trên thế giới. Một số nhà nghiên cứu khác thì đưa ra nhận xét rằng theo thời gian tiếng Anh sẽ không đủ sức đáp ứng mọi yêu cầu về giao tiếp của tất cả mọi người.[cần dẫn nguồn]
Tiếng Anh được sử dụng phổ biến nhờ vào ảnh hưởng của Mỹ và Anh trên các lĩnh vực quân sự, kinh tế, khoa học, tin học, chính trị và văn hóa. Ở nhiều nước, người ta bắt buộc phải học tiếng Anh để đi làm.
[sửa]
Lịch sử
Tiếng Anh là hậu thân của một ngôn ngữ chung của các giống người Angle, Saxon và Jute – thường được gọi chung là người Anglo-Saxon. Ba giống dân này thuộc các dân tộc German, từng sống ở vùng nay là Bắc Đức và Hà Lan, nhưng một số được vua Vortigern mời sang Anh vào khoảng giữa thế kỷ thứ 5 để giúp ông ta trong cuộc chiến chống người bản xứ Pict (ngày nay không còn nữa). Sau khi chiến thắng, những người này được phép ở lại và đã mở đầu cho một cuộc "xâm chiếm" đảo Anh khi thêm nhiều người Anglo-Saxon di cư sang hòn đảo này. Họ định cư vào vùng đông-nam của đảo, trở thành số đông và làm ngôn ngữ của một giống dân bản xứ khác trên đảo, người Celt, đi đến tình trạng gần như mai một.
Ngôn ngữ của ba giống người Anglo-Saxon này rất giống tiếng Frysk và được dùng tại đảo Anh trong 5 thế kỷ tiếp theo sau đó. Trong thời gian này, tiếng Na Uy cổ đã có một ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tiếng Anh vì có một số người Viking – một giống dân nói tiếng Na Uy cổ và rất nổi tiếng về mạo hiểm và xâm lăng – cũng đến xâm chiếm và định cư tại Anh bắt đầu từ thế kỷ thứ 9. Chiến tranh giữa người Anglo-Saxon và người Viking xẩy ra thường xuyên vì sự tranh giành đất đai. Các vua của người Anglo-Saxon thường phải chạy sang xứ Normandie, tại phía bắc của nước Pháp, để tránh chiến tranh. Một vị vua, Aethelred, còn lấy con gái của quận công của Normandy để đổi lấy sự giúp đỡ của ông này. Điểm đáng chú ý thứ nhất là tiếng Na Uy cổ và tiếng của người Anglo-Saxon có cùng gốc German, do đó những người này có thể giao dịch với nhau để tạo ra những ảnh hưởng sâu đậm trong ngôn ngữ. Điểm đáng chú ý thứ hai là tên của tiếng Anh (English), của nước Anh (England) và của nhiều địa danh tại đó có gốc từ tên Angle của người Angle. Tiếng Anh phát triển trong thời gian này, khoảng thế kỷ thứ 6 đến đầu thế kỷ thứ 11, được gọi là tiếng Anh thượng cổ (Old English).
Khi vị vua cuối chết không có con kế tự vào năm 1066, người Anglo-Saxon đề cử một người trong nhóm họ có tên là Harold Godwinson lên làm vua. Tuy nhiên vua Harald III của Na Uy, tuy là người Viking nhưng có liên hệ họ hàng với người Anglo-Saxon chính ở Đức, cũng muốn có thêm ngôi vua xứ Anh. Harald III kéo quân sang chiếm đóng vùng phía bắc của đảo Anh vào giữa năm 1066 nhưng chẳng bao lâu thì bị Harold Godwinson đánh bại tại trận chiến Stamford Bridge. Harald III tử trận và từ đó người Viking bỏ hẳn ý định xâm chiếm đảo Anh. Trong khi đó, về phía nam, quận công William của Normandy cũng tuyên bố là ngôi vua xứ Anh phải thuộc về ông ta vì ông ta là người cháu của bà vợ của vua Aethelred. Quận công William mang quân sang chiếm vùng phía nam của đảo, đánh bại Harold Godwinson tại trận chiến Hasting và trở thành vua của xứ Anh. Tiếng Anh từ đó chịu thêm ảnh hưởng của tiếng Pháp và tiếng Latinh, dưới các triều đình người Norman đến từ Normandie. Các nhà ngôn ngữ học gọi tiếng Anh phát triển trong ba thế kỷ sau năm 1066 là tiếng Anh trung cổ (Middle English).
Hai quyển sách nổi tiếng được viết bằng tiếng Anh thượng cổ và tiếng Anh trung cổ là Beowulf (sử thi, viết vào khoảng thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 10) và The Canterbury Tales của Geoffrey Chaucer.
Tiếng Anh cận đại (Modern English) được các nhà ngôn ngữ học cho là bắt đầu vào thế kỷ 16 và người có công nhất trong sự tiến triển này là văn hào nổi tiếng của Anh, William Shakespeare. Đây chính là tiếng Anh được dùng phổ thông trên thế giới hiện nay.
Nhiều nhà ngôn ngữ học còn chia tiếng Anh cận đại thành tiền cận đại (Early Modern) và cận cận đại (Late Modern). Tiếng Anh cận cận đại diễn ra vào đầu thế kỷ 19 khi Đế quốc Anh có thuộc địa trên khắp hoàn cầu. Tiếng Anh do đó trải qua thêm một biến đổi khá lớn nữa vì nó không những trở thành một ngôn ngữ quan trọng trên thế giới mà còn thâu nhập rất nhiều ngôn từ của các nền văn hóa khác nhau.
Phân loại và các ngôn ngữ liên hệ
Các nhà ngôn ngữ học liệt kê tiếng Anh vào nhánh miền Tây của nhóm ngôn ngữ German của hệ Ấn-Âu.
và tiếng Frysk. Tiếng Scots (hay Lallans) – dùng tại các vùng đất thấp của Scotland và có gốc Anglo-Saxon – khác hẳn với tiếng Gaelic tại Scotland – dùng tại các vùng đất cao của Scotland và có gốc bản địa Celt. Trong khi đó, tiếng Frysk hiện đang được dùng tại tỉnh Fryslân của Hà Lan, tại vài vùng thuộc Đức lân cận với Fryslân và tại vài hòn đảo nằm trong biển Bắc của Anh.
Sau đó là tiếng Hạ Saxon (hay Nedersaksisch) dùng tại miền đông của Hà Lan và miền bắc của Đức. Xa thêm một chút là tiếng Hà Lan, tiếng Afrikaans, tiếng Đức và các ngôn ngữ Bắc Âu như: tiếng Na Uy, tiếng Thụy Điển, tiếng Đan Mạch..., nhưng không bao gồm tiếng Phần Lan.
Phân bổ địa lý
Trong số nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ, vào khoảng 71% nói tiếng Anh Mỹ, 15% nói tiếng Anh Anh, 7% nói tiếng Anh Canada và phần còn lại nói các loại tiếng Anh khác.
Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức tại các quốc gia và vùng lãnh thổ sau: Anh, Antigua và Barbuda, Bahamas, Barbados, Bermuda, Cayman, Dominica, Gibraltar, Grenada, Guam, Guyana, Hoa Kỳ, Jamaica, Montserrat, St. Lucia, Saint Kitts và Nevis, Saint Vincent và Grenadines, Trinidad và Tobago, Turks và Caicos, Úc, Virgin thuộc Anh và Virgin thuộc Mỹ.
Điểm đặc biệt của Anh là tuy nơi này có số người nói tiếng Anh đông nhưng không ra luật tuyên bố đây là ngôn ngữ chính thức.
Các nước dùng tiếng Anh cùng với các ngôn ngữ chính thức khác là: Ireland (cùng với tiếng Gaeilge), Ấn Độ (cùng với tiếng Hindi và 21 ngôn ngữ khác nữa), Belize, Nicaragua, Puerto Rico (cùng với tiếng Tây Ban Nha), Canada (cùng với tiếng Pháp), Hồng Kông (cùng với tiếng Quan Thoại), Nam Phi (cùng với các tiếng Afrikaans, Ndebele, Bắc Sotho, Nam Sotho, Swazi, Tsonga, Tswana, Venda, Xhosa và Zulu), Singapore (cùng với các tiếng Quan Thoại, Malay và Tamil), New Zealand (cùng với tiếng Maori), Scotland (cùng với tiếng Scots và tiếng Gaelic tại Scotland).
Các nước có tiếng Anh như một ngôn ngữ chính thức tuy rằng số người dùng nó như tiếng mẹ đẻ rất ít là: Anguilla, Aruba, Botswana, Cameroon, Eritrea, Ethiopia, Fiji, Gambia, Ghana, Kenya, Kiribati, Lesotho, Liberia, Malawi, Malta, Marshall, Mauritius, Micronesia, Namibia, Nigeria, Pakistan, Palau, Papua New Guinea, Philippines, Rwanda, Samoa, Seychelles, Solomon, Somalia, Swaziland, Tonga, Uganda, Zambia và Zimbabwe.
Có một số nước dùng tiếng Anh như một ngôn ngữ chính trong văn kiện của chính phủ tuy không công nhận nó như một ngôn ngữ chính thức như: Angola, Brunei, Costa Rica, Israel, Lebanon, Malaysia, Sierra Leone, Sri Lanka, Tanzania.... Ngoài ra có một số các nước, hoặc dưới ảnh hưởng của Anh hoặc dưới ảnh hưởng của Mỹ, tuy không dùng tiếng Anh như một tiếng chính thức nhưng có một dân số dùng một loại "tiếng lai" (creole hay pidgin) giữa tiếng Anh và các tiếng địa phương.
Số người sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ phụ đã được ước lượng vào khoảng từ 500 triệu đến 1 tỉ người ở khắp nơi trên hoàn cầu. Tiếng Anh còn được dùng như một trong nhiều ngôn ngữ chính thức của nhiều tổ chức quốc tế như Liên hiệp quốc, Liên minh châu Âu, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC), Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Khối Thịnh vượng chung Anh (The Commonwealth of Nations), Nhóm G8, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Tổ chức Bưu chính Quốc tế...
Tạm này đã bạn ạ
Freak@:Chị đi đâu,em theo đó=))