Công nghệ Viết về một khía cạnh của môi trườg

hoangtuan9123

Học sinh gương mẫu
Thành viên
26 Tháng một 2018
1,159
2,223
319
Hà Nội
THPT Xuân Đỉnh

Phuong Vi

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng tám 2017
980
444
101
Bình Phước
Bình phước
|
Nước thải, rác gây ô nhiễm ở Cụm công nghiệp Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời).
Mặc dù đã được các cơ quan chức năng triển khai nhiều giải pháp bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN). Thế nhưng, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Cà Mau vẫn tiếp tục gia tăng, gây nhiều bức xúc đối với người dân sống chung quanh khu vực này.
Ô nhiễm khắp nơi
Với hơn 40 nghìn dân, Sông Đốc là một trong những thị trấn sầm uất nhất của tỉnh Cà Mau. Nhờ phát triển các ngành hậu cần nghề biển, chế biến, xuất khẩu thủy, hải sản…, thị trấn đóng góp khá lớn vào ngân sách của huyện Trần Văn Thời. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển các ngành nghề là tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, trở thành những vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong quần chúng, nhân dân.
Án ngữ ngay cửa ngõ vào thị trấn Sông Đốc là CCN Sông Đốc, nơi tập trung hơn mười cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản và sản xuất bột cá. Một thời, các nhà máy này là niềm tự hào, bởi vừa phục vụ đắc lực cho ngành nghề mũi nhọn của tỉnh Cà Mau, vừa tạo thêm việc làm, giúp nhiều ngư dân địa phương có thu nhập ổn định. Nhưng giờ đây, các cơ sở này đã trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân. Ông Trần Minh Thế (khóm 12, thị trấn Sông Đốc), sống gần CCN này cho biết: Khi sản xuất, mùi hôi thối từ các nhà máy bốc lên rất khó chịu. Trẻ em, người già ở đây thường mắc bệnh về đường hô hấp. Vật dụng sinh hoạt để ở hiên nhà chỉ chừng năm đến mười phút là tro bụi đã dính đầy, có mùi hôi tanh.
Ông Trần Hiền Lương (ngụ ấp Trùm Thuật A), thành viên Tổ tự quản về môi trường ở xã Khánh Hải cho biết: Người dân trong vùng “chịu đời không thấu” tro bụi và mùi hôi thối từ hoạt động sản xuất của các nhà máy cho nên đã vài lần kéo nhau đến đòi đóng cửa nhà máy, nhưng chúng tôi can ngăn kịp thời. Chúng tôi đã có kiến nghị với các cơ quan chức năng, nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn diễn ra. Qua tìm hiểu và thông tin người dân cung cấp, mặc dù đã tồn tại gần mười năm, nhưng đến nay CCN Sông Đốc vẫn chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải công nghiệp tập trung. Do vậy, việc thu gom, xử lý xả thải, khí thải phụ thuộc lớn vào ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng.
Cùng chung cảnh ngộ, KCN Hòa Trung (thuộc địa bàn xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước), cách TP Cà Mau khoảng hơn 5 km cũng đang trở thành điểm nóng về tình trạng ô nhiễm môi trường. Hiện nay, tại KCN Hòa Trung có năm cơ sở chế biến thủy sản và bốn cơ sở chế biến chất chytin, nước mắm. Hoạt động sản xuất của những cơ sở này thường phát sinh nhiều mùi hôi, khí thải, nước thải ô nhiễm, ảnh hưởng đến sinh hoạt và hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân. Thông qua các buổi tiếp xúc, không ít cử tri đã phản ánh “điểm nóng”, những bức xúc vì ô nhiễm môi trường ở KCN Hòa Trung, nhưng đến nay việc xử lý ô nhiễm vẫn chưa đến nơi, đến chốn…
Kiên quyết xử lý các cơ sở gây ô nhiễm
Tỉnh Cà Mau hiện có hai KCN và năm CCN đang hoạt động, sản xuất ổn định. Tuy nhiên, hiện nay chưa có cơ sở nào xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các doanh nghiệp tự xây dựng hệ thống xử lý nước thải, nhưng việc vận hành mang tính chủ quan, thậm chí không ít doanh nghiệp xem nhẹ và phớt lờ việc chấp hành pháp luật về môi trường. Đề cập về vấn đề này, Chi cục trưởng Bảo vệ môi trường tỉnh Cà Mau Ngô Chí Hưng cho biết: Vấn đề doanh nghiệp tự xây dựng và vận hành xử lý nước thải gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước khi kiểm soát ô nhiễm ở các KCN. Có cơ sở tự giác chấp hành tốt, nhưng cũng có cơ sở cố ý xả thải ở những thời điểm khó phát hiện. Ngoài việc chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, các cơ sở sản xuất công nghiệp ở Sông Đốc và Hòa Trung nằm ven sông, cho nên rất khó kiểm soát việc xả thải. Mặt khác, đặc điểm loại hình sản xuất bột cá, chytin, nước mắm vốn đã phát sinh nhiều bụi, khí thải, mùi hôi khó chịu. Nhiều cơ sở sơ chế thủy sản nhỏ lẻ chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải, dẫn đến mức độ ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Riêng trong năm 2017, qua kiểm tra, các cơ quan chức năng tỉnh đã phát hiện và xử phạt hàng chục cơ sở vi phạm về vấn đề môi trường, trong đó có hơn mười cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng. Đến nay vẫn còn trường hợp chưa khắc phục xong hậu quả.
Trước thực trạng nêu trên, mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau có công văn chỉ đạo các cơ quan liên quan, khẩn trương khảo sát, thống kê các cơ sở chế biến thủy sản không có hệ thống xử lý nước thải, buộc các cơ sở này cam kết đến cuối năm 2018 phải có hệ thống xử lý triệt để chất thải, mùi hôi. Không cho xây dựng thêm các nhà máy, xí nghiệp nằm ngoài quy hoạch KCN, CCN; tiến hành kiểm tra đột xuất, đình chỉ hoạt động các cơ sở không chấp hành việc xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải theo quy định, cũng như cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng trong khu vực. Yêu cầu các doanh nghiệp đến cuối tháng 6-2018 phải lắp đặt hệ thống ca-mê-ra giám sát và điện kế điện tử tại khu vực xử lý nước thải và truyền số liệu, dữ liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường…
Để xảy ra ô nhiễm môi trường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng doanh nghiệp không thể vì lợi nhuận mà bắt nhân dân phải gánh chịu hậu quả về sức khỏe do ô nhiễm môi trường gây ra. Do vậy, để giải quyết triệt để tình trạng này, ngoài các giải pháp quyết liệt, đồng bộ từ cơ quan chức năng và các cấp chính quyền địa phương, tỉnh Cà Mau cần xem xét trách nhiệm của những người đứng đầu trong công tác bảo vệ môi trường chưa làm tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ được giao.
[TBODY] [/TBODY]
Gian nan giải quyết ô nhiễm môi trường ở Bắc Ninh
Công nhân Công ty vệ sinh môi trường Tân Trường Lộc vận hành lò đốt rác tại huyện Tiên Du (Bắc Ninh).
Bắc Ninh là tỉnh có nhiều khu công nghiệp và làng nghề. Lượng chất thải tăng nhanh, đa dạng về thành phần và chưa được phân loại tại nguồn. Việc xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường trở nên cần thiết và cấp bách đối với Bắc Ninh trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế.
Ô nhiễm từ nhà ra ngõ
Chúng tôi về làng Mẫn Xá (xã Văn Môn, huyện Yên Phong) giữa trưa hè tháng sáu, mùi hóa chất đặc quánh ngột ngạt, bụi nhôm, khói tỏa ra từ hàng trăm lò đúc. Xã Văn Môn có hơn 300 hộ làm nghề tái chế, cô đúc nhôm và gần 200 hộ kinh doanh phế liệu. Hằng ngày, các xưởng nhôm đốt phế liệu kim loại cùng hóa chất để tách lấy nhôm nhưng không qua một quy trình xử lý nào theo quy chuẩn. Anh Nguyễn Văn Duy, Trạm trưởng Y tế xã Văn Môn cho biết: Hầu như ngày nào trạm cũng tiếp nhận vài cháu bé bị nhiễm trùng đường hô hấp, nhiều cháu bị biến chứng nặng phải chuyển lên tuyến trên. Số lượng người già bị mắc các bệnh về đường hô hấp mãn tính, về mắt chiếm tỷ lệ cao. Chị Đào Thị Hoài, giáo viên Trường mầm non Mẫn Xá bức xúc: Nhiều hôm khói đen, khói trắng bao phủ làng như sương mù khiến các cháu nhỏ không chịu nổi. Những gia đình khá giả gửi con đi học mẫu giáo ở những nơi khác cho dù Trường mầm non Mẫn Xá luôn thiếu học sinh. Tác hại của ô nhiễm môi trường tại Văn Môn đã đến mức báo động, mỗi năm có hàng chục người bị chết do ung thư khiến người dân nơi đây không khỏi lo lắng.
Bắc Ninh là một trong những tỉnh có nhiều làng nghề nhất cả nước.
Hiện, toàn tỉnh có 62 làng nghề, trong đó có 30 làng nghề truyền thống và 32 làng nghề mới. Cùng với sự giàu lên nhanh chóng từ các làng nghề là tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây nguy hại trực tiếp đến đời sống và sức khỏe của người dân. Kết quả điều tra, khảo sát chất lượng môi trường tại một số làng nghề trên địa bàn Bắc Ninh cho thấy, mức độ ô nhiễm (thông qua các chỉ số SO 2 , BOD5, COD...) đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2,5 đến 5,3 lần. Bên cạnh những làng nghề đã có từ lâu, trong quá trình phát triển kinh tế, Bắc Ninh quy hoạch được 15 khu công nghiệp (KCN) tập trung, trong đó có 10 KCN đã đi vào hoạt động. Năm KCN đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung, các khu còn lại do tỷ lệ các doanh nghiệp vào chưa nhiều, cho nên hệ thống này chưa được xây dựng. Tại các cụm công nghiệp, hầu như nước thải của các nhà máy, xí nghiệp không qua xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài. Nhiều hệ thống sông, ngòi tiếp nhận nguồn nước thải từ hoạt động công nghiệp đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, như khu vực sông Ngũ Huyện Khê.
Theo số liệu thống kê, trên địa bàn toàn tỉnh, mỗi ngày có khoảng 500 tấn chất thải sinh hoạt, 200 tấn chất thải công nghiệp, hai tấn chất thải y tế thải ra môi trường. Trung bình mỗi năm, lượng chất thải rắn sinh hoạt tăng 10%, chất thải rắn công nghiệp tăng 15%, chất thải y tế tăng 8%. Các khu vực thành thị tập trung dân cư là nguồn phát sinh chủ yếu các loại chất thải rắn sinh hoạt, chỉ tính riêng TP Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn mỗi ngày thải ra hơn 200 tấn. Chung quanh các KCN, số dân tăng cơ học chiếm tỷ lệ cao, không cố định cũng tạo nên áp lực lớn đối với môi trường. Bà Trần Thị Loan ở xã Yên Trung, huyện Yên Phong cho biết: Ngày nào cũng thấy một lượng lớn rác tập kết về các bãi chứa, chỉ cần một ngày không được vận chuyển "vì lý do gì đó" thì cả xã như ngập trong rác. Từ nhà ra ngõ đâu đâu cũng ngồn ngộn rác.
Từ năm 2013 trở về trước, toàn bộ rác thải sinh hoạt đều được đưa về bãi rác Đồng Ngo. Bãi rác này được đưa vào sử dụng năm 1994 và theo công suất thiết kế thì năm 2007 đã hết sức chứa, nhưng vì chưa có bãi rác thay thế cho nên vẫn tiếp tục được tận dụng trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, gây bức xúc trong nhân dân. Trước thực trạng đó, tháng 7-2013, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh đã có thông báo kết luận về một số giải pháp xử lý các bãi rác trên địa bàn và quyết định đóng cửa bãi rác Đồng Ngo vào ngày 31-12-2013.
Cách làm mới
Công ty TNHH MTV Môi trường và Đô thị là đơn vị được tỉnh Bắc Ninh giao xử lý triệt để lượng rác thải còn tồn đọng tại bãi rác Đồng Ngo. Ông Ngô Minh Châu, Giám đốc Công ty cho biết: Hiện tại, tỉnh đã xây dựng ô chôn lấp một ha với tổng số vốn đầu tư 11 tỷ đồng, công suất 200 đến 250 tấn/ngày đêm với công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh theo quy định của Bộ Xây dựng. Tại các địa phương còn lại, mỗi huyện, thị xã được giao quy hoạch một đến hai bãi tập kết rác thải tập trung. Cùng với đó, để giải quyết vấn đề rác thải cấp bách, mỗi huyện, thị xã được tỉnh hỗ trợ một lò đốt công suất nhỏ để giải quyết ô nhiễm tại các thị trấn, nơi có lượng rác thải sinh hoạt lớn.
Công ty cổ phần Môi trường Thuận Thành là đơn vị được giao quản lý, vận hành lò đốt. Ông Vũ Văn Đắc, Giám đốc Công ty cho biết: Mỗi ngày lò đốt được vận hành 24 giờ, lượng rác thải đốt được trung bình 12 đến 13 tấn. Tỷ lệ tro, xỉ sau đốt rất thấp, các thành phần rác cơ bản được đốt cháy triệt để.
Bên cạnh việc đầu tư xử lý môi trường bằng nguồn vốn ngân sách, tỉnh còn có chính sách xã hội hóa để kêu gọi các doanh nghiệp tham gia xử lý. Giám đốc Công ty Môi trường đô thị Hà Ngọc Đàm Thận Cường cung cấp thông tin: Công ty đang đầu tư hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt với công suất 500 tấn/ngày tại huyện Quế Võ, tổng số vốn đầu tư 300 tỷ đồng. Giai đoạn một dự kiến đi vào hoạt động cuối tháng 8-2014 với công suất xử lý 200 tấn/ngày gồm lò đốt, dây chuyền phân loại rác, hệ thống xử lý khói bụi, khí thải và nước rỉ rác sẽ đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải cho TP Bắc Ninh và huyện Quế Võ. Khi hoàn thiện, toàn dự án sẽ đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải cho cả tỉnh.
Để việc xử lý rác thải sinh hoạt có tính hệ thống, lâu dài và toàn diện, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án "Phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013-2020". Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Trương Tiến Yên khẳng định: Tình trạng ô nhiễm tại các làng nghề đang có chiều hướng gia tăng, do đó tỉnh tiếp tục thực hiện và áp dụng đồng bộ các giải pháp như, rà soát lại hạ tầng cơ sở cụm công nghiệp làng nghề, sau đó di chuyển tất cả các hộ sản xuất trong khu dân cư vào cụm công nghiệp và yêu cầu các hộ sản xuất phải xây dựng hệ thống phân loại, xử lý nước thải, rác, khí thải sơ bộ. Riêng chất thải rắn tại các KCN về cơ bản đã được các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, được các cơ quan chức năng thẩm định. Với những KCN tỷ lệ lấp đầy các doanh nghiệp chưa cao, chưa xây dựng hệ thống xử lý chất thải thì các doanh nghiệp trong KCN phải ký hợp đồng với các đơn vị ngoài KCN để xử lý chất thải của doanh nghiệp mình.
Trước thực trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, việc xử lý tình trạng này là cấp thiết nhưng trong quá trình thực hiện, Bắc Ninh cũng gặp một số vướng mắc về việc chọn vị trí xây dựng địa điểm đặt cơ sở xử lý rác theo đúng quy chuẩn về quy mô và khoảng cách tối thiểu với khu dân cư. Bên cạnh đó, khi triển khai dự án, một số người dân chưa hiểu, chưa đồng thuận cho nên chính quyền cần công khai quy hoạch, giải thích cho người dân hiểu về tầm quan trọng của việc xây dựng các công trình xử lý chất thải để các dự án sớm được đưa vào sử dụng. Nói về những bức xúc của người dân trong quá trình triển khai xây dựng các điểm tập kết, các khu xử lý chất thải, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh cho rằng: Việc xử lý ô nhiễm môi trường là cần thiết và đúng ra phải làm sớm hơn nữa để chất lượng cuộc sống người dân được nâng lên. Nếu các ngành, các cấp biết cách giải thích cho dân nghe, dân hiểu thì dân sẽ tin và ủng hộ những việc làm có lợi cho bản thân, gia đình và toàn xã hội.
[TBODY] [/TBODY]
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom