Văn Viết văn

Lưu Thị Thu Kiều

Học sinh tiến bộ
Thành viên
21 Tháng ba 2017
710
1,215
249
Bắc Ninh
$\color{Blue}{\text{❄ Cô đơn vào đời ❄ }}$
  • Like
Reactions: Ngọc Đạt

Linh6969

Học sinh mới
Thành viên
27 Tháng bảy 2017
63
29
11
20
Thanh Hóa
Bé Hồng _ nhân vật chính trong trích đoạn "Trong lòng mẹ" của Nguyên hồng không những
để lại cho người đọc bao niềm xót xa,thương cảm trước số phận tủi cực cùng tuổi thơ cay
đắng của cậu bé Hồng mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc cho người đọc bởi tình
yêu thương vô bờ bến cùng sụ kính trọng,niềm tin yêu kông gì kể xiết mà cậu bé dành cho
mẹ.
Thật vậy,kí ức tuổi thơ cay đắng ,tủi cực của cậu bé Hồng được nhà văn Nguyên Hồng viết
lên qua từng dòng nước mắt.Bé Hồng hiện lên trong cảnh ngộ côi cút cùng khổ:bố mất trong
vòng nghiện ngập,người mẹ có trái tim nhân hậu khát khao yêu thương đã phải bỏ nhà đi
tha hương cầu thực và chịu sự rè bỉu,khinh bỉ của người đời.Chao ôi,mới mười hai tuổi đầu
cậu đã mồ côi cha,thiếu vắng tình mẹ,bản thân thì phải ở với bà cô cay nghiệt,ghẻ lạnh,luôn
muốn reo rắc vào đầu óc non nớt của cháu những hình ảnh xấu về mẹ để cậu bé khinh miệt
và ruồng rẫy mẹ mình.Hơm ai hết cậu bé muốn được sống trong tình thương,được mẹ vỗ
về,được làm nũng,chiều chuộng...như bao đứa trẻ khác.Giờ đây với cậu mẹ là niềm hạnh
phúc là khao khát duy nhất,mẹ là tất cả lúc này!
Trong cuộc nói chuyện với bà cô ,nỗi đau đớn tủi cực của bé HỒng không thể nào kể xiết,lúc
thì lòng "thắt lại",khóe mắt "cay cay";lúc thì hai hàng lệ cứ "ròng ròng"rớt xuồng hai bên má
rồi "chan hòa và đầm đìa ở cằm và cổ".Đọc từng dòng chữ ,lật từng trang văn,ta cảm giác
như từng trang,từng trang giấy cũng phập phồng thổn thức bởi những rung động cực điểm
của trái tim thơ ngây yêu mẹ tha thiết đến cháy lòng.
Qua từng dòng hồi ký người đọc như cam nhận được rung động của bé Hồng trên mọi cung
bậc:đó là sự đau đớn,tủi hận xót xa,là căm giận, là sung sướng , hạnh phúc ... tất cả đều
khởi nguồn từ trái tim yêu mẹ.Trước hết những rung động ấy thể hiện bằng nhưnngx phả
ứng quyết liệt của be Hồng trước lời nói của bà cô xấu bụng.Là một cậu bé thông minh,
nhạy cảm,Hồng đã sớm nhận ra cái ý nghĩ cay độc,rắp tâm tanh bẩn của bà cô nên mặc dù
nhớ mẹ,rất muốn gặp mẹ nhưng khi bà cô hỏi thì cậu bé lại từ chối "im lặng cúi đầu không
đáp".Tình thương và niềm tin yêu mẹ trào dâng với bao cảm xúc bồng bột về người mẹ tội
nghiệp "Tôi thương mẹ tôi và căn tức sao mẹ tôi lại sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa
anh em tôi để sinh nở một cách giấu giếm,trốn tránh như một kẻ giết người lúng túng với
con dao vấy máu".Nhưng cái ý nghĩ bồng bột ấy đã bị vùi lấp bởi tình yêu thương mẹ tha
thiết và sự khính trọng tin yêu.Hồng "cười dài trong tiếng khóc"_cái cười đầy xót xa,đau
đớn,rồi "cổ họng nghẹn ứ lại,khóc không ra tiếng",thương mẹ cậu căm tức những thành kiến
cổ tục "Giá như những thành kiến cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục
thủy tinh,đầu mẩu gỗ,tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn mà nhai,mà nghiền cho kì nát vụn mới
thôi".Lời văn như sôi sục,tuôn trào ,đặc tả tâm trạng phẫn uất,căm giận cao độ cảu cậu bé
Hồng với những thành kiến vô hình đã làm khổ người mẹ đáng kính.Đó cũng chính là tiếng
lòng nức nở của đứa con yêu đối với người mẹ đau khổ của mình.
Lần theo từng dòng hồi kí,với lời văn tự sự , miêu tả đầy sắc thái biểu cảm, người đọc như
cảm nhận được bé Hồng đang bấm từng đốt ngón tay mong ngày mẹ trở về."Gần đến ngày
giỗ đầu thầy tôi,mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về...Nhưng đến ngày giỗ thầy tôi,tôi không
viết thư gọi mẹ tôi cũng về",có thể nói ước mong được gặp mẹ của bé Hồng thật là mãnh
liệt!Dường như bao cay đắng tủi cực của một thời xa vắng mẹ đã trào lên đầu ngọn bút để
nhà văn Nguyên Hồng diễn tả thật tinh tế những xúc động cực điểm của một linh hồn bé dại
được gặp mẹ sau bao ngày trông ngóng.Gặp mẹ,cậu bé sung sướng đến tột cùng,dòng
nước mắt vỡ òa, đó là dòng nước mắt nhân lên niềm vui nở bừng ánh sáng hạnh phúc trong
giây phút hội ngộ của tình mẫu tử thiêng liêng.Hồi hộp,lo lắng,cậu bé "chạy ríu cả chân
lại,trán đẫm mồ hôi,thở hồng hộc".Khi được ngồi bên mek,được ôm ấptrong lòng, cậu tận
mắt trông thấy "gương mặt mẹ tươi sáng....chứ không còm cõi ,xơ xác như lời cô nói".Lúc
này với cậu ,mẹ là cô Tấm dịu hiền,xinh đẹp.Bằng chính rung động của mình,nhân vật tôi
hay chính là nhà văn đã vẽ lên bức tranh lãng mạn về tình mẫu tử muôn đờitranf ngập ánh
sáng,thoang thoảng hương thơm,sắc màu tươi tắn được họa nên bởi muôn ngàn màu hồng
tía tỏa ra từ tình mẹ gửi tặng con,tình con dành cho mẹ "những cảm giác bao lâu nay mất đi
bỗng chốc lại mơn man khắp da thịt".Được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ,bao


Các bạn bôi đi là thấy chữ đấy.Sorry nhé.
 
Last edited by a moderator:

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Nhân vật chú bé Hồng:

a- Khi trả lời người cô:

- Chú cúi đầu không đáp và sau đó trả lời dứt khoát. Điều đó cho thấy bé Hồng rất thông minh xuất phát từ sự nhạy cảm và yêu thương kính trọng mẹ.

- Sau lời hỏi thứ hai của người cô, lòng chú bé thắt lại, khóe mắt đã cay cay. Người cô mỉa mai, nhục mạ thì chú bé không còn nén nỗi phẩn uất, cười dài trong tiếng khóc để hỏi lại cô.

-> Thể hiện sự k×m nén nỗi đau xót, tức tưởi đang dâng lên trong lòng.Tâm trạng đau đớn, uất ức lên đến cực điểm khi người cô tươi cười kể chuyện, miêu tả tỉ mỉ hình dáng người mẹ bé Hồng với vẻ thích thú.

=> Bé Hồng rất thông minh, nhạy cảm và yêu thương kính trọng mẹ.


b- Trong lòng mẹ:

- “Nếu không phải là mẹ thì sẽ là một trò cười cho lũ bạn, ..”

->: So sánh này rất hay nói được bản chất khát khao tình mẹ của bé Hồng.

- Khi gọi Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!, gọi bối rối cho thấy bé Hồng rất khát khao gặp mẹ.

-Tác giả miêu tả ngắn gọn. Chú bé thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, chân ríu lại, òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.

-> không phải do mệt nhọc mà do xúc động hết sức mãnh liệt.

+ Khi được ngồi trong lòng mẹ, bé Hồng thấy cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt, cảm thấy hơi quần áo, hơi thở ở khuôn miệng... cảm giác êm dịu vô cùng sung sướng, hạnh phúc.

=> Biểu hiện rõ nhất sâu sắc nhất tình mẫu tử được thể hiện trong tiếng gọi (mợ ơi!), ở hành động (thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại, đầu ngã …), ở cảm xúc (cảm giác ấm áp... thấy êm dịu vô cùng)

=>cảnh ngộ và nỗi cô đơn của bé hồng
=>niềm khao khát của bé hồng khi gặp mẹ ,tình mẫu tử thiêng liêng của bé hồng
 

Hồng Minh

Học sinh tiến bộ
Thành viên
6 Tháng sáu 2017
802
413
169
Thanh Hóa
THPT Hà Trung
Tham khảo nhé
Cảm nhận nhân vật bé Hồng trong trích đoạn "Trong lòng mẹ" của Nguyên hồng Thật vậy,kí ức tuổi thơ cay đắng ,tủi cực của cậu bé Hồng được nhà văn Nguyên Hồng viết lên qua từng dòng nước mắt.Bé Hồng hiện lên trong cảnh ngộ côi cút cùng khổ:bố mất trong vòng nghiện ngập,người mẹ có trái tim nhân hậu khát khao yêu thương đã phải bỏ nhà đi tha hương cầu thực và chịu sự rè bỉu,khinh bỉ của người đời.Chao ôi,mới mười hai tuổi đầu cậu đã mồ côi cha,thiếu vắng tình mẹ,bản thân thì phải ở với bà cô cay nghiệt,ghẻ lạnh,luôn muốn reo rắc vào đầu óc non nớt của cháu những hình ảnh xấu về mẹ để cậu bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ mình.Hơm ai hết cậu bé muốn được sống trong tình thương,được mẹ vỗ về,được làm nũng,chiều chuộng.như bao đứa trẻ khác.Giờ đây với cậu mẹ là niềm hạnh phúc là khao khát duy nhất,mẹ là tất cả lúc này! Trong cuộc nói chuyện với bà cô ,nỗi đau đớn tủi cực của bé HỒng không thể nào kể xiết,lúc thì lòng "thắt lại",khóe mắt "cay cay";lúc thì hai hàng lệ cứ "ròng ròng"rớt xuồng hai bên má rồi "chan hòa và đầm đìa ở cằm và cổ".Đọc từng dòng chữ ,lật từng trang văn,ta cảm giác như từng trang,từng trang giấy cũng phập phồng thổn thức bởi những rung động cực điểm của trái tim thơ ngây yêu mẹ tha thiết đến cháy lòng. Qua từng dòng hồi ký người đọc như cam nhận được rung động của bé Hồng trên mọi cung bậc:đó là sự đau đớn,tủi hận xót xa,là căm giận, là sung sướng , hạnh phúc . tất cả đều khởi nguồn từ trái tim yêu mẹ.Trước hết những rung động ấy thể hiện bằng những phản ứng quyết liệt của bé Hồng trước lời nói của bà cô xấu bụng.Là một cậu bé thông minh, nhạy cảm,Hồng đã sớm nhận ra cái ý nghĩ cay độc,rắp tâm tanh bẩn của bà cô nên mặc dù nhớ mẹ,rất muốn gặp mẹ nhưng khi bà cô hỏi thì cậu bé lại từ chối "im lặng cúi đầu không đáp".Tình thương và niềm tin yêu mẹ trào dâng với bao cảm xúc bồng bột về người mẹ tội nghiệp "Tôi thương mẹ tôi và căn tức sao mẹ tôi lại sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi để sinh nở một cách giấu giếm,trốn tránh như một kẻ giết người lúng túng với con dao vấy máu".Nhưng cái ý nghĩ bồng bột ấy đã bị vùi lấp bởi tình yêu thương mẹ tha thiết và sự khính trọng tin yêu.Hồng "cười dài trong tiếng khóc"_cái cười đầy xót xa,đau đớn,rồi "cổ họng nghẹn ứ lại,khóc không ra tiếng",thương mẹ cậu căm tức những thành kiến cổ tục "Giá như những thành kiến cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh,đầu mẩu gỗ,tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn mà nhai,mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi".Lời văn như sôi sục,tuôn trào ,đặc tả tâm trạng phẫn uất,căm giận cao độ cảu cậu bé Hồng với những thành kiến vô hình đã làm khổ người mẹ đáng kính.Đó cũng chính là tiếng lòng nức nở của đứa con yêu đối với người mẹ đau khổ của mình. Lần theo từng dòng hồi kí,với lời văn tự sự , miêu tả đầy sắc thái biểu cảm, người đọc như cảm nhận được bé Hồng đang bấm từng đốt ngón tay mong ngày mẹ trở về."Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi,mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về.Nhưng đến ngày giỗ thầy tôi,tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về",có thể nói ước mong được gặp mẹ của bé Hồng thật là mãnh liệt!Dường như bao cay đắng tủi cực của một thời xa vắng mẹ đã trào lên đầu ngọn bút để nhà văn Nguyên Hồng diễn tả thật tinh tế những xúc động cực điểm của một linh hồn bé dại được gặp mẹ sau bao ngày trông ngóng.Gặp mẹ,cậu bé sung sướng đến tột cùng,dòng nước mắt vỡ òa, đó là dòng nước mắt nhân lên niềm vui nở bừng ánh sáng hạnh phúc trong giây phút hội ngộ của tình mẫu tử thiêng liêng.Hồi hộp,lo lắng,cậu bé "chạy ríu cả chân lại,trán đẫm mồ hôi,thở hồng hộc".Khi được ngồi bên mek,được ôm ấptrong lòng, cậu tận mắt trông thấy "gương mặt mẹ tươi sángchứ không còm cõi ,xơ xác như lời cô nói".Lúc này với cậu ,mẹ là cô Tấm dịu hiền,xinh đẹp.Bằng chính rung động của mình,nhân vật tôi hay chính là nhà văn đã vẽ lên bức tranh lãng mạn về tình mẫu tử muôn đờitranf ngập ánh sáng,thoang thoảng hương thơm,sắc màu tươi tắn được họa nên bởi muôn ngàn màu hồng tía tỏa ra từ tình mẹ gửi tặng con,tình con dành cho mẹ "những cảm giác bao lâu nay mất đi bỗng chốc lại mơn man khắp da thịt".Được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ,bao nhiêu cay đắng tủi cực dường như tan biến hết,còn lại nơi đây chỉ là tình mẫu tử thiêng liêng dù trong hoàn cảnh nào cũng không bao giờ mất. Nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật thành công, tác giả rất tài tình khi miêu tả những rung động mãnh liệt , cảm nhận tinh tế trong tâm hồn cậu bé. Nếu như chị Dậu là điển hình của người phụ nữ Việt Nam xưa kia, lão Hạc là điển hình của người nông dân trước cách mạng thàng tám thì bé Hồng là điển hình của những đứa trẻ sống dưới cái xã hội còn đầy ắp những cổ tục lạc hậu.Chẳng biết tự bao giờ trong trái tim mỗi người , mẹ chính là suối trong mát không bao giờ vơi cạn, là đại dương mênh mông đầy ắp tình thương.Nhuẽng trang văn của Nguyên Hồng đã khép lại nhưng người đọc vẫn thấy đâu đây một tình mẫu tử thiêng liêng qua dòng chữ thấm đẫm nước mắt của người con yêu mẹ,xa vắng mẹ.
 

tdoien

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
28 Tháng hai 2017
1,929
2,804
544
Nam Định
Trường Trung học Phổ thông Trực Ninh B.
Khi cảm nhận về nhân vật bé Hồng cần chú ý các ý chính sau:
Hành động , thái độ của Hồng khi giao tiếp với bà cô.
Tình yêu thương mẹ của bé Hồng thể hiện qua "Trong lòng mẹ"
 

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
27
Ninh Bình
Bé Hồng được cảm nhận trên các phương diện sau:
- Bé Hồng là người có tuổi thơ nhiều bất hạnh, thiệt thòi đầy đắng cay
- Chú bé có lòng yêu thương mẹ, khao khát được cảm nhận hơi ấm tình thương của mẹ
Vào dàn ý chi tiết
Mở bài:
- Em có thể giới thiệu tác giả thông qua phong cách sáng tác hoặc một nhận định về tác giả rồi bắc nối vào đề
Một nhận định rất hay cho em tham khảo:"Nguyên Hồng là một nhà văn mà tâm hồn là dàn ăng ten cực nhạy,đặc biệt có xu thế hướng thẳng vào những vùng biến động dữ dội của cuộc sống xã hội và nắm bắt được những rung động tinh vi nhất: Từ một thổn thức, hồi hộp hay nỗi xao xuyến lặng lẽ,nhịp thoi thóp trái tim nghẹn ngào hay tiếng nước mắt rơi thầm."
- Giới thiệu sơ qua về tác phẩm (VD năm sáng tác, vị trí đoạn trích, nội dung sơ lược: ghi lại những kí ức của chính tuổi thơ tác giả)
~> Rút ra đối tượng cần bàn luận : Nhân vật bé Hồng - nhân vật đi vào lòng độc giả bởi thứ tình cảm chân quý xuất phát từ tâm hồn đa sầu đa cảm nhưng cũng rất giàu lòng yêu thương tạo.Chính bản tính hồn nhiên nhưng thấu hiểu sự đời trong lòng yêu thương mẹ vô bờ của bé Hồng đã lấy đi không nước mắt người đọc,làm nên tên tuổi nhà văn còn mãi rung cảm "những ngày thơ ấu"
Thân bài
KQC: Nguyên Hồng là nhân vật chính cho câu truyện, cũng là sự hóa thân cho chính tuổi thơ đầy đau khổ cùng cực.Trong đoạn trích Trong lòng mẹ ,Nguyên Hồng với trái tim hết sức nhạy cảm đã gợi ra cho người đọc những năm tháng tuổi thơ trong hồi ức của mình một hình ảnh chú bé quật cường , có lòng yêu thương mẹ ,khao khát tình mẫu tử tha thiết dưới cảnh ngộ đáng thương , bị xúc phạm cùng chà đạp
- Nguyên Hồng là đứa trẻ đáng thương, chịu nhiều bất hạnh , tủi cực ( chú ý cảm nhận kĩ đoạn đối thoại với bà cô)
+ Không được sống trọn vẹn trong hạnh phúc gia đình, sinh ra không phải là kết quả của tình yêu, từ nhỏ mất cha đó nghiện ngập bên bàn đèn thuốc phiện
+ Thiếu đi bàn tay chăm sóc che chở của mẹ
+ Hồng sống trong những tháng ngày cơ nhục vì lời xỉa xói, ý nghĩ cay độc của bà cô bên chồng,những lời đàm tiếu, hà khắc của nghi giáo phong kiến khi mẹ bỏ đi tha hương cầu thực
+ Sống trong gia đình không có tình thân , khi mẹ bỏ đi tha hương ,luôn phải đối mặt với những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm tâm hồn thơ trẻ
~> Tuổi còn nhỏ nhưng đã phải chịu nhiều gánh nặng, sự cô độc phải chống trọi, gồng gánh bản thân để không ai có thể vấy bẩn lên sự tôn trọng và kính yêu mẹ của mình
- Nguyên Hồng là người có tình yêu thương mẹ mãnh liệt, luôn khao khát tình yêu thương
+ Trước những lời nói cay độc ,xúc phạm ( đoạn bà cô rót vào tai Hồng rằng mợ có em bé) , Hồng đã không để cho bà cô đạt mục đích , dù có mang nỗi nhớ mẹ,muốn ở gần mẹ nhưng không vì thế mà cho phép người khác dùng lễ giáo hà khắc phong kiến chà đạp mẹ. Xuất phát từ lòng yêu thương mẹ da diết,chú bé đã sẵn sàng nuốt căm hận , chua xót uất hận vào lòng mà kiên cường , tự hào về mẹ của mình ~> Đó là thứ tình cảm chân quý xuất phát từ tâm hồn trong sáng của bé Hồng
+ Chính vì yêu thương mẹ , thấu hiểu những nỗi bất hạnh mà mẹ phải chịu đựng,cậu bé sẵn sàng căm ghét hủ tục đã đày đọa lên cuộc sống của mẹ mình. ( "cô tôi chưa dứt câu..mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi")

~> Nguyên Hồng mang trong mình dòng máu của yêu thương, từ những gì chân thực nhất ta có thể thấu hiểu được lòng kính yêu của cậu bé. Trong hoàn cảnh cơ cực tủi nhục,cậu bé vẫn không thôi dành tình cảm của mình với mẹ,sẵn sàng chịu đựng uất ức ,nuốt căm phẫn vào lòng mà kiên cường đến cùng
- Tình mẫu tử thiêng liêng cao cả tỏa sáng, lên ngôi trong ước muốn sà vào lòng mẹ ,sống trong lòng mẹ ,thỏa mãn ước nguyện bấy lâu nay của đứa trẻ thơ thiếu thốn tình cảm nhưng vẫn không thôi hi vọng ( chú ý đến đoạn Hồng được ở trong lòng mẹ)
+ Những cảm xúc chân thành, hồn nhiên và có những nét tươi mới rất "nguyên sơ" hóa nỗi mừng mừng tủi tủi xót xa trong tiếng gọi cuống quýt
+ Bật khóc nức nở khi đuổi theo chiếc xe mang hơi thở của mẹ,dáng hình trong tâm niệm luôn nhớ thương da diết bỗng xoa dịu mọi nỗi đau mà cậu bé đã kiên cường trải qua. Có chút mừng tủi chua xót , dỗi hờn,tức tưởi mà mãn nguyện hạnh phúc
+ Khi ở trong lòng mẹ: Tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt,sự dịu dàng ấm áp của mẹ đánh tan những bóng đen đè sâu trong tâm hồn non trẻ ấy.Một thế giới mới mang ánh sáng,màu sắc của sự hồi sinh
ĐGC: Hình ảnh chú bé Hồng đã cho thấy tình cảm mẫu tử thiêng liêng cao cả vượt lên trên mọi rào cản của xã hội.Dù mồ côi,sống không trọn vẹn trong gia đình không tình yêu, phải xa vòng tay của mẹ nhưng tình mẫu tử vẫn tỏa sáng. Chính những tình cảm thiêng liêng bởi tâm hồn hồn nhiên giàu lòng yêu thương ấy làm rung động trái tim độc giả.Sống lại cùng những cung bậc cảm xúc , người đọc như trải lòng mình với kí ức tuổi thơ,thấu hiểu hơn những mảnh đời cơ cực , tủi hổ.
Kết bài: Khái quát lại vấn đề




 

Lưu Thị Thu Kiều

Học sinh tiến bộ
Thành viên
21 Tháng ba 2017
710
1,215
249
Bắc Ninh
$\color{Blue}{\text{❄ Cô đơn vào đời ❄ }}$
chứng minh rằng ba bài thơ :'Nhớ rừng', 'Khi con tu hú' , 'Ngắm trăng' cùng bộc lộ một chủ đề: niềm khao khát cuộc sống tự do mãnh liệt của con người
@p3nh0ctapy3u giúp em phần dàn ý với^^
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
27
Ninh Bình
chứng minh rằng ba bài thơ :'Nhớ rừng', 'Khi con tu hú' , 'Ngắm trăng' cùng bộc lộ một chủ đề: niềm khao khát cuộc sống tự do mãnh liệt của con người
@p3nh0ctapy3u giúp em phần dàn ý với^^
Em có thể trích dẫn bài Khi con tu hú cho chị được không, chị không nhớ hết được bài đó để cảm nhận.Bài đó của Tố Hữu đúng không em, chị không nhớ rõ lắm.Cảm ơn em
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Em có thể trích dẫn bài Khi con tu hú cho chị được không, chị không nhớ hết được bài đó để cảm nhận.Bài đó của Tố Hữu đúng không em, chị không nhớ rõ lắm.Cảm ơn em
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi.
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
 

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
27
Ninh Bình
Em có thể dùng những nhận định thơ ca về tình cảm , khát vọng để dẫn dắt vào đề bài một cách gián tiếp như sau:
- Thơ là sự sung mãn của tình cảm mãnh liệt ( Bandac)
- Thơ ca là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp ( Sóng Hồng)
- Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quí,tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng ( sóng Hồng)
Ý chính trong phần thân bài:
- KQC: Dưới ách thống trị nô lệ tàn bạo, áp bức nhân dân một cách đẫm máu , cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc phải đánh đổi biết bao xương máu của đồng bào, chiến tranh thấm đậm máu và nước mắt khiến tâm tình người tri thức cách mạng, những thanh niên trẻ muốn bức khỏi cái lồng sắt tù túng, phóng ra không gian rộng lớn nhằm hướng tới khát vọng tự do một cách mạnh liệt. Không nằm ngoài quy luật đó, những thế hệ trẻ Việt đã bắt gặp tiếng nói chung khao khát tự do như Tố Hữu, Hồ Chí Minh, Thế Lữ trong cảnh nước nhà loạn lạc.~> Đó là sự thể hiện một tâm thế, một tâm hồn của thế hệ trẻ khao khát tự do không chỉ của bản thân mà hướng tới giải phóng tự do cho cả cộng đồng,sự tin tưởng vào cách mạng tươi trong ngục thất đang bủa vây, cảnh nước nhà mù tối bởi thế lực đen bủa vây giăng lối. Nó được thể hiện rõ nét qua ba tác phẩm,bộc lộ tư tưởng tình cảm cao đẹp qua cách biểu lộ khác nhau.Sự chung đụng của một tư tưởng một cách cao đẹp,ngời sáng
- Chứng minh:
1. Về Nhớ rừng của Thế Lữ: Mượn hình ảnh con hổ cầm tù trong cũi sắt đầy uất hận khát vọng tự do nơi rừng sâu để nói lên tâm trạng bức bách,căm phẫn phải bị chịu ách nô lệ không được phóng túng tự do tự tại. Một khát vọng tự do mãnh liệt của con người được lột tả sắc nét khi mượn nỗi nhớ về thời quá khứ huy hoàng,vùng vẫy của chúa tể rừng xanh .
~> Khát vọng trở về rừng xanh đại ngàn uy lực tự do là khát vọng của tri thức trẻ có lòng yêu nước nồng nàn nói riêng và là khát vọng cho cả một lớp người, một dân tộc muốn tung cánh tự do,độc lập dân tộc trong những năm tháng nô lệ tối tăm
( Phân tích kĩ phần mở đầu tâm trạng của hổ bị giam cầm và phần vẫy vùng ở vùng đại ngàn, say đắm trong quá khứ với niềm trân trọng say mê )
2. Về Khi con tu hú: Đó là tâm thế của người chiến sĩ cộng sản trẻ bị tù đày trong song sắt vẫn không thôi hướng về phía ánh sáng tự do thưởng ngoạn cảnh sắc hè tuyệt đẹp mang đậm hơi thở quê hương . Giao cảm với cảnh sắc quê hương tươi đẹp khiến ý trí phẫn hận,sôi sục khát vọng tự do tung cánh vượt lên ngục thất, muốn tung phá,phóng thích không gian chật hẹp , o ép
~> Khát vọng của người chiến sĩ trẻ luôn tin tưởng vào ánh sáng của cách mạng, dám đấu tranh tự do đến mãnh liệt, quyết tâm giải phóng dân tộc dù muôn vời khó khăn trắc trở ( Đặc tả ba câu cuối)
3. Ngắm trăng: Một tâm hồn thanh cao, ý chí của tự do chấp cánh cho khát vọng mãnh liệt của con người luôn lạc quan, coi thiên nhiên như tri âm tri kỉ.Thi sĩ là người tình của thiên nhiên nhưng chính cái tình ấy lại giải phóng một cuộc vượt ngục tinh thần.
Bởi đây là bài chứng minh từ ba bài thơ,nếu phân tích cả sẽ rất dài dòng nên em chỉ cần chọn hình ảnh tiêu biểu, đắt giá nhất để phân tích chứng minh thôi nhé.
- ĐGC:
+ Ba bài thơ mang ba phong cách nghệ thuật khác nhau nhưng có sự chung đụng về đề tài khát vọng tự do mãnh liệt của con người
+ Thể hiện những tâm hồn,cốt cách cao đẹp ẩn sâu trong tình yêu nước nồng nàn,muốn tìm ra con đường cứu nước ,lập lại hoà bình trên đất nước , cứu muôn dân khỏi kiếp lầm than loạn lạc
+Trân trọng tôn vinh những quá khứ huy hoàng của lịch sử, khơi dậy khát vọng tự do ở mỗi con người. Đó là tiếng nói đầy ý thức và trách nhiệm của lớp thế hệ trẻ Việt Nam khi nước nhà lâm vào khốn cảnh
+ Ta trân trọng vẻ đẹp nhân cách của các nhà thơ với trái tim nhiệt thành với non sông đất nước . Nhà thơ đã " đặt ngón tay của họ lên mạch xúc cảm của nhân dân và đất nước họ" ( Langston Hughes)



 
Top Bottom