viết văn

T

tayhd20022001

Mở bài.
- Giới thiệu chung về Hồ gươm.
2/ Thân bài.
- Giới thiệu vị trí của Hồ Gươm.( Nằm giữa thủ đô Hà nội, thuộc quận Hoàn Kiếm …)
- Giới thiệu những sự kiện có liên quan đến tên Hồ, đặc biệt chú ý tới truyện: Truyền thuyết Hồ Gươm.
- Giới thiệu và miêu tả vẻ đẹp của các công trình kiến trúc văn hoá quanh Hồ Gươm. (chủ yếu Tháp rùa và Đền Ngọc Sơn)
- Giới thiệu cây và Hoa quanh Hồ Gươm. ( Chủ yếu là những loại cây gì?)
- Hồ gươm thường được tổ chức các lễ hội nào? (thuộc về văn hoá, thê thao …)
- Hồ Gươm có những nét đặc sắc nghệ thuật nào được cộng đồng quốc tế cúng như nhân dân Việt Nam ca ngợi.
- Hồ Gươm được thê hiện như thế nào trong thơ ca nói chung.
3/ Kết bài.
Suy nghĩ và niềm tự hào của bản thân, của dân tộc về Hồ Gươm.

nguồn - https://www.google.com.vn/url?sa=t&...ofTN9z_VUrncqSND69-7mzA&bvm=bv.49784469,d.dGI
 
  • Like
Reactions: ivy_sunset
S

sieutrom1412

Dàn ý​
1/Mở bài.
- Giới thiệu chung về Hồ gươm.
2/ Thân bài.
- Giới thiệu vị trí của Hồ Gươm.( Nằm giữa thủ đô Hà nội, thuộc quận Hoàn Kiếm …)
- Giới thiệu những sự kiện có liên quan đến tên Hồ, đặc biệt chú ý tới truyện: Truyền thuyết Hồ Gươm.
- Giới thiệu và miêu tả vẻ đẹp của các công trình kiến trúc văn hoá quanh Hồ Gươm. (chủ yếu Tháp rùa và Đền Ngọc Sơn)
- Giới thiệu cây và Hoa quanh Hồ Gươm. ( Chủ yếu là những loại cây gì?)
- Hồ gươm thường được tổ chức các lễ hội nào? (thuộc về văn hoá, thê thao …)
- Hồ Gươm có những nét đặc sắc nghệ thuật nào được cộng đồng quốc tế cúng như nhân dân Việt Nam ca ngợi.
- Hồ Gươm được thê hiện như thế nào trong thơ ca nói chung.
3/ Kết bài.
Suy nghĩ và niềm tự hào của bản thân, của dân tộc về Hồ Gươm.

Bài tham khảo đây​
Ở Hà Nội có rất nhiều danh lam thắng cảnh, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là hồ Gươm - nằm giữa lòn Thử đô.

Từ trên cao nhìn xuống mặt hồ như một tấm gương khổng lồ, xanh biếc. Xung quanh, có những cây liễu như các cô gái yểu điệu xoã mái tóc dài soi bóng xuống nước. Chính giữa hồ là Tháp Rùa được phủ một lớp rêu phong cổ kính. Bên cạnh đó là cầu Thê Húc màu đỏ son, cong như con tôm dẫn du khách vào đến Ngọc Sơn . Hồ còn rực rỡ hơn nữa vào những ngày lễ tết. Buổi sáng, các gia đình thường đến đây để lên cầu Thê Húc chụp ảnh, vào đền Ngọc Sơn lễ cầu sức khoẻ, hạnh phúc. Các em bé được bố mẹ diện cho những bộ váy, quần áo rất xinh chạy nhảy quanh Tháp Bút. Chiếc Tháp xây bằng đá nghiêng lên bầu trời xanh. Nó như viết thêm trang sử cho Thủ Đô Hà Nội. Buổi tối, hàng cây ven hồ bừng sáng bởi những chiếc đèn lồng treo trên cành. Những chiếc đèn đó soi xuống mặt nước như muôn ngàn vì sao lấp lánh. Sát mặt nước, người ta bố trí các bóng đèn màu sắc sặc sỡ. Hoa, cờ và khẩu hiệ được treo ở khắp nơi. Quang cảnh của ngày lễ thật sôi nổi.

Không chỉ những vậy, hồ còn đẹp theo từng mùa . Mùa xuân, cây cối đâm trồi nảy lộc. Ông mặt trời chiếu nhữg tia nắng xuống làm thời tiết thật ấm áp và dễ chịu. Mùa hè, những cây phượg vĩ, bằng lăng nở hoa tuyệt đẹp. Mùa thu, mặt hồ phẳng lặng, ko 1 gợn sóng. Bầu trời cao, xanh thẳm, thời tiết mát mẻ. Mùa đông, vào buổi sáng , hơi nước bốc lên tạo ra một màn sương mù mỏng, nhìn từ xa trông thật huyền ảo.

Hồ Gươm gắn liền với sự tích vua Lê hoàn gươm cho rùa vàng. Hồ còn là nơi thu hút nhiều khách tham quan du lịch đến với Thủ đô. Tôi thật tự hào khi là một công dân Hà Nội!!!
 
H

hoa_anh_dao_2000

bạn tham khảo nha

Dàn bài chi tiết
Mở bài:
- Xuất hiện từ lâu, nằm ở giữa lòng thủ đô Hà Nội và cũng gắn liền với rất nhiều truyền thuyết của dân tộc Việt Nam, Hồ Gươm như một đóa hoa tô điểm cho thành phố ngàn năm, nó được ví như trái tim của thủ đô Hà Nội.
- Đây không chỉ là nơi thu hút khách du lịch trong và ngoài nước mà còn là nơi in dấu truyền thống yêu nước, truyền thống hiếu học của ông cha ta.


Thân bài :
1. Vị trí địa lý
- Nằm ở quận Hoàn Kiếm thuộc thủ đô Hà Nội.
-Xung quanh hồ còn có những di tích lịch sử khác như tượng vua Lê Thái Tổ, đền Bà Kiệu ,... bên cạnh những công trình kiến trúc hiện đại. Toà nhà Bưu điện với tháp đồng hồ cổ kính in bóng hồ Gươm đã đi vào lòng nhiều người dân Hà Nội.
2. Nguồn gốc lịch sử
- Hồ Gươm trước đây có tên là hồ Lục Thuỷ vì nó có nước xanh quanh năm, xanh thắm 4 mùa.
- Trải dài từ phố Tràng Tiền, hàng Khay đến phố Lý Thái Tổ
- Qua thời gian, hồ được lấp đi 1 phần để xây dựng nhà cửa, mở rộng thủ đô.
- 1 thời gian, hồ có tên là hồ Tả Vọng.
- Đến TK XV, khi Lê Lợi đánh thắng giặc Minh xâm lược, lên làm vua, có bơi thuyền dạo trên hồ Tả Vọng.
- Tương truyền, Lê Lợi thấy con rùa vàng nổi lên mặt hồ và bảo “Xin bệ hạ hãy hoàn gươm lại cho Long Vương”. Lê Lợi rút gươm bên mình đưa về phía rùa thì rùa vàng đớp lấy, lặn sâu xuống đáy hồ trong xanh.
- Từ đó, hồ được nhân dân đổi tên thành Hồ Gươm, hoặc hồ Hoàn Kiếm.
- Tên gọi ấy gắn liền với truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

3. Đặc điểm kiến trúc
- Hồ Gươm nằm giữa trung tâm thủ đô HN với nhiều công trình kiến trúc vừa hiện đại vừa cổ kính.
- 1 bên là phố Đinh Tiên Hoàng và bưu điện HN
- 1 bên là phố Lý Thái Tổ, vị vua có công dời đô từ Hoa Lư về Đại La và năm 1010.
- Và 1 phần hồ Gươm tiếp giáp với phố hàng Khay, nơi chuyên kinh doanh sản phẩm sơn mài truyền thống.
- Lúc nào hồ Gươm cũng đông vui nhộn nhịp và thơ mộng hữu tình.
4.Các công trình kiến trúc ở Hồ Gươm
-Đền Ngọc Sơn là một ngôi đền thờ nằm trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nơi đây thờ thánh văn xương (nghĩa là những người giỏi về văn chương). Ngoài ra còn thờ Đức thánh trần chính là thủ tướng Trần Hưng Đạo có công 3 lần chiến thắng giặc Nguyên-Mông
- Khách tới đền ko chỉ thăm quan mà còn thắp hương, tưởng nhớ công lao của vị anh hung dân tộc
- Ở đây có cụ rùa nghìn năm tuổi đc đặt trong tủ kính
- Quanh đền có những khóm trúc loà xoà mặt nc, có gò đất cao rất sơn thuỷ hữu tình

-Cổng vào Đền Ngọc Sơn với hai trụ hoa biểu, tả hữu là hai chữ "Phúc" và "Lộc" lớn màu son.
-Năm 1864, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra sửa sang lại cảnh đền. Đền mới sửa đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cầu từ bờ Đông đi vào gọi là cầu Thê Húc.
-Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn .
-Tháp Bút ở Hồ Gươm là một ngọn tháp bằng đá cao nằm tầng, đối diện với Đài nghiên. Mỗi ngày bóng tháp ngả xuống chấm mực trong Đài Nghiê nọ thành 1 biểu tượng đẹp cho tri thức. Tháp được xây dựng năm Tự Đức thứ 18 (1865) trên nền núi Độc Tôn cũ .
-Tháp Rùa xây trên gò Rùa nơi xưa từ thời vua Lê Thánh Tông đã dựng Điếu Đài ở đó để nhà vua ra câu cá. Sang thời Lê Trung Hưng (khoảng thế kỷ 17-thế kỷ 18) thì chúa Trịnh cho xây đình Tả Vọng trên gò nhưng sang thời nhà Nguyễn thì không còn dấu tích gì nữa.
-Sau khi Pháp hạ thành Hà Nội năm 1883 thì dân vùng ven hồ xiêu tán cả. Các quan Việt cũng bỏ sở nhiệm. Riêng có Nguyễn Ngọc Kim chức dịch làng Tự Tháp được cử làm trung gian giữa quân Pháp và người Việt, lại được chính quyền mới tín nhiệm nên ít lâu trở thành bá hộ, tục gọi là Bá hộ Kim.
-Năm 1886 thấy huyệt đất trên gò Rùa hợp phong thủy ông xuất tiền xây tháp trên gò với ý định chôn hài cốt của cha vào đó. Việc không thành nhưng ngọn tháp ba tầng vẫn được hoàn tất. Vì vậy nên ban đầu Tháp này có tên là Tháp Bá hộ Kim. Vì vị trí đẹp giữa hồ, tháp nghiễm nhiên biến thành thắng tích Hà Nội.
-Ngọn tháp kết hợp phong cách kiến trúc Châu Âu với hàng cửa cuốn gô-tích hai tầng dưới nhưng phần mái cong giữ quy thức kiến trúc Việt Nam.
-Giờ đây tháp Rùa đã trở thành một biểu tương của thủ đô Hà Nội.
5.Những nét đặc sắc ở Hồ Gươm
- Dạo quanh hồ Gươm, bạn sẽ đc chiêm ngưỡng những bồn hoa rực rỡ sắc màu: cúc vàng tươi, hoa hồng kiều diễm .
- 2 bên hồ, những thảm cỏ xanh non được cắt tỉa công phu, thẳng tắp và mát mẻ.
- Sát mặt hồ là những hàng cây xanh duyên dáng, những bác xà cừ sừng sững uy nghi, các chị phượng vĩ lộng lẫy, những chị liễu thướt tha xoã mái tóc dài e lệ.
6.Giá trị văn hoá và tinh thần
- Từ lâu, hồ Gươm ko chỉ là nơi tham quan lí tưởng của du khách trong và nc mà còn là nơi tổ chức nhiều lễ hội quan trọng.
- Hồ cũng là nguồn cảm hứng cho thơ ca, hội hoạ, âm nhạc và cả cho các nhà nhiếp ảnh.
- Hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người dân Hà Nội.
-Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh).
-Cũng vừa qua, hồ đã được trang trí để trở thành nơi tổ chức của dịp lễ 1000 năm Thang Long Hà Nội
Kết bài
- Từ lâu, hồ Gươm đã đi vào thơ ca nhạc hoạ. Có lẽ nhiều người biết đến câu hát “xanh xanh thắm bầu trời thu Hà Nội. Hồ Gươm xanh cho mái tóc em xanh. Thân thương lắm nụ cười người Hà Nội. Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi”
- Đúng là hồ Gươm đã tôn thêm vẻ đẹp của thủ đô, tôn thêm vẻ đẹp tâm hồn cho người Hà Nội thanh lịch.
- Ai đặt chân đến nơi này chắc sẽ khó có thể quên hồ Gươm.


Có ích thì thanks mình nha! ;)



Nguồn: http://blog.zing.vn/jb/dt/ngochoang_kut3/6971123
 
  • Like
Reactions: ivy_sunset
Top Bottom