viết văn nghị luận ngắn

T

tiendat_no.1

tham khảo bạn nhé !!!

trong rất nhiều điều bác hồ mong muốn các cán bộ cách mạng phải rèn luyện, có điều bác mong muốn mỗi người đều phải học viết; học nói. đối với bác, tiếng việt là của cải lâu dài và vô cùng quý báu của dân tộc, “chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm nó phát triển ngày càng rộng khắp”. Học viết học nói cũng không chỉ giới hạn trong đội ngũ cán bộ tuyên truyền, trong đội ngũ những người cầm bút mà cũng là điều cần thiết đối với mọi người, từ các em học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường…

trong sự đa dạng và phong phú của những bài nói, bài viết của hồ chí minh, có thể rút ra những nét chung nổi bật nhất của phong cách diễn đạt mà người đã thể hiện suốt cuộc đời mình, một phong cách mẫu mực cho cả hiện tại và tương lai.


đối với “nhà báo” hồ chí minh trước hết cần xác định rõ chủ đề đối tượng, mục đích của việc nói và viết từ đó mới có thể tìm cách nói, cách viết cho phù hợp nhất mới chủ đề, với đối tượng để đạt được mục đích đề ra. Trong tác phẩm sửa đổi lối làm việc, trong bài cách viết; trong bài nói tại đại hội hội nhà báo việt nam lần thứ hai; bài nói tại hội nghị tuyên truyền miền núi (1958), cũng như trong toàn bộ các bài nói, bài viết của hồ chí minh chúng ta đều thấy người nhấn mạnh bốn vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau: Nói, viết cái gì? Nói, viết như thế nào? Chủ đề, đối tượng, mục đích quyết định cách thể hiện, cách thể hiện tốt làm cho nội dung nói và viết đúng với chủ đề, đúng đối tượng và đạt được mục đích của việc nói và viết.


giản dị và sâu sắc


bác hồ đã nói và viết về rất nhiều chủ đề khác nhau của cách mạng việt nam, của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế… trong chủ đề bao trùm là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người nói và viết cho rất nhiều đối tượng khác nhau, từ những đại biểu cao nhất của chủ nghĩa thực dân đề quốc; nhân dân các nước thuộc địa; nhân dân và đảng cộng sản các nước anh em; những người có lương tri tiến bộ trên khắp thế giới… và nhiều nhất là cho đông đảo các tầng lớp nhân dân việt nam với dân tộc, tôn giáo, trình độ khác nhau. Với mỗi đối tượng cụ thể, trong những văn cảnh cụ thể, bác hồ đều tìm ra những cách nói cách viết phù hợp nhất. Nếu đối tượng là người phương tây, bác có cách viết rất “tây”, sâu xa, châm biếm, hài hước, ý nhị…với nhân dân việt nam, bác lại nói và viết rất giản dị, mộc mạc, nhiều khi có vần, có đối như ca dao tục ngữ rất quen thuộc với số đông mọi người. Với những nhà tri thức uyên bác, người lại bàn về những lời răn dạy của các bậc tiên hiền, bàn về những vấn đề sâu sắc của khoa học, của thơ ca và nghệ thuật…


chủ tịch hồ chí minh có thể xướng hoạ thơ đường với các vị khoa bảng hay với các đồng chí trung quốc nhưng khi nói, khi viết cho đồng bào chưa có điều kiện học nhiều chữ, người không dùng bất cứ một từ ngữ khó hiểu nào…chân biếm kẻ thù thì sâu cay “như những ngon roi quất mạnh vào mặt bọn chúa tể ở pháp và các nơi khác…đối với các đồng chí cán bộ đảng viên, bác lại hài hước nhắc nhở nhẹ nhàng bằng những hình ảnh quen thuộc để mọi người nhớ mãi như nhắc nhở mọi người tiết kiệm mà lẫn lôn chữ nghĩa để tiết kiệm biến thành tiết canh…


người làm tiếng việt thêm phong phú


đồng chí trường chinh nhận xét: “hồ chủ tịch nói tiếng nói của dân tộc, của nhân dân việt nam, nhiều từ ngữ dân gian được bác đưa vào ngôn ngữ của mình rất tự nhiên, hợp lý, sãng tạo… “người còn làm giàu thêm cho kho tàng ngôn ngữ dân tộc bằng nhiều từ mới, từ rút ngắn như vùng trời, giặc đói, giặc ***…


nhà báo nổi tiếng u.bơcset lại nhận xét: “nét điển hình ở hồ chí minh là chỉ với một vài từ hoặc một vài hình ảnh, người có thể trình bầy được những vấn đề phức tạp”. Hình ảnh đoàn quân đội viễn chinh pháp bị nhốt váo đáy mũ của người minh hoạ cho cuộc chiến đấu ở điện biên phủ lúc nên đến đỉnh cao là một ví dụ rõ nét nhất…


một nhà báo, nhà sử học pháp còn phát hiện: “hồ chí minh đã gạch tất cả những công thức tiêu cực để thay bàng những công thức tiêu cực cùng nghĩa. Người không đồng ý câu tôi viết trong đề cương là: Không có chủ nghĩa xã hội thì các dân tộc không thể đi đến giải phóng hoàn toàn, mà đề nghị sửa lại là: Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể đảm bảo cho các dân tộc giải phóng hoàn toàn”.


sự phong phú trong cách thể hiện của bác hồ khi nói và viết làm chúng ta nhận ra những đặc trưng trong cách nói, cách viết hồ chí minh. đó là:


- chân thực. Mỗi bài nói, bài viết của bác hồ đều bắt nguồn từ thực tế cuộc sống với những con số, những sự kiện đã được xem xét, kiểm tra, chọn lọc. Bao giờ người cũng đem lại cho người đọc, người nghe lượng thông tin cao và chính xác. Chính tính chân thực đã làm nên sức thuyết phục cao của những bài nói, bài viết của người đối với người nghe, người đọc. Chân thực cũng là yêu cầu đầu tiên của bác hồ đặt ra đối với cán bộ, đảng viên khi nói, khi viết. Bác thường nhắc nhở: “viết phải đúng sự thật, không được bịa ra”; không nên nói ẩu”; “chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói chớ viết”…


- ngắn gọn là một đặc trưng rất nổi bật trong cách nói, cách viết hồ chí minh, “ngắn gọn có nghĩa là gọn gàng, rõ ràng, có đầu, có đuôi, có nội dung thiết thực, thấm thía, chắc chắn”. Ngắn gọn trong cách nói cách viết hồ chí minh là cô đọng, hàm súc, ý nhiều lời ít, không có lời thừa, chữ thừa. đặc tính ngắn gọn, hàm súc trong các bài nói, bài viết của bác hồ là sự kế thừa và phát triển phong cách phương đông. đó cũng là kết quả công phu rèn luyện của bác từ những ngày đầu tham gia hoạt động chính trị, tham gia làm báo cách mạng.người nhiều lần phê bình nhắc nhở cán bộ về mặt ba hoa, viết vừa dài vừa rỗng. Người thường khuyên cán bộ nói viết đều phải ngắn gọn, thiết thực, đi thẳng vào vấn đề. Nói dài, viết dài và sáo rỗng đều hoàn toàn xa lạ với phong cách hồ chí minh.


- trong sáng, giản dị, dễ hiểu. Toàn bộ các bài nói, bài viết của bác hồ đều rất trong sáng về ý tưởng và văn phong, giản dị trong cách trình bầy và dễ hiểu với người nghe, người đọc. Tư tưởng hồ chí minh đến với mọi người bằng những ngôn từ quen thuộc - dù đó là những vấn đề của cuộc sống chiến đấu, lao động hàng ngày hay những vấn đề lớn của đất nước, của thời đại.


muốn nói, muốn viết được trong sáng, giản dị, dễ hiểu, theo bác hồ, trước hết phải học cách nói của quần chúng. Phải thực sự học quần chúng để có cách nói, cách viết được quần chúng chấp nhận như những gì của chính họ. Bác hồ phê phán rất gay gắt những cán bộ đem “thặng dư giá trị” ra nhồi sọ cho ba con nông dân; có cán bộ đem “tân dân chủ nghĩa” ra giáo dục các em nhi đồng; mang “biện chứng pháp” ra nói với anh em công nhân đang học chữ quốc ngữ…(!). Trong cách nói cách viết của mình, bác thường giản dị hoá mọi vấn đề khó hiểu mà không phải là sự đơn giản tầm thường, sự giản dị, trong sáng của người bắt đầu từ sự hiểu biết thấu đáo bản chất của sự vật, từ sự gắn bó với truyền thống dân tộc trong nếp cảm, nếp nghĩ…


để viết và nói được trong sáng giản dị, dễ hiểu, bác hồ còn chỉ ra rằng phải chống lại căn bệnh hay nói chữ, ham dùng chữ, bệnh sính dùng chữ nước ngoài nào đã quen thuộc, đã “hoá thành chữ ta” mà không dùng thì không đúng. Bác hồ đã nêu ví dụ: Ta nói độc lập chư không nói đứng một, nói du kích chứ không nói đánh chơi.. Còn đối với bệnh lạm dụng chữ nước ngoài thì dù dùng đúng cũng đã có hại, nếu dùng sai theo kiểu *** hay nói chữ thì cái hại lại càng to….


sinh thời bác hồ đã căn dặn chúng ta nhiều điều khi học viết, học nói. Văn không chỉ là văn. Văn cũng chính là người. Học nói, học viết cũng là từng bước hoàn thiện những phẩm giá của mình.



_______________________


_______________________________
________________________________________________:)
 
T

tiendat_no.1



_______________________

trong suốt cuộc đời hy sinh vì dân vì nước, bác đã gần như quên đi những gì thuộc về bản thân mình. Chúng ta và cả những bạn bè nước ngoài không còn lạ gì những chiếc áo nâu, đôi dép cao su, chiếc quạt, viên gạch sưởi lưng... Vô cùng giản dị của người.
Thời kỳ đó là tháng 6-1954. Sau chiến thắng điện biên chấn động địa cầu, thủ tướng phạm văn đồng dẫn đầu đoàn đại biểu việt nam tới genève để đàm phán. Hội nghị kéo dài được gần một tháng thì các bên tạm nghỉ để về nước báo cáo lập trường các bên cho chính phủ mình. Trên đường về việt nam các bạn trung quốc đã mời phái đoàn việt nam nghỉ lại trung quốc. Phái đoàn việt nam do chủ tịch hồ chí minh và đại tướng võ nguyên giáp dẫn đầu.
Hôm đó, bác nghỉ tạm tại nhà nghỉ đảng bộ đảng cộng sản trung quốc ở quảng tây. Sáng, bác hồ đi họp, ở nhà, một cán bộ của bạn đi kiểm tra phòng bác xem các nhân viên phục vụ phòng có chu đáo không. Sau khi xem xét một lượt, anh ta thấy trên sàn nhà một mảnh vải đã cũ, dài khoảng 80cm, rộng khoảng 10cm, màu vàng đã bạc. đoán rằng đây là dây gói tài liệu rớt ra sau khi cầm tài liệu đi, anh ta bỏ mảnh vải vào thùng đựng giấy rác.
Bác đi họp về, hỏi: “thắt lưng của tôi đâu? Tôi thường để sau ghế tựa nên bị rơi xuống đất”. Lúc này mọi người mới vỡ lẽ vội đi tìm và đưa lại cho bác.
Một chiếc thắt lưng bằng da, bằng dây dù... Cũng không đắt hơn một miếng vải là bao. Nhưng vấn đề ở đây: Cái quí báu trong nhân cách của bác là tính cách luôn hy sinh, cái riêng bao giờ cũng là tối thiểu, cái dành cho sự nghiệp chung bao giờ cũng được ưu tiên tối đa. Phẩm chất trong sáng thể hiện thường trực trong những cử chỉ của bác, dù nhỏ nhất. Thời điểm đó, sau chiến dịch điện biên phủ, thắt lưng chiến lợi phẩm thu được rất nhiều, nhưng bác vẫn chỉ tiếp tục dùng chiếc thắt lưng quen thuộc cũ kỹ của mình.
Bà nguyễn thị liên, nguyên cán bộ văn phòng phủ chủ tịch, kể lại rằng: Khi làm việc ở văn phòng, đôi khi bà còn đảm nhận việc khâu, vá quần áo, chăn, màn, áo gối cho bác. Công việc này giúp bà có điều kiện được gần bác và học tập được rất nhiều, nhất là đức tính giản dị, tiết kiệm. áo bác rách, có khi vá đi vá lại, bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của người thường được chú cần (người phục vụ bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của bác, bà rưng rưng nước mắt. Bà nói với chú cần thay áo gối khác cho bác dùng nhưng bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.
Những năm tháng giúp việc ở văn phòng của bác, tôi (nguyễn thị liên- tntp) có những kỷ niệm không bao giờ quên.
Bà kể rằng: ở việt bắc, có một buổi bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, bác nghỉ lại một lát vì mệt. Anh hoàng hữu kháng, bảo vệ của bác nói với bà:
- bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho bác bát cháo.
Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền nhỏm dậy bảo:
- cô nấu cháo cho bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.
Câu chuyện bà kể khiến mọi người đều xúc động và thương bác quá chừng. Bác thật giản dị và tiết kiệm, chắt chiu như người cha lo cho một gia đình lớn, như cảnh nhà đông con mà còn túng thiếu.
Chiếc áo gối vá, bát cháo nấu bằng cơm nguội của vị chủ tịch nước có tác động lớn đến suy nghĩ của mỗi con người. Nhất là hiện nay, đảng và nhà nước ta đang mở cuộc vận động: “học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh”. Những câu chuyện nhỏ trên đây chính là một trong những nét đẹp về đạo đức bác hồ để chúng mình cùng học tập.
-> nhận xét về nếp sống giản dị của bác, một tờ báo nước pháp đã viết: “sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của chủ tịch hồ chí minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông...”.

Bác để tình thươg cho chúng con

một đời thanh bạch chẳng vàng son
mong manh áo vải hồn muôn trượng
hơn tượng đồng phai những lối mòn.
_nhà bác đơn sơ một góc vườn
gỗ thông mộc mạc chẳng mùi sơn
giường mây chiếu cói đơn chăn gối
tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn
_ bác hồ đó chiếc áo nâu giản dị
màu quê hương bền bỉ đậm đà
đôi dép cao su, đôi dép bác hồ
bác đi từ ở chiến khu bác về
“tôi nói đồg bào nghe rõ k” bác làm rung động bao trái tim vì k có sự phân biệt giữa chủ tịch và ng dân.


_trong bao nhiêu con đường hình thành nhân cách con ng, tự rèn luyện cho mình 1 lối sống là cả 1 quá trình tìm hiểu xã hội và chính bản thân. Bởi vì xã hội là môi trường còn bản thân là hạt giống. Cũng k khó để bắt gặp trong cs này 1 lối sống gọi là "lối sống giản dị". Sống giản dị là biết chấp nhận cuộc sống hiện tại nhưng vẫn có những ước mơ. ước mơ đó chỉ là những điều mà khả năng của ta có thể làm đc. ở nông thôn họ quanh năm với tấm áo nâu sồng, chân đất, họ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nhưng vẫn vui vẻ bên điếu cày, bát nước chè xanh khi nghĩ ngơi. Hay đêm về, với mảnh chiếu thô sơ, bạn bè ng thân quay quần bên ấm trà bàn chuyện thời tiết, cầu mong mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu. Trong cs, họ k cầu kỳ xa hoa, k kiêu căng hợm hỉnh mà họ lấy chân chất, hiền hòa, trung thực để đối nhân xử thế, họ giúp đỡ lẫn nhau. Trái lại ở tp, nơi đô thị đông đúc, cs bon chen, vội vã, tgian rượt cv, công việc đuổi theo con ng. Họ sống vội sống vàng, đôi khi k kịp thở. Chỉ có ng già về nghỉ hưu, cs của họ tuy giản dị nhg k thoải mái như k khí trong lành ở miền quê. Họ bị bao bọc bởi những bức tường cao ngất hay ồn ào bụi bặm, hoặc bị đinh tai nhức óc bởi những âm thanh hỗn tạp nơi đô thị. đa số họ ao ước có 1 cs đơn sơ giản dị nơi miền thôn dã tĩnh lặng với bầu k khí trong lành.

_______________________________
________________________________________________:)
 
U

uocmovahoaibao

Tham khảo nha: :)

Trong bài thơ Người đi tìm hình của nước, Chế Lan Viên viết:

Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê

Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá...


Đó là những câu thơ viết về Bác trong thời gian đầu của cuộc hành trình cứu nước gian khổ. Câu thơ vừa mang nghĩa tả thực vừa có ý khái quát sâu xa. Sự đối lập giữa một viên gạch hồng giản dị với cả một mùa đông băng giá đã phần nào nói lên sức mạnh và phong thái của vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại. Sau này, khi đã trở về Tổ quốc, sống giữa đồng bào, đồng chí, dường như chúng ta vẫn gặp đã con người đã từng bôn ba khắp thế giới ấy:



Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo


Nhớ chân Người bước lên đèo


Người đi, rừng núi trông theo bóng Người.

(Việt Bắc - Tố Hữu)


Còn nhiều, rất nhiều những bài thơ, bài văn viết về cuộc đời hoạt động cũng như tình cảm của Bác đối với đất nước, nhân dân. Điểm chung nổi bật trong những tác phẩm ấy là phong thái ung dung, thanh thản của một người luôn biết cách làm chủ cuộc đời, là phong cách sống rất riêng: phong cách Hồ Chí Minh.


Với một hệ thống lập luận chặt chẽ và những dẫn chứng vừa cụ thể vừa giàu sức thuyết phục, bài nghị luận xã hội của Lê Anh Trà đã chỉ ra sự thống nhất, kết hợp hài hoà của các yếu tố: dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại để làm nên sự thống nhất giữa sự vĩ đại và giản dị trong phong cách của Người.


Cách gợi mở, dẫn dắt vấn đề của tác giả rất tự nhiên và hiệu quả. Để lí giải sự thống nhất giữa dân tộc và nhân loại, tác giả đã dẫn ra cuộc đời hoạt động đầy truân chuyên, tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới... Kết luận được đưa ra sau đó hoàn toàn hợp lô gích: "Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh... Người cũng chịu ảnh hưởng tất cả các nền văn hoá, đã tiếp thu cái đẹp và cái hay...". Đó là những căn cứ xác đáng để lí giải về tính nhân loại, tính hiện đại  một vế của sự hoà hợp, thống nhất trong phong cách Hồ Chí Minh.


Ngay sau đó, tác giả lập luận: "Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại..".


Đây có thể coi là lập luận quan trọng nhất trong bài nhằm làm sáng tỏ luận điểm chính nói trên. Trong thực tế, các yếu tố "dân tộc" và "nhân loại", "truyền thống" và "hiện đại" luôn có xu hướng loại trừ nhau. Yếu tố này trội lên sẽ lấn át yếu tố kia. Sự kết hợp hài hoà của các yếu tố mang nhiều nét đối lập ấy trong một phong cách quả là điều kì diệu, chỉ có thể thực hiện được bởi một yếu tố vượt lên trên tất cả: đó là bản lĩnh, ý chí của một người chiến sĩ cộng sản, là tình cảm cách mạng được nung nấu bởi lòng yêu nước, thương dân vô bờ bến và tinh thần sẵn sàng quên mình vì sự nghiệp chung. Hồ Chí Minh là người hội tụ đầy đủ những phẩm chất đó.


Để củng cố cho lập luận của mình, tác giả đưa ra hàng loạt dẫn chứng. Những chi tiết hết sức cụ thể, phổ biến: đó là ngôi nhà sàn, là chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp đã từng đi vào thơ ca như một huyền thoại, là cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, là tình cảm thắm thiết đối với đồng bào, nhất là với các em thiếu nhi... cũng đã trở thành huyền thoại trong lòng nhân dân Việt Nam. Với những dẫn chứng sống động ấy, thủ pháp liệt kê được sử dụng ở đây không những không gây nhàm chán, đơn điệu mà còn có tác dụng thuyết phục hơn hẳn những lời thuyết lí dài dòng.


Trong phần cuối bài, tác giả đã khiến cho bài viết thêm sâu sắc bằng cách kết nối giữa quá khứ với hiện tại. Từ nếp sống "giản dị và thanh đạm" của Bác, tác giả liên hệ đến Nguyễn Trãi, đến Nguyễn Bỉnh Khiêm  các vị "hiền triết" của non sông đất Việt:


Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao...


Đây cũng là một yếu tố trong hệ thống lập luận của tác giả. Dẫu các yếu tố so sánh không thật tương đồng (Bác là một chiến sĩ cách mạng, là Chủ tịch nước trong khi Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm được nói đến trong thời gian ở ẩn, xa lánh cuộc sống sôi động bên ngoài) nhưng vẫn được vận dụng hợp lí nhờ cách lập luận có chiều sâu: "Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác".


Bài văn nghị luận này giúp chúng ta hiểu sâu thêm về phong cách của Bác Hồ  vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá của thế giới.


___________
Nguồn: net
 
Top Bottom