Văn 11 Viết ra không khó, cái khó là tìm được những câu chuyện đáng kể, những tư tưởng đáng ghi

fangaolang

Học sinh
Thành viên
18 Tháng hai 2020
42
22
21
Tuyên Quang
Trường PTDT Nội Trú ATK Sơn Dương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trả lời câu hỏi: Làm thế nào để có một truyện ngắn hay, có ý kiến cho rằng: Viết ra không khó, cái khó là tìm được những câu chuyện đáng kể, những tư tưởng đáng ghi. Ý kiến khác lại cho rằng: Điều quan trọng không phải là câu chuyện được kể, mà là cách kể.
Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về hai ý kiến trên? Hãy làm rõ quan điểm của mình qua việc phân tích một truyện ngắn thuộc giai đoạn văn học Việt Nam 1930 – 1945.
Cần sự trợ giúp của các bạn. mình cần một bài viết hoàn chỉnh
 
  • Like
Reactions: dotnatbet

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Trả lời câu hỏi: Làm thế nào để có một truyện ngắn hay, có ý kiến cho rằng: Viết ra không khó, cái khó là tìm được những câu chuyện đáng kể, những tư tưởng đáng ghi. Ý kiến khác lại cho rằng: Điều quan trọng không phải là câu chuyện được kể, mà là cách kể.
Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về hai ý kiến trên? Hãy làm rõ quan điểm của mình qua việc phân tích một truyện ngắn thuộc giai đoạn văn học Việt Nam 1930 – 1945.
Cần sự trợ giúp của các bạn. mình cần một bài viết hoàn chỉnh
Mình không giúp bạn được bài hoàn chỉnh, chỉ đưa ý chính thôi nhé

MB: Dẫn dắt vấn đề
TB:
- Giải thích ý kiến
+ "Viết ra không khó, cái khó là tìm được những câu chuyện đáng kể, những tư tưởng đáng ghi":
  • Câu chuyện đáng kể là câu chuyện hay, hấp dẫn, có ý nghĩa, khơi gợi xúc cảm trong lòng người đọc
  • Tư tưởng đáng ghi: là cách nhìn, cách phán đoán đúng đắn, là nhận thức, tình cảm của người viết hay nhân vật trong tác phẩm
=> Để tạo nên một tác phẩm có lẽ không khó, nhưng để nó trở thành một tác phẩm nghệ thuật chân chính, có chiều sâu, ghi dấu trong lòng khán giả thì lại không hề dễ. Người sáng tác cũng vậy. Cái khó của người nghệ sĩ là tìm ra nội dung chủ đạo trong tác phẩm của mình trước khi đặt bút viết.
+ "Điều quan trọng không phải là câu chuyện được kể, mà là cách kể."
  • Cách kể: là phong cách nghệ thuật, cách truyền tải câu chuyện, giúp câu chuyện đến gần với người đọc, người nghe hơn, từ đó, truyền tải những thông điệp, ý nghĩa sâu sắc
=> Ý kiến này đề cao cách mà tác giả truyền tải câu chuyện đến với người đọc. Cho dù câu chuyện ấy có hay đến đâu, mang thông điệp ý nghĩa nhường nào nhưng tác giả lại không biết cách đưa nó ra ngoài, đến với tâm hồn người đọc thì cũng trở nên vô nghĩa, bớt thú vị
- Phân tích tác phẩm văn học để chứng minh tính đúng đắn của hai ý kiến:

Trong chương trình Ngữ Văn 11, các truyện ngắn thuộc giai đoạn văn học Việt Nam 1930 – 1945 bạn có thể dùng: Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao), Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
Mình sẽ chỉ ra các ý chính để phân tích, bạn hãy dựa theo đó mà đi sâu hơn nhé
+ Hai đứa trẻ:
  • Thạch Lam đã tìm ra câu chuyện đáng kể ở đây là cuộc sống nơi phố huyện nghèo, nơi những con người buồn tẻ sống cuộc đời tàn, vô vị, luôn hướng đến ánh sáng. Tư tưởng đáng ghi có lẽ chính là nội tâm nhân vật Liên. Cô bé là người giàu lòng trắc ẩn nhưng cuộc sống nghèo nàn đã khiến cô chỉ động lòng thương mà không thể giúp gì cho những người xung quanh. Qua cái nhìn của Liên, ta có thể thấy được một thế giới nội tâm vô cùng phong phú, cuộc sống đơn điệu, quẩn quanh, tẻ nhạt, bế tắc và sự chờ mong, hi vọng thông qua hình ảnh đoàn tàu cùng ánh sáng của nó
  • Cách kể: câu chuyện được kể không có cốt truyện phức tạp mà tác giả đi sâu vào miêu tả tâm lí nhân vật với những biểu hiện, came xúc tinh tế, mơ hồ -> lay động tâm hồn sâu sắc. Bên cạnh đó, giọng điệu trữ tình nhẹ nhàng, câu văn mang đậm chất thơ như muốn đưa người đọc cuốn sâu vào câu chuyện, cảm nhận chân thực những gì xảy ra nơi đó
+ Chữ người tử tù
  • Nguyễn Tuân được mệnh danh là "người đi tìm cái đẹp", bởi vậy trong các tác phẩm của ông luôn hướng tới cái đẹp là điều dễ hiểu. "Chữ người tử tù" thể hiện cuộc đối đầu giữa cái đẹp, cái thiện với cái xấu xa và độc ác. Ở đó, Huấn Cao là hiện thân cho nhân cách cao đẹp, một con người tài hoa, người cai ngục cũng là một con người yêu thích cái đẹp, thái độ ông dành cho Huấn Cao là trân trọng, yêu mến -> Cái đẹp có sức mạnh cảm hoá con người, hướng con người tới chân, thiện, mĩ
  • Nghệ thuật
+ Chí Phèo
  • Chí Phèo là nhân vật trung tâm và được đặt tên cho cả tác phẩm. Nhân vật được lấy từ người thật, việc thật ở làng Đại Hoàng. Truyện kể về cuộc đời và số phận Chí Phèo, từ một chàng thanh niên dẫn tới thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, đến cuối cùng vì không chịu được mà đã kết liễu kẻ biến mình thành người xấu và tự kết liễu cả đời mình
  • Tác phẩm có khuynh hướng đi sâu vào nội tâm, thế giới tinh thần con người, qua đó thể hiện triết lí sâu sắc của con người. Giọng điệu có phần buồn thương, chua chát, dửng dưng, lạnh lùng, đầy thương cảm

- Mở rộng
+ Hai ý kiến khi mới đọc có vẻ nhưng trái ngược, đối lập nhau nhưng cũng có phần nào bổ sung cho nhau
+ Một tác phẩm được tạo nên từ nội dung và nghệ thuật, nếu tách rời thì tác phẩm ấy không còn trọn vẹn. Ý kiến thứ nhất khẳng định vai trò của nội dung, ý kiến thứ hai lại tỏ rõ tầm quan trọng của nghệ thuật.....
KB: Tổng kết lại vấn đề
 
  • Like
Reactions: fangaolang
Top Bottom