C1. nêu đặc điểm khí hậu việt nam? nét độc đáo khí hậu nước ta thể hiện ở những mặt nào
Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với lượng mưa trung bình năm lớn trên 1500 mm/năm; nhiệt độ trung bình năm trên 21 độ C; độ ấm cao. Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: mùa đông lạnh với gió mùa đông bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây nam. Khí hậu phân hóa đa dạng và thất thường; thay đổi từ Bắc vào Nam; Tây sang Đông; từ thấp lên cao. Miền Bắc có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, mùa hè nóng và mưa nhiều. Phía Đông Trường Sơn có mùa mưa lệch hẳn về thu đông. Miền khí hậu biển Đông thường mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương. Còn ở phía Nam nhiệt độ cao, 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Khí hậu có sự phân hoá theo mùa. Ngoài ra, khí hậu VN còn mang tính thất thường và biến động mạnh
C2. vị trí địa lí VN về mặt tự nhiên có những đặc điểm nổi bật gì? nêu ý nghĩa của vị trí đó đối với tự nhiên và KTXH nước ta
Help meeeeee
Về vị trí địa lí, nước ta nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, là cầu nối giữa đất liền và hải đảo; tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và địa trung hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động thực vật... Do đó, có ý nghĩa lớn đối với tự nhiên và KT - XH ở nước ta.
Về mặt tự nhiên, vị trí địa lí có ảnh hưởng lớn. Do nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương liền với vành đai Thái Bình Dương và Địa trung hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú. Vị trí địa lí ảnh hưởng đến thiên nhiên, khí hậu, nước ta nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Ngoài ra, nó tạo nên sự phân hóa rõ rệt giữa miền Bắc và miền Nam; giữa đồng bằng - núi - biển đảo. Về mặt KT - XH, Việt Nam là cửa biển quan trọng thuận lợi cho các nước như Lao, Thái Lan, Camphuchia và khu vực Tây Nam Trug Quốc. Là nơi giao nhau giữa đường hàng hải và hàng không, thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa kinh tế trong nước và ngoài nước. Đồng thời, giúp phát triển các ngành kinh tế, thu hút lượng lớn vốn đầu tư từ nước ngoài; dễ dàng hội nhập, phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị, chung sống hòa bình với các nước trên thế giới.