Sử 10 Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII

Nhi's Bướng's

Học sinh chăm học
Thành viên
4 Tháng tư 2017
360
493
101
19
Phú Thọ
THPT Tân Sơn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Giúp mình với ạ
158383622_437817590654096_9046786743665015772_n.png
 

Phạm Tùng

Học sinh chăm học
Thành viên
22 Tháng mười một 2020
363
1,110
111
Nam Định
THPT Trần Hưng Đạo
Giúp mình với ạ
158383622_437817590654096_9046786743665015772_n.png


Câu 1: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê:
- Có sự lãnh đạo, chỉ huy tài tình của Lê Hoàn.
- Sự quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm bảo vệ nền độc lập dân tộc của quân và dân ta.
- Sự sẵn sàng hi sinh lợi ích gia đình vì lợi ích quốc gia dân tộc của nhà Đinh
Nguyên nhân quan trọng nhất:
- Sự quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm của nhân dân ta vì phải có nhân dân đồng lòng thì mới có được chiến thắng chứ chỉ có mỗi triều đình thì không thể dẹp hết được giặc Tống.
Câu 2: Đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước:
- Sau 17 năm (1771 -1788), phong trào Tây Sơn đã tiêu diệt 2 tập đoàn PK Nguyễn và Lê - Trịnh, xóa bỏ sự chia cắt đàng trong, đàng ngoài hơn 2 thế kỉ.
- Phong trào Tây Sơn đóng góp công lao vô cùng to lớn vào sự nghiệp thống nhất đất nước.
- Công lao của quân Tây Sơn đóng góp một phần quân trọng vào bước bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Câu 3: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý:
- Do tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất và lòng tự cường dân tộc của quân dân ta.
- Do khối đại đoàn kết toàn dân vững bền. Trong cuộc kháng chiến, nhân dân ta đã nhất trí một lòng xung quanh triều đình hoặc bộ tham mưu cùng chung sức đánh giặc.
- Sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của các tướng lĩnh chỉ huy, tiêu biểu là Lý Thường Kiệt.
- Yếu tố tự nhiên: khí hậu nóng nực ở phương Nam là một trở lực lớn đối với quân xâm lược, địa hình của đất nước ta không phù hợp với sự di chuyển và chiến đấu của quân Tống.
Nguyên nhân thì cũng giống câu 1 nha
Câu 5:
- Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa, tư tưởng nhân nghĩa luôn được đề cao
+ Khi giặc rơi vào thế thất bại cùng quẫn, nghĩa quân đã tinh thần nhân đạo, yêu chuộng hòa bình cấp ngựa, thuyền cho chúng rút về nước.
so sánh:
Cuộc kháng chiến của nghĩa quân Lam Sơn là cuộc kháng chiến giành lại sự độc lập khi đang bị đô hộ.
Cuộc kháng chiến thời Lí, Trần là cuộc bảo vệ nền độc lập.
Chúc bạn học tốt!!!
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Giúp mình với ạ
158383622_437817590654096_9046786743665015772_n.png
Câu 4:
  • Từ thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Trong và Đàng Ngoài suy yếu... => các phong trào đấu tranh nổi lên rầm rộ, trong đó tiêu biểu là phong trào Tây Sơn. Phong trào nông dân khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của ba anh em Tây Sơn (1771), đặc biệt là Nguyễn Huệ đã hoàn thành suất sắc nhiệm vụ của 1 cuộc khởi nghĩa nông dân: lần lượt tiêu diệt tập đoàn phong kiến phản động ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.
  • Trên cơ sở lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn - Trịnh - Lê đã bước đầu thống nhất đất nước, tạo cơ sở cho sự thống nhất hoàn toàn thời Gia Long
  • Tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống Xiêm (1785) và Thanh (1789) bảo vệ vững chắc nền độc lập
  • Vương triều Tây Sơn của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ với những chính sách tiến bộ, táo bạo, hé mở cho đất nước tiến lên
 
  • Like
Reactions: ~ Su Nấm ~
Top Bottom