Sử 8 Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1918

Thùylinh06

Học sinh
Thành viên
3 Tháng năm 2022
80
31
26
17
Hà Tĩnh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tại sao nói từ cuối thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng “trong tình hình đen tối không có đường ra”?
- Năm 1884, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Pa-tơ-nốt, chính thức công nhận quyền thống trị của Pháp ở Việt Nam. Từ đây, Việt Nam đã trở thành thuộc địa của Pháp, nhân dân ta chịu cuộc sống nô lệ. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc Pháp và tay sai trở nên sâu sắc. Độc lập tự do là khát vọng của cả dân tộc, giải phóng dân tộc trở thành yêu cầu cấp thiết của lịch sử.
- Từ giữa năm 1885, sau khi nhà Nguyễn đầu hàng hoàn toàn, một phong trào yêu nước dưới khẩu hiệu “Cân vương" đã được phát động. Lãnh đạo phong trào là các văn thân và sĩ phu yêu nước mà tiêu biểu là vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng… với các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887), khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892), khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896). Thực chất đây là phong trào chống xâm lược của nhân dân ta với mục tiêu giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ lãnh đạo của các sĩ phu, văn thân yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến.
- Bên cạnh phong trào Cần vương còn có phong trào đấu tranh tự ở các địa phương, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế (1884-1913), là biểu hiện sinh động về tinh thần quật khởi của nhân dân ta. Các phong trào yêu nước đó đã thất bại do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, trong đó chủ yếu là do thiếu một lực lượng xã hội tiền tiến, có đủ năng lực lãnh đạo.
- Nhìn chung, phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX là những phong trào đấu tranh vũ trang, chịu sự chi phối của hệ tư tưởng phong kiến. Thất bại của phong trào này, đã khẳng định sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trước nhiệm vụ giải phóng dân tộc mà lịch sử đặt ra. Thất bại đó cũng chứng tỏ con đường cứu nước dưới ngọn cờ lãnh đạo của các sĩ phu, văn thân yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến là không thành công, do đó độc lập dân tộc không thể gắn với chế độ phong kiến.
- Đến đầu thế kỉ XX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời trước sự nghiệp giải phóng dân tộc. Giữa lúc đó, một trào lưu tư tưởng cách mạng bắt đầu thâm nhập mạnh mẽ vào Việt Nam. Đang lúc bế tắc, các sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản. Họ cổ súy cho "văn minh tân học" và mở cuộc vận động đổi mới trên nhiều lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa
- Những người đi tiên phong trong phong trào yêu nước và cách mạng đấu thế kỉ XX là những sĩ phu tiến bộ mà tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Họ cho rằng, để khôi phục lại độc lập dân tộc, không chỉ hạn chế trong khởi nghĩa vũ trang như phong trào Cần vương mà cần phải kết hợp nhiều biện pháp như: đoàn kết dân tộc, chuẩn bị thực lực, vận động giúp đỡ từ bên ngoài, tiến hành phong trào cải cách sâu rộng, mà điều cốt yếu là phải nâng cao dân trí, chấn dân khí, làm cho người dân ý thức được quyền của mình.
- Bên cạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản với các phong trào như Đông du, Đông kinh nghĩa thục, Duy tân..., còn có các cuộc nổi dậy của nông dân (khởi nghĩa Yên Thế) tiếp tục đến năm 1913 và các cuộc nổi dậy của đồng bào dân tộc thiểu số. Ngay cả những cuộc đấu tranh của nông dân và binh lính cũng bị mất phương hướng, bị đàn áp và thất bại nhanh chóng.
- Đến năm 1913 hầu hết các phong trào yêu nước đều bị đàn áp Phong trào Đông du thất bại năm 1908, Đông Kinh nghĩa thục thất bại tháng 9/1907, phong trào chống thuế ở Trung Kì thất bại năm 1908, vụ đầu độc trại lính Pháp bị dập tắt năm 1908, Phan Châu Trinh bị bắt và kết án tử hình, cuối năm 1913 Phan Bội Châu rơi vào tay quân phiệt Quảng Đông
- Trong những năm 1914 - 1918, các phong trào yêu nước chống Pháp quay trở lại phương thức cũ là bạo động đơn thuần, thậm chí không có tổ chức, một loạt các cuộc khởi nghĩa do Việt Nam Quang Phục hội tổ chức đã thất bại nhanh chóng. Tiếp đó, những năm 1916 - 1918, phong trào tiếp tục mất phương hướng, nhất là phong trào nông dân Nam Bộ, họ đi vào con đường duy tâm thần bí, mang tính manh động và đều thất bại.
Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX thất bại do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, trong đó lãnh đạo phong bao gồm những người yêu nước nồng nàn, có tinh thần quả cảm, có sức chiến đấu dẻo dai, nhưng do hạn chế nhất định về nhận thức cũng như phương pháp đấu tranh, nên không có khả năng thống nhất các cuộc đấu tranh trên phạm vi cả nước thành một phong trào chung. Như vậy, phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo, “trong tình hình đen tối không có đường ra”.
 
  • Like
Reactions: Hà Kiều Chinh
Top Bottom